- Công việc 1: Đọc bản vẽ + Khảo sát bản vẽ tổng thể + Khảo sát bản vẽ lắp đặt + Khảo sát bản vẽ chi tiết + Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt dàn lạnh FCU cho hệ thống
- Công việc 3: Khảo sát thiết bị trước khi lắp đặt. Sữa chữa thay thế nếu thiết bị không hoạt động hoặc có biểu hiện hư hỏng
- Công việc 4: Lắp đặt dàn lạnh FCU cho hệ thống
+ Bước 1: Lắp đặt ty treo, giá đở cho dàn lạnh theo bản vẽ + Bước 2: Vận chuyển dàn lạnh đến vị trí lắp đặt
+ Bước 3: Lắp đặt dàn lạnh vào vị trí ty treo giá đỡ
+ Bước 4: Canh chỉnh cao độ dàn lạnh theo bản vẽ quy định + Bước 5: Xiết chặt bulong cố định dàn lạnh
86
- Công việc 4: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định - Công việc 5: Vệ sinh khu vực làm việc
3.2.2.6 Lắp đặt hệ thống vận chuyển phân phối nước lạnh cho hệ thống
- Công việc 1: Đọc bản vẽ + Khảo sát bản vẽ tổng thể + Khảo sát bản vẽ lắp đặt + Khảo sát bản vẽ chi tiết + Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt đường ống nước lạnh
- Công việc 3: Lắp đặt đường ống nước lạnh
+ Bước 1: Tiến hành gia công sơ bộ đường ống theo bản vẽ + Bước 2: Đưa đường ống đã gia công đến đúng vị trí kết nối + Bước 3: Tiến hành kết nối đường ống theo đúng bản vẽ
+ Bước 4: Lắp đặt cùm ống để cố định chắc chắn cho đường ống + Bước 5: Test nước kiểm tra rò rĩ trên đường ống
+ Bước 6: Nếu đường ống không bị rò rĩ ta tiến hành bọc cách nhiệt hoàn thiện cho đường ống
- Công việc 4: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định - Công việc 5: Vệ sinh khu vực làm việc
87
3.2.2.7 Lắp đặt hệ thống vận chuyển phân phối nước giải nhiệt cho hệ thống
- Việc thực hiện lắp đặt đường ống nước giải nhiệt sẽ được thực hiện tương tự như việc lắp đặt đường ống nước lạnh ( Lưu ý: Đường ống nước giải nhiệt sẽ không cần phải bọc cách nhiệt)
3.2.2.8 Lắp đặt box gió cấp
- Công việc 1: Đọc bản vẽ + Khảo sát bản vẽ tổng thể + Khảo sát bản vẽ lắp đặt + Khảo sát bản vẽ chi tiết + Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt box gió cấp - Công việc 3: Lắp đặt box gió cấp cho hệ thống
+ Bước 1: Tiến hành khoan lỗ và lắp ty treo cho box gió theo bản vẽ + Bước 2: Vận chuyển box gió đến vị trí lắp đặt
+ Bước 3: Lắp đặt box gió vào vị trí ty treo
+ Bước 4: Canh chỉnh cao độ box gió theo bản vẽ quy định + Bước 5: Xiết chặt bulong cố định box gió
- Công việc 4: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định - Công việc 5: Vệ sinh khu vực làm việc
3.2.2.9 Kết nối đường ống gió mềm
- Công việc 1: Đọc bản vẽ + Khảo sát bản vẽ tổng thể + Khảo sát bản vẽ lắp đặt + Khảo sát bản vẽ chi tiết + Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt box gió cấp - Công việc 3: Kết nối ống gió mềm
+ Bước 1: Tiến hành đo và cắt ống gió mềm theo đúng kích thước + Bước 2: Đưa ống gió mềm đến vị trí kết nối
+ Bước 3: Kết nối ống gió mềm với box gió dàn lạnh. Dùng dây kẽm, băng keo trong, băng keo bạc để cố định
88 tự như bước 3)
+ Bước 5: Khoan ty bắc cùm treo cho đường ống gió mền nếu cần thiết - Công việc 4: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định
- Công việc 5: Vệ sinh khu vực làm việc
Hình 3.5: Kết nối ống gió mềm
3.2.2.10 Lắp đặt đường ống nước ngưng dàn lạnh
- Việc lắp đặt đường ống nước ngưng được thực hiện tương tự như việc lắp đặt đường ống nước lạnh (Lưu ý: Đường ống nước ngưng phải có độ dốc đảm bảo nước ngưng được chảy dễ dàng)
Hình 3.6: Kết nối ống nước ngưng
3.2.2.11 Lắp đặt tủ điện điều khiển cho hệ thống
- Công việc 1: Đọc bản vẽ + Khảo sát bản vẽ tổng thể
89 + Khảo sát bản vẽ lắp đặt
+ Khảo sát bản vẽ chi tiết + Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt tủ điện - Công việc 3: Gia công tủ điện cho hệ thống
+ Bước 1: Tiến hành khoét lỗ cửa tủ theo bản vẽ quy định + Bước 2: Lắp đặt thiết bị điện lên cửa tủ
+ Bước 3: Tiến hành lắp đặt thiết bị điện, đomino, máng điện vào bên trong tủ điện theo bản vẽ.
+ Bước 4: Tiến hành nối dây từ thiết bị ra đomino - Công việc 4: Lắp đặt tủ điện vào khung mô hình + Bước 1: Lắp đặt giá đỡ cho tủ điện theo đúng bản vẽ + Bước 2: Đưa tủ điện đến vị trí lắp đặt
+ Bước 3: Tiến hành lắp đặt và cố định tủ điện vào vị trí theo bản vẽ - Công việc 5: Đấu điện cho tủ điện điều khiển
+ Bước 1: Đấu điện cho tủ điện theo bản vẽ mạch điện điều khiển
+ Bước 2: Tiến hành chạy thử kiểm tra mạch điện điều khiển trên tủ điện + Bước 3: Kết nối động lực vào tủ điện điều khiển
- Công việc 6: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định - Công việc 7: Vệ sinh khu vực làm việc
Hình 3.7: Kết nối dây điện trên tủ điện
3.2.2.12 Lắp đặt panel điều khiển cho hệ thống
- Công việc 1: Đọc bản vẽ + Khảo sát bản vẽ tổng thể + Khảo sát bản vẽ lắp đặt
90 + Khảo sát bản vẽ chi tiết
+ Bảng danh mục, quy cách
- Công việc 2: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để thực hiện lắp đặt tủ điện - Công việc 3: Gia công bảng điện panel cho hệ thống
+ Bước 1: Tiến hành tiện CNC và in lụa panel theo bản vẽ quy định + Bước 2: Lắp đặt thiết bị điện, giắc ghim theo đúng bản vẽ
+ Bước 3: Tiến hành nối dây từ thiết bị ra giắc ghim - Công việc 4: Lắp bảng điện vào khung mô hình
+ Bước 1: Lắp đặt giá đỡ cho bảng điện theo đúng bản vẽ + Bước 2: Đưa bản điện đến vị trí lắp đặt
+ Bước 3: Tiến hành lắp đặt và cố định bảng điện vào vị trí theo bản vẽ - Công việc 5: Đấu điện cho tủ điện điều khiển
+ Bước 1: Đấu điện cho bảng điên panel theo bản vẽ mạch điện điều khiển + Bước 2: Tiến hành chạy thử kiểm tra mạch điện điều khiển trên panel + Bước 3: Kết nối động lực vào panel điện điều khiển
- Công việc 6: Kiểm tra hoàn thiện theo đúng bản vẽ quy định - Công việc 7: Vệ sinh khu vực làm việc
Hình 3.8: Kết nối các thiết bị điện trên panel
3.2.2.13 Hút chân không cho hệ thống
- Công việc 1: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để tiến hành hút chân không hệ thống - Công việc 2: Tiến hành hút chân không cho hệ thống
91
+ Bước 2: Tiến hành hút chân không hệ thống lần đầu để đạt được áp suất không lớn hơn 40mmHg. Sau đó khóa van và dừng máy hút chân không.
+ Bước 3: Sau 1 đến 2 giờ. Tiến hành hút chân không lần 2 để đạt được áp suất chân không.
+ Bước 4: Tiến hành ngâm hệ thông sau 24 giờ. Nếu áp suất không thay đổi là đạt yêu cầu.
+ Bước 5: Nếu chưa nạp Gas ngay thời điểm đó thì tiến hành bơm một lượng gas vào hệ thống để duy trì áp trong hệ thống lớn hơn 0 BarG. Tránh tình trạng không khí và ẩm bên ngoài lọt vào hệ thống.
- Công việc 3: Dọn dẹp vệ sinh khu vực làm việc
3.2.2.14 Tiến hành vận hành thử nghiệm và nạp gas cho hệ thống
- Công việc 1: Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề vật tư để tiến hành nạp gas cho hệ thống - Công việc 2: Tiến hành nạp lỏng cho hệ thống
+ Bước 1: Kết nối bình gas vào bình chứa cao áp qua đồng hồ áp suất + Bước 2: Dùng môi chất đuổi hết không khí trong ống nối
+ Bước 3: Mở van và dốc ngược chai gas. Nếu được nên để chay gas cao hơn bình chứa.
+ Bước 4: Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường cấp dịch vào hệ thống + Bước 5: Sau khi nap đủ lượng môi chất xác định. Tiến hành khóa van chai gas để môi chất bên trong dây đẫn đi vào hệ thống
+ Bước 6: Khóa van đồng hồ áp suất. Ngắt kết nối hệ thống.
- Công việc 3: Tiến hành vận hành thử nghiệm hệ thống nạp bổ sung môi chất cho hệ thống nếu cần thiết
92
CHƯƠNG 4: CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHILLER
4.1 Xây dựng mô hình điều hòa không khí Water Chiller giải nhiệt nước 4.1.1 Thiết kế hệ thống nhiệt cho mô hình: 4.1.1 Thiết kế hệ thống nhiệt cho mô hình:
- Sơ đồ nguyên lý hệ thống nhiệt mô hình điều hòa không khí water chiller:
Hình 4.1: Sơ đồ nguyên lí hệ thống lạnh
- Nguyên lý hoạt động của mô hình điều hòa không khí water chiler: bao gồm 4 vòng tuần hoàn chính
+ Vòng tuần hoàn môi chất lạnh: Hơi môi chất sinh ra sau thiết bị bay hơi (11) được máy nén hút về đi qua bình tách lỏng (12) để tách lỏng ra khỏi dòng hơi môi chất môi chất sau khi đi qua bình tách lỏng đi về máy nén (1) tại máy nén môi chất sẽ được nén từ áp suất thấp nhiệt độ thấp lên thành hơi có áp suất cao nhiệt độ cao sau đó môi chất sẽ được đẩy vào bình ngưng (6) tại bình ngưng môi chất sẽ trao đổi nhiệt với nước giải nhiệt, do môi chất đang ở áp suất cao nhiệt độ cao nên môi chất sẽ tiến hành nhả nhiệt cho nước giải nhiệt để ngưng tụ lạnh thành lỏng cao áp. Sau khi ngưng tụ môi chất sẽ tiếp tục đi qua cụm phin lọc (7) để lọc sạch cặn bẩn sau đó tiếp tục đi qua
93
mắt xem gas (8), van điện từ (9) để đến van tiết lưu (10) tại van tiết lưu môi chất sẽ được tiết lưu giảm áp suất giảm nhiệt độ môi chất chuyển từ trạng thái lỏng cao áp ( có áp suất cao nhiệt độ cao) thành hơi bão hòa ẩm ( có áp suất thấp nhiệt độ thấp) sau đó môi chất tiếp tục đi vào bình bay hơi (11) tại đây do môi chất tiến hành trao đổi nhiệt với nước lạnh đi qua bình, do môi chất có áp suất thấp nhiệt độ thấp nên sẽ tiến hành nhận nhiệt của nước lạnh đi trong bình, sôi và hóa hơi sau đó dòng hơi môi chất lại được máy nén hút về khép kín chu trình. Chu trình cứ thế tiếp diễn.
+ Vòng tuần hoàn nước giải nhiệt: Nước giải nhiệt tại bể tháp giải nhiệt (21) được bơm (22) hút về và đẩy vào bình ngưng (6) tại bình ngưng nước giải nhiệt sẽ tiến hành giải nhiệt cho môi chất, nhận nhiệt của môi chất trở thành nước giải nhiệt có nhiệt độ cao. Sau đó tiếp tục được đẩy lên vòi phun của tháp giải nhiệt (21) tại đây nước giải nhiệt có nhiệt độ cao sẽ được vòi phun rưới đều lên các tấm lưới tản nhiệt. Nước giải nhiệt rơi từ trên xuống trao đổi nhiệt ngược chiều với không khí được quạt hút từ dưới lên. Nước giải nhiệt được hạ nhiệt độ xuống và rơi vào bể chứa. sau đó lại được bơm tiếp tục đưa đi giải nhiệt cho môi chất. Chu trình cứ thế tiếp diễn. + Vòng tuần hoàn nước lạnh: Nước lạnh tại các dàn FCU (19) được bơm (15) hút về và đẩy vào bình bay hơi (11) tại đây nước lạnh sẽ nhả nhiệt cho môi chất trở thành nước lạnh có nhiệt độ thấp ( khoảng 7oC) sau đó nước lạnh được đẩy vào các dàn FCU tại đây nước lạnh sẽ trao đổi nhiệt với không khí nhận nhiệt của không khí trong phòng tăng nhiệt độ lên thành nước lạnh có nhiệt độ cao (khoảng 12oC) sau đó lại tiếp tục được bơm hút về và đẩy vào bình ngưng khép kín chu trình. Chu trình cứ thế tiếp diễn. Khi nhiệt độ trong phòng đạt yêu cầu thì van 3 ngả sẽ tiến hành đóng lại bybass nước về lại bình bay hơi ngăn không cho nước vào dàn lạnh.
+ Vòng tuần hoàn không khí bên trong phòng: không khí bên trong phòng được quạt FCU (19) hút về và thổi qua dàn lạnh tại đây không khí sẽ trao đổi nhiệt với nước lạnh bên trong dàn, không khí được làm lạnh xuống nhiệt độ yêu cầu rồi sau đó đi theo hệ thống kênh gió đến các cửa gió (20) để thổi vào phòng. Sau khi được thổi vào phòng không khí sẽ tiến hành nhận nhiệt thừa ẩm thừa trong phòng sau đó lại được quạt FCU hút về. Chu trình cứ thế tiếp diễn.
94
Hình 4.2: Bản vẽ hình chiếu đứng khung mô hình
95
Hình 4.4: Bản vẽ hình chiếu bằng khung mô hình
96
Hình 4.6: Hình ảnh thực tế mô hình điều hòa không khí Water Chiller
4.1.3 Thiết kế hệ thống điện cho hệ thống:
- Hệ thống điện điều khiển được thiết kế thành 2 mạch:
+ Mạch điện điều khiển tự động: dùng để hoạt động hệ thống bình thường ổn định. Mạch điều kiển tự động được lắp đặt trên tủ điện điều khiển.
+ Mạch điều khiển bằng tay: dùng để hoạt động hệ thống khi cần kiểm tra thiết bị hoạt động riêng lẻ đồng thời dùng để test các sự cố trên hệ thống. Mạch điều khiển bằng tay được lắp đặt trên panel điều khiển và được kết nối bằng giắc ghim.
97
4.1.3.1 Mạch điện điều kiển tự động:
* Nguyên lý mạch điều khiển tự động:
+ Khi hệ thống khởi động bình thường: Sau khi nhấn ON cấp nguồn cho relay trung gian K1A, các tiếp điểm thường hở K1A đóng lại cấp nguồn cho Contactor K4 và Contactor K5 để khởi động Bơm nước lạnh và Quạt FCU. Sau một khoảng thời gian cài đặt tiếp điểm thường mở đóng chậm của ewelly sẽ đóng lại cấp nguồn cho van điện từ mở. Sau khi van điện từ mở áp suất bên phía hạ áp sẽ tăng lên giải phóng sự có áp suất thấp. Lúc này tiếp điểm relay áp suất thấp sẽ đóng lại cấp nguồn cho Contactor K1, Contactor K2, Contactor K3. Lúc này tiếp điểm động lực của Contactor đóng lại để cấp nguồn cho bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt và máy nén lần lượt hoạt động. Kết thúc quá trình khởi động hệ thống.
+ Sự cố thiếu nước: Khi có sự cố thiếu nước giải nhiệt hoặc thiếu nước lạnh tiếp điểm relay dòng chảy sẽ đóng lại cấp nguồn cho Timer đếm thời gian. Sau một khoảng thời gian cài đặt Timer sẽ đá tiếp điểm để dừng bơm nước đồng thời đèn báo sự cố thiếu nước sẽ sáng. Sau khi khắc phục sự cố Timer sẽ mất nguồn tiếp điểm Timer sẽ đóng lại cấp nguồn cho bơm nước hoạt động bình thường.
+ Sự cố áp suất cao và sự cố quá dòng máy nén: Khi có sự cố áp suất cao hoặc sự cố quá dòng máy nén mạch sự cố sẽ đá tiếp điểm ngắt nguồn của toàn bộ hệ thống đồng thời đèn sự cố sẽ sáng và còi sự cố sẽ kêu. Sau khi khắc phục sự cố ta nhấn Reset để