Nghề trồng thuốc lá

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 3 phần 4 pot (Trang 30 - 32)

VII. Việc chế biến nông sản

5)Nghề trồng thuốc lá

Cuối cùng, chúng tôi nói vắn tắt về sự phát triển của nghề trồng thuốc lá. ở Nga, vào thời kỳ 1863 - 1867, trung bình ng−ời ta thu hoạch đ−ợc 1 923 000 pút thuốc lá trên 32 161 đê-xi-a-tin; vào thời kỳ 1872 - 1878 — đ−ợc 2 783 000 pút trên 46 425 đê-xi- a-tin; trong những năm 80 — đ−ợc 4 000 000 pút trên 50 000 đê- xi-a-tin∗. Số đồn điền trồng thuốc lá trong ba thời kỳ ấy đã đ−ợc quy định là 75 000 ―95 000 ― 650 000; điều này chứng tỏ rõ ràng rằng số tiểu nông bị lôi cuốn vào ngành nông nghiệp th−ơng phẩm này đã tăng lên rất mạnh. Việc trồng thuốc lá đòi hỏi khá nhiều nhân công. Cho nên trong số các loại ng−ời bỏ nông thôn đi nơi khác, ng−ời ta thấy có loại ng−ời di c− đến những đồn điền trồng thuốc lá (nhất là tới những tỉnh biên c−ơng miền Nam, nơi mà việc trồng thuốc lá đã phát triển đặc biệt mau chóng trong những thời gian gần đây). Sách báo cũng đã vạch ra rằng tình cảnh của công nhân làm trong các đồn điền trồng thuốc lá là thuộc vào loại cực khổ nhất**.

Trong tập "Khái quát tình hình nghề trồng thuốc lá ở Nga" (thiên II và III. Xanh Pê-téc-bua. 1894, xuất bản theo quyết định của Cục nông nghiệp), ng−ời ta thấy có những số liệu hết sức chi tiết và trọng yếu về nghề trồng thuốc lá, với t− cách là một ngành nông nghiệp th−ơng phẩm. Ông ___________

* "Niên giám của Bộ tài chính", I. ― "Khái quát thống kê lịch sử", t. I. ―

"Lực l−ợng sản xuất", IX, 62. Diện tích trồng thuốc lá mỗi năm thay đổi một cách đáng kể: thí dụ, từ 1889 đến 1894, tính trung bình là 47 813 đê-xi-a-tin (thu hoạch đ−ợc 4 180 000 pút); còn từ 1892 đến 1894, tính trung bình 52 516 đê-xi-a-tin, thu hoạch đ−ợc 4 878 000 pút. Xem "Tập tài liệu về n−ớc Nga". 1896, tr. 208 - 209.

** Bê-lô-bô-rô-đốp, bài trích dẫn ở trên, đăng trong tờ "Truyền tin miền Bắc", 1896, số 2. "Tin tức n−ớc Nga", 1897, ngày 10 tháng Năm, số 127: vụ 20 nữ công nhân kiện một điền chủ trồng thuốc lá ở Cr−m "đã khiến cho tòa án thấy rất nhiều sự việc nói lên tình trạng không thể nào kham nổi của công nhân các đồn điền trồng thuốc lá đó".

V. X. Séc-ba-tsép, khi miêu tả nghề trồng thuốc lá ở vùng Tiểu Nga, đã cung cấp những số liệu đặc biệt chính xác về ba huyện ở tỉnh Pôn-ta-va (Pri-lu-ki, Lô-khơ-vi-txơ và Rôm-n−). Những số liệu mà tác giả đã thu thập đ−ợc và phòng thống kê của Hội đồng địa ph−ơng tỉnh Pôn-ta-va đã tổng hợp, bao quát 25 089 nông hộ trồng thuốc lá ở ba huyện ấy, với 6 844 đê-xi-a-tin đất trồng thuốc lá và 146 774 đê-xi-a-tin đất trồng ngũ cốc. Những nông hộ đó phân bố nh− sau:

Ba huyện thuộc tỉnh Pôn-ta-va (1888)

Số đê-xi-a-tin trồng: Các loại doanh nghiệp

xếp theo diện tích trồng ngũ cốc

Số

doanh nghiệp thuốc lá ngũ cốc D−ới 1 đê-xi-a-tin 2 231 374 448 Từ 1 - 3 " 7 668 895 13 974 " 3 - 6 " 8 856 1 482 34 967 " 6 - 9 " 3 319 854 22 820 Trên 9 " 3 015 3 239 74 565 Tổng cộng 25 089 6 844 146 774

Chúng ta thấy đại bộ phận những diện tích trồng thuốc lá và ngũ cốc đều tập trung trong tay những doanh nghiệp t− bản chủ nghĩa. Non một phần tám số doanh nghiệp (3 000 trong số 25 000) tập trung trong tay hơn một nửa số diện tích trồng ngũ cốc (74 000 trong số 147 000 đê-xi-a-tin), trung bình mỗi doanh nghiệp có gần 25 đê-xi-a-tin. Đồng thời những doanh nghiệp đó chiếm gần một nửa số diện tích trồng thuốc lá (3 200 trong số 6 800 đê-xi-a-tin), trung bình mỗi doanh nghiệp có hơn 1 đê-xi-a-tin trồng thuốc lá, trong khi đó thì diện tích trồng thuốc lá của tất cả các loại doanh nghiệp khác đều không quá một hay hai phần m−ời đê-xi-a-tin mỗi doanh nghiệp.

Ngoài ra, ông Séc-ba-tsép còn cung cấp những số liệu về việc phân loại những doanh nghiệp này theo diện tích trồng thuốc lá của họ: C á c l o ạ i đ ồ n đ i ề n t r ồ n g t h u ố c l á Số đồn điền trồng thuốc lá Diện tích trồng thuốc lá, tính theo đê-xi-a-tin D−ới 0,01 đê-xi-a-tin 2 919 30 Từ 0,01 đến 0,10 đê-xi-a-tin 9 078 492 " 0,10 " 0,25 " 5 989 931 " 0,25 " 0,50 " 4 330 1 246 " 0,50 " 1,00 " 1 824 1 065 " 1,00 " 2,00 " 615 720 " 2,00 đê-xi-a-tin trở lên 324 2 360 Tổng cộng 25 089 6 844

Xem đó thì thấy rằng mức độ tập trung của những diện tích trồng thuốc lá cao hơn mức độ tập trung của các ruộng trồng ngũ cốc một cách rất rõ rệt. Ngành nông nghiệp đặc biệt có tính chất th−ơng phẩm ở trong vùng đã bị tập trung trong tay các nhà t− bản hơn là nông nghiệp nói chung. 2 773 doanh nghiệp trong số 25 000 doanh nghiệp đã tập trung trong tay 4 145 trong số 6 844 đê-xi-a-tin diện tích trồng thuốc lá, nghĩa là hơn ba phần năm. 324 điền chủ lớn nhất (hơn một phần m−ời tổng số ng−ời trồng thuốc lá) chiếm hữu 2 360 đê-xi-a-tin đất trồng thuốc lá, tức là hơn một phần ba toàn bộ các diện tích trồng thuốc lá. Nh− vậy, bình quân mỗi doanh nghiệp có hơn 7 đê-xi- a-tin trồng thuốc lá. Để độc giả có thể xét xem một doanh nghiệp nh− thế phải thuộc về loại nào, chúng tôi xin nhắc lại rằng việc trồng thuốc lá đòi hỏi một số nhân công rất lớn. Tác giả −ớc tính rằng mỗi đê-xi-a-tin cần đến ít nhất là hai công nhân trong thời gian từ 4 đến 8 tháng hè, tùy theo loại thuốc lá.

Nh− vậy, một nghiệp chủ có 7 đê-xi-a-tin trồng thuốc lá thì ít nhất phải thuê 14 công nhân, nghĩa là ng−ời đó nhất định phải tiến hành kinh doanh của mình trên cơ sở lao động làm thuê. Một số loại thuốc lá thì cần đến không phải là hai mà là ba công nhân thuê vụ để làm một đê-xi-a-tin, 2 773 4 145

và ngoài ra còn cần có thêm lao động của những ng−ời làm công nhật nữa. Nói tóm lại, chúng ta thấy rất rõ là nông nghiệp càng có tính chất th−ơng phẩm thì tổ chức t− bản chủ nghĩa của nó lại càng phát triển.

Tình trạng những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ trồng thuốc lá chiếm đa số (trong số 25 089 doanh nghiệp, thì 11 997 doanh nghiệp cứ mỗi cái ch−a đầy một phần m−ời đê-xi-a-tin) tuyệt nhiên không phủ nhận tổ chức t− bản chủ nghĩa của ngành nông nghiệp th−ơng phẩm này, vì số đông đảo những hộ rất nhỏ này chỉ nắm giữ một phần sản xuất rất nhỏ thôi (11 997 doanh nghiệp, tức là non một nửa tổng số, mới có cả thảy 522 đê- xi-a-tin trong số 6 844 đê-xi-a-tin, nghĩa là ch−a đầy một phần m−ời). Cả những con số "trung bình" mà ng−ời ta vẫn th−ờng hay dùng đến cũng không cho chúng ta một ý niệm rõ về tình hình (tính trung bình mỗi doanh nghiệp có hơn 1/4 đê-xi-a-tin trồng thuốc lá một chút).

Trong một số huyện, sự phát triển của ngành nông nghiệp t− bản chủ nghĩa và tình trạng tập trung sản xuất lại còn rõ hơn nữa. Thí dụ, 229 doanh nghiệp (trong số 5 957) thuộc huyện Lô-khơ-vi-txơ cứ mỗi doanh nghiệp có 20 đê-xi-a-tin trở lên trồng ngũ cốc. Trong số 44 751 đê-xi-a-tin trồng ngũ cốc, thì những doanh nghiệp đó có 22 799 đê-xi-a-tin, tức là già nửa. Mỗi doanh nghiệp có gần 100 đê-xi-a-tin trồng trọt. Trong số 2 003 đê-xi-a-tin trồng thuốc lá, thì những doanh nghiệp đó có 1 126 đê-xi-a-tin. Căn cứ vào số diện tích trồng thuốc lá mà phân loại, chúng ta thấy ở huyện này có 132 doanh nghiệp (trong số 5 957) có 2 đê-xi-a-tin trồng thuốc lá hay hơn thế. Trong số 2 003 đê-xi-a-tin trồng thuốc lá, thì 132 nghiệp chủ ấy có 1 441 đê-xi-a-tin, hay 72%, tức là mỗi nghiệp chủ có hơn m−ời đê-xi-a-tin. ở cực đối lập, chúng ta nhận thấy rằng cũng ở huyện Lô-khơ-vi-txơ này, 4 360 doanh nghiệp (trong số 5 957) có không đầy 1/10 đê-xi-a-tin trồng thuốc lá, cả thảy là 133 trong số 2 003 đê-xi-a-tin, tức 6%.

Dĩ nhiên ở đây, tổ chức sản xuất t− bản chủ nghĩa đi song song với sự phát triển rất rõ rệt của t− bản th−ơng nghiệp và của đủ mọi loại sự bóc lột ở ngoài phạm vi sản xuất. Những hộ nhỏ trồng thuốc lá thì không có lò sấy thuốc lá, không có khả năng lên men thuốc lá để (trong vòng từ 3 đến 6 tuần lễ) làm ra thành phẩm rồi đem bán. Sản phẩm thu hoạch về nh− thế nào, thì họ đem bán y nguyên nh− thế cho bọn chủ bao mua để lấy nửa tiền, chính những ng−ời bao mua này th−ờng th−ờng cũng trồng thuốc lá trên ruộng đi thuê. Bọn bao mua "dùng trăm ph−ơng nghìn kế để bóp nặn những chủ nhỏ" (tr. 31, sách đã dẫn). Nông nghiệp th−ơng phẩm ― sản xuất t− bản chủ nghĩa có tính chất th−ơng nghiệp, ― đó là mối quan hệ mà ng−ời ta cũng nhận thấy rõ rệt (miễn là ng−ời ta biết dùng một ph−ơng pháp chính xác) cả ở ngành nông nghiệp ấy nữa.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 3 phần 4 pot (Trang 30 - 32)