Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy không có sự khác biệt về lứa tuổi mắc bệnh hen phế quản và giới giữa hai nhóm nghiên cứu (p>0,05) và nhóm tuổi từ 31 đến 60 có tỷ lệ mắc hen phế
quản cao nhất chiếm 69,99 % ở cả 2 nhóm nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng tự nhƣ nhận xét về đặc điểm của BN HFQ trong các nghiên cứu của Hoàng Văn Hiếu và Trần Thị Ngọc Mai. Các tác giả đều đƣa ra nhận xét rằng hen phế quản gặp nhiều ở lứa tuổi > 40 và chiếm tỷ lệ 70,3 % đến 79,5% [37], [48].
Trong số bệnh nhân hen phế quản thì tỉ lệ bệnh nhân nữ ít hơn nam 20/40 bệnh nhân (bệnh nhân nữ ở nhóm nghiên cứu chiếm tỷ lệ 30%, bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 70%), tƣơng tự nhƣ vậy ở nhóm đối chứng, bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 36,67%, bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 63,33%.
Kết quả nghiên cứu này cũng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu về dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở ngƣời trƣởng thành Việt Nam tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội của Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Ngọc Mai tại Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai cho rằng trong số 66 BN có 46 bệnh nhân nam (chiếm 69,6%) và 20 bệnh nhân nữ (chiếm 30,3%) [48].
Hiện nay, chƣa có bằng chứng rõ ràng về vấn đề giới tính và các hormone sinh dục đóng vai trò nhƣ thế nào trong việc gây nên bệnh hen suyễn. Nhƣng các nghiên cứu lại cho thấy tỷ lệ nam giới mắc bệnh hen phế
quản nhiều hơn nữ giới, điều đó có thể lý giải một phần bởi nam giới trong độ
tuổi trƣởng thành thƣờng phải lao động vất vả hơn, bên cạnh đó không những tiếp xúc nhiều với môi trƣờng có khói thuốc mà còn hút thuốc lá nhiều hơn là
nữ giới và dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hen hơn 58], 59].