Trình tự quy trình vận hành tự động

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ WATER CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC (Trang 123)

* Công việc 1: Kiểm tra trước khi vận hành ( Xem phần 4.2.2) * Công việc 2: Vận hành hệ thống ở chế độ tự động

- Bước 1: Mở CB tổng hệ thống động lực, và CB điều khiển mạch tự động

- Bước 2: Nhấn nút ON cho hệ thống hoạt động. khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.

- Bước 3: Quan sát trình tự hoạt động của thiết bị. Lắng nghe âm thanh khởi động của máy, nếu có dấu hiệu bất thường kèm theo sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay. Theo dõi dòng điện hoạt động, áp suất đầu hút và đầu đẩy máy nén xem có bất thường để kịp xử lí.

108 * Công việc 3: Kết thúc vận hành:

- Bước 1: Nhấn nút OFF để tiến hành hút kiệt và dừng toàn bộ hệ thống - Bước 2: Tắt các CB điều kiển và động lực

* Công việc 4: Vệ sinh khu vực làm việc * Lưu ý trong quá trình vận hành hệ thống:

- Phải ghi lại một cách đều đặn các thông số và kiểm tra chế độ làm việc tối ưu của hệ thống.

- Kiểm tra định kỳ các thiết bị đo lường và thiết bị bảo vệ.

4.2.5 Bảo trì bảo dưỡng hệ thống 4.2.5.1 Bão dưỡng máy nén

- Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn. Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 2 thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.

- Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.

- Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.

- Máy nén chạy 8 giờ/ngày thì 1 năm thay dầu 1 lần, chạy 24 giờ/ngày thÌ 6 tháng thay dầu một lần. Loại dầu theo yêu cầu nhà sản xuất (loại máy nén, loại gas lạnh.v.v.).

Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.

- Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.

- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy

- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu - Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh.

109

- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không.Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.

- Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.

4.2.5.2 Bảo dưỡng FCU:

- Đo thông số FCU trước khi vệ sinh bao gồm: Nhiệt độ gió cấp, vận tốc gió, dòng điện quạt cấp.

- Tắt nguồn FCU để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

- Tháo quạt ra khỏi FCU, Lau chùi cánh quạt, kiểm tra bạc đạn motor quạt, kiểm tra cách điện sơ bộ của motor quạt bằng VOM, vệ sinh lọc bụi.

 Vệ sinh dàn lạnh, dùng nước cao áp để vệ sinh toàn bộ dàn lạnh.

 Thông đường nước ngưng ( hút nước đường drain), lau chùi nước còn sót lại trong FCU

 Lau chùi các miệng gió cấp và gió hồi của FCU. - Kiểm tra lại một lần nữa trước khi chạy lại FCU

- Cho chạy FCU, kiểm tra valve, kiểm tra và dán lại các vị trí rò rỉ khí (bằng băng keo bạc)

 Đo thông số dòng điện, vận tốc gió, nhiệt độ.

4.2.5.3. Bảo dưỡng bình ngưng:

- Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hoá chất để vệ sinh. Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch Na2CO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.

- Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm

110

xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.

- Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.

- Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.

- Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt. - Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.

4.2.5.4. Bảo dưỡng bình bay hơi:

- Bình bay hơi ít xả ra hỏng hóc, ngoại trừ tình trạng tích tụ dầu bên trong bình. - Vì vậy đối với bình bay hơi cần lưu ý thường xuyên xả dầu tồn động bên trong bình. Trường hợp sử dụng làm lạnh nước, có thể xảy ra tình trạng bám bẩn bên trong theo hướng đường nước, do đó cũng cần phải vệ sinh, xả cặn trong trường hợp đó.

4.2.5.5. Bảo dưỡng tháp giải nhiệt:

- Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống là làm nguội nước giải nhiệt từ bình ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nang cao hiệu quả giải nhiệt.

- Quá trình bão dưỡng gồm các công việc sau:

+ Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, trục phân phối nước. + Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước.

+ Xã cặn bẩn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.

+ Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ, tình trạng làm việc của van phao.

4.2.5.6. Bảo dưỡng bơm:

- Bơm nước là loại miễn bảo dưỡng, tuy nhiên thường xuyên vệ sinh vỏ động cơ, các cánh tản nhiệt và quạt để động cơ không bị quá nhiệt và kéo dài tuổi thọ bơm.

- Nếu bơm rò rỉ nước sau một thời gian dài không hoạt động, nhỏ một vài giọt dầu silicone lên ổ trục tại ổ cổ bi. Điều này sẽ loại bỏ những mảnh vật lạ ở phốt.

4.3 Vận hành thử nghiệm mô hình:

4.3.1 Xác định chế độ làm việc mô hình điều hòa không khí: 4.3.1.1 Vận hành hệ thống ở chế độ không tải:

- Mục đích của việc vận hành hệ thống ở chế độ không tải: Nhằm kiểm tra tình trạng hoạt động ban đầu của hệ thống. Đánh giá khả năng làm lạnh của hệ thống. Đánh giá sự ảnh hưởng tác động qua lại giữ các thông số nhiệt độ, áp suất, điện năng tiêu thụ trên hệ thống.

111

- Để vận hành hệ thống ở chế độ không tải ta thực hiện vận hành hệ thống bình thường sau đó ngắt van 3 ngã để hệ thống nước lạnh được bybass về bình bay hơi. Do không có nước lạnh vào dàn lạnh FCU nên chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra của FCU sẽ không thay đổi. Để đánh giá khả năng lành lạnh của hệ thống ta chủ yếu quan sát sự thay đổi nhiệt độ của nước tại bình bay hơi.

- Sau khi vận hành hệ thống ở chế độ không tải ta lập được bảng thông số hệ thống như sau:

- Sau khi vận hành hệ thống ở chế độ không tải ta được bảng thông số sau:

Bảng 4.1: Thông số hệ thống khi hoạt động ở chế độ không tải

- Nhận xét:

+ Nhiệt độ nước tại bình bay hơi có xu hướng giảm mạnh từ 22 đến 7oC ( Đạt nhiệt độ nước lạnh yêu cầu 23 phút vận hành ở chế độ không tải)

+ Chênh lệch nhiệt độ giữ nước lạnh trong bình bay hơi và nhiệt độ bay hơi cũng tăng lên khoảng 10 đến 15oC cao hơn so với chênh lệch nhiệt độ khi vận hành ở chế độ 100% tải. Nguyên nhân do nước được bybass trực tiếp về bình bay hơi đường đi của đường ống giảm dẫn đến tốc độ di chuyển trên đường ống sẽ tăng lên làm tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa nước và mối chất.

4.3.1.2 Vận hành hệ thống ở chế độ 100% tải:

112

hoạt động của hệ thống khi hoạt động tối đa công suất. Đánh giá khả năng làm lạnh của hệ thống. Đánh giá sự ảnh hưởng tác động qua lại giữ các thông số nhiệt độ, áp suất, điện năng tiêu thụ trên hệ thống

- Để thực hiện vận hành hệ thống 100% tải ta tiến hành vận hành hệ thống trong không gian mở để lấy số liệu hệ thống. Do hệ thống được đặt trong không gian mở nên nhiệt độ gió vào và gió ra hệ thống sẽ không thay đổi giảm dần để hạ nhiệt độ phòng xuống được nên ta chỉ có thể đánh giá khả năng làm lạnh của hệ thống dựa vào độ chênh lệch nhiệt độ.

- Sau khi vận hành hệ thống ở chế độ 100% tải ta được bảng thông số sau:

Bảng 4.2: Thông số hệ thống khi hoạt động ở chế độ 100% tải

- Nhận xét đánh giá bảng thông số hoạt động của hệ thống:

+ Ảnh hưởng của hệ thống giải nhiệt đối với hệ thống: Nhiệt độ nước vào và nước ra của bình ngưng có xu hướng tăng lên sau khi hệ thống hoạt động. Tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ nước vào và ra nhưng không đáng kể điều này cho thấy khả năng giải nhiệt của hệ thống hoạt động tốt. Hệ thống giải nhiệt hoạt động tốt nên nhiệt độ ngưng tụ và áp suất ngưng tụ thấp. Áp suất ngưng tụ trên hệ thống thấp sẽ giảm được một phần công nén của máy nén giúp hệ thống hoạt động ít tiêu tốn điện năng hơn. Tuy

113

tiết kiệm được chi phí vận hành nhưng chi phí lắp đặt hệ thống lại tăng lên. Nên việc lựa chọn thiết bị giải nhiệt cho hệ thống cần cân nhắc kĩ lưỡng giữa tính kỹ thuật và kinh tế tránh lãng phí không cần thiết.

+ Chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra của FCU có xu hướng tăng dần và dừng lại ở ngưỡng 6oC. Cho thấy khả năng làm lạnh thực tế của mô hình chưa cao. Nhiệt độ gió ra của FCU và nhiệt độ của nước lạnh bình bay hơi tỷ lệ thuận với nhau. Chênh lệch nhiệt độ của gió ra FCU và nước lạnh bên trong đường ống khoảng 5oC cho thấy dàn trao đổi nhiệt của dàn lạnh FCU hoạt động tốt.

+ Nhiệt độ nước tại bình bay hơi có xu hướng giảm dần (từ 30 đên 19oC) và dừng lại ở 19oC. Chênh lệch nhiệt độ của nước tại bình bay hơi với nhiệt độ bay hơi tương đối lớn khoảng 24oC điều này cho thấy khả năng trao đổi nhiệt tại bình bay hơi giữa nước và môi chất chưa tốt. Nguyên nhân có thể xảy ra:

. Thiếu nước lạnh tại bình bay hơi, có không khí tồn tại trong hệ thống đường ống nước lạnh

. Dầu động lại tại bình bay hơi chiếm diện tích trao đổi nhiệt của môi chất với nước . Việc lắp đặt bình bay hơi theo kiểu nằm ngang không mang lại hiệu quả trao đổi nhiệt cao.

4.3.2 Đánh giá chi phí điện năng

Đánh giá khi hệ thống hoạt động 100% tải:

Ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra đến điện năng tiêu thụ:

Hình 4.16: Biểu đồ biểu diễn nhiệt độ bình bay hơi và điện năng tiêu thụ ở chế độ 100% tải 0 100 200 300 400 500 0 2 4 6 8 Đi n n ăn g t u t h (W. h )

Chênh lệch nhiệt độ gióa vào và gió ra (oC) Điện năng tiêu thụ

Điện năng tiêu thụ

114 - Nhận xét và kiến nghị:

+ Sự chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra có ảnh hưởng nhất định đến khả năng tiêu thụ điện năng của hệ thống

+Điện năng tiêu thụ cao nhất khi độ chênh lệch nhiệt độ giữ gió vào và gió ra FCU 6oC. Điện năng tiêu thụ thấp nhất khi độ chênh lệch nhiệt độ gió vào và gió ra 4oC + Khuyến cáo trong quá trình sử dụng hệ thống nên cài đặt độ chênh lệch nhiệt độ phòng khoảng 4oC để hệ thống mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng cao nhất. Nếu cài đặt dưới 4oC thì điện năng tiêu thụ sẽ cao hơn và khả năng làm lạnh sẽ kém hiệu quả. Nếu cài đặt cao hơn 4 độ thì khả năng làm lạnh sẽ cao nhưng đồng thời chi phí điện năng sẽ tăng một cách nhanh chóng.

Ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ đến điện năng tiêu thụ:

Hình 4.17: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ đến điện năng tiêu thụ:

- Nhận xét và kiến nghị:

+ Sự chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ có sự ảnh hưởng nhất định đến điện năng tiêu thụ của hệ thống 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 0 1 2 3 4 Đi n n ăn g t u t h (W. h )

Chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ (oC) Điện năng tiêu thụ

115

+ Điện năng tiêu thụ cao nhất khi độ chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ khoảng 3oC, điện năng tiêu thụ thấp nhất khi độ chênh lệch nhiệt đông ngưng tụ của hệ thống khoảng 2oC.

+ Do đó việc lựa chọn hệ thống giải nhiệt cho hệ thống cần cân nhắc lựa chọn hệ thống phù hợp. Nếu chọn hệ thống quá bé chênh lệch nhiệt độ ngưng tụ sẽ cao ảnh hưởng đến chi phí vận hành hệ thống. Nếu chọn hệ thống quá lớn sẽ làm lãng phí chi phí lắp đặt. Do đó cần cân nhắc lựa chọn hệ thống phù hợp đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật.

Đánh giá khi hệ thống hoạt động không tải:

Ảnh hưởng của nước tại bình bay hơi đến điện năng tiêu thụ:

Hình 4.18: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nước tại bình bay hơi đến điện năng tiêu thụ

-Nhận xét kiến nghị:

+ Khi hệ thống hoạt động không tải. Nhiệt độ nước lạnh tại bình bay hơi giảm nhanh chóng. Điện năng tiêu thụ tỉ lệ thuận với nhiệt độ nước tại bình khi nhiệt độ nước lạnh trong bình giảm điện năng tiêu thụ của hệ thống cũng giảm theo.

+ Khoảng nhiệt độ điện năng tiêu thụ ổn định nhất là từ 15 đến 18 oC Đánh giá điện năng tiêu thụ khi hệ thống giải nhiệt hoạt động không tốt:

185 190 195 200 205 210 215 220 225 0 5 10 15 20 25 Đi ện n ăng ti êu t h (W .h)

Nhiệt độ nước tại bình bay hơi (oC) Điện năng tiêu thụ

116

Bảng 4.3 Thông số vận hành hệ thống khi hệ thống giải nhiệt hoạt động không tốt

Hình 4.19: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ đến điện năng tiêu thụ -Nhận xét và kiến nghị:

+ Đường biểu diễn mối liên hệ của nhiệt độ ngưng tụ và điện năng tiêu thụ là một

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ WATER CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)