Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ test đánh giá mức độ kiểm soát cơn hen củaChƣơng trình khởi động toàn cầu về phòng chống hen-
GINA 2018 để đánh giá hiệu quả điều trị. Đây là công cụ đã đƣợc kiểm định tốt để đo lƣờng mức độ kiểm soát hen trong thực tế lâm sàng, đƣợc Hội Phổi Hoa Kỳ nghiên cứu và đƣa ra áp dụng toàn thế giới vào tháng 5 năm 2005.
Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày tại bảng 3.7 cho thấy mức độ kiểm
soát hen theo bộ test ACT tại thời điểm ban đầu giữa nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng không có sự khác biệt (p>0,05). Tuy nhiên tại thời điểm sau
điều trị 20 ngày, ở nhóm cấy chỉ kết hợp tập dƣỡng sinh có tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát hen hoàn toàn và kiểm soát tốt cao hơn so với nhóm cấy chỉ đơn
thuần (p<0,05).
Tại thời điểm sau 40 ngày, tỷ lệ kiểm soát hoàn toàn của nhóm nghiên cứu (53,33%) cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng (40%), (p<0,001).
Sau 60 ngày điều trị, nhóm cấy chỉ kết hợp tập dƣỡng sinh có tỷ lệ
kiểm soát hoàn toàn (80%) cao hơn nhiều so với nhóm cấy chỉ đơn thuần (50%), (p<0,001).
Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở biểu đồ 3.1 cho thấy điểm trung bình mức độ kiểm soát hen trƣớc và sau điều trị có sự thay đổi rõ rệt trên lâm sàng. Sự khác biệt này có đều có ý nghĩa thống kê trên lâm sàng (p < 0,05).
Điểm trung bình ACT trƣớc và sau điều trị từ 21,4 điểm tăng lên 24,3 điểm ở
nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm đối chứng chỉ tăng từ 21,3 điểm lên
23,1 điểm. Điều đó cho thấy khả năng kiểm soát hen bằng phƣơng pháp cấy chỉ kết hợp tập dƣỡng sinh đạt hiệu quả cao hơn so với phƣơng pháp cấy chỉ đơn thuần.
Theo GINA 2018, kiểm soát hen chính là chìa khoá để quản lý hen tốt.
Khi kiểm soát hen tốt thì chức năng hô hấp, số ngày điều trị hay số ngày dùng thuốc giảm, các triệu chứng đƣợc cải thiện. Việc đánh giá khả năng kiểm soát hen là một trong những đánh giá chính trong việc điều trị hen phế quản.
Trong quá trình điều trị hen phế quản bằng phƣơng pháp cấy chỉ Catgut kết
hợp tập dƣỡng sinh giúp cải thiện tốt các triệu chứng cơ năng của hen phế quản về y học hiện đại (gồm giảm các cơn ho và khó thở, không còn tình
trạng nặng ngực) cũng nhƣ y học cổ truyền (không còn sợ lạnh, chất lƣỡi
hồng nhuận, cắt cơn ho không còn đờm trắng, hết mệt mỏi, đoản hơi...) nên
việc đánh giá sự kiểm soát hen phế quản trong nghiên cứu ở các mức độ hen
phế quảnhết sức rõ ràng cao hơn so với bệnh nhân chỉ dùng phƣơng pháp cấy
chỉ đơn thuần.