Thiết kế hệ thống điện cho hệ thống

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ WATER CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC (Trang 112)

- Hệ thống điện điều khiển được thiết kế thành 2 mạch:

+ Mạch điện điều khiển tự động: dùng để hoạt động hệ thống bình thường ổn định. Mạch điều kiển tự động được lắp đặt trên tủ điện điều khiển.

+ Mạch điều khiển bằng tay: dùng để hoạt động hệ thống khi cần kiểm tra thiết bị hoạt động riêng lẻ đồng thời dùng để test các sự cố trên hệ thống. Mạch điều khiển bằng tay được lắp đặt trên panel điều khiển và được kết nối bằng giắc ghim.

97

4.1.3.1 Mạch điện điều kiển tự động:

* Nguyên lý mạch điều khiển tự động:

+ Khi hệ thống khởi động bình thường: Sau khi nhấn ON cấp nguồn cho relay trung gian K1A, các tiếp điểm thường hở K1A đóng lại cấp nguồn cho Contactor K4 và Contactor K5 để khởi động Bơm nước lạnh và Quạt FCU. Sau một khoảng thời gian cài đặt tiếp điểm thường mở đóng chậm của ewelly sẽ đóng lại cấp nguồn cho van điện từ mở. Sau khi van điện từ mở áp suất bên phía hạ áp sẽ tăng lên giải phóng sự có áp suất thấp. Lúc này tiếp điểm relay áp suất thấp sẽ đóng lại cấp nguồn cho Contactor K1, Contactor K2, Contactor K3. Lúc này tiếp điểm động lực của Contactor đóng lại để cấp nguồn cho bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt và máy nén lần lượt hoạt động. Kết thúc quá trình khởi động hệ thống.

+ Sự cố thiếu nước: Khi có sự cố thiếu nước giải nhiệt hoặc thiếu nước lạnh tiếp điểm relay dòng chảy sẽ đóng lại cấp nguồn cho Timer đếm thời gian. Sau một khoảng thời gian cài đặt Timer sẽ đá tiếp điểm để dừng bơm nước đồng thời đèn báo sự cố thiếu nước sẽ sáng. Sau khi khắc phục sự cố Timer sẽ mất nguồn tiếp điểm Timer sẽ đóng lại cấp nguồn cho bơm nước hoạt động bình thường.

+ Sự cố áp suất cao và sự cố quá dòng máy nén: Khi có sự cố áp suất cao hoặc sự cố quá dòng máy nén mạch sự cố sẽ đá tiếp điểm ngắt nguồn của toàn bộ hệ thống đồng thời đèn sự cố sẽ sáng và còi sự cố sẽ kêu. Sau khi khắc phục sự cố ta nhấn Reset để hệ thống hoạt động lại bình thường.

+ Khi nhiệt độ bình bay hơi đạt yêu cầu: Tiếp điểm Ewelly sẽ mở ra ngắt nguồn của van điện từ, hệ thống tiến hành hút kiệt sau khi hút kiệt. Sau khi hút kiệt xong tiếp điểm Relay áp suất thấp sẽ mở ra để dừng bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt và máy nén. Khi nhiệt độ bình bay hơi tăng lên cao hơn khoảng cài đặt lúc này tiếp điểm Ewelly sẽ đóng lại cấp nguồn cho van điện từ mở. Giải phóng sự cố áp suất thấp, bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt và máy nén hoạt động lại bình thường. + Dừng máy bình thường: Để dừng hê thống bình thường ta nhấp OFF, lúc này Relay trung gian sẽ mất nguồn tiếp điểm Relay trung gian mở ra ngắt van điện từ hệ thống tiến hành hút kiệt. Sau khi hút kiệt xong toàn bộ hệ thống sẽ dừng.

98

99

100

* Tủ điện điều khiển:

Hình 4.9: Bản vẽ thiết kế tủ điện điều khiển

101

Hình 4.11: Bố trí thiết bị trên cửa tủ điện

4.1.3.2 Mạch điện điều khiển bằng tay:

* Nguyên lý mạch điều khiển bằng tay:

- Khi hệ thống khởi động bình thường: Nhấn nút S0 để cấp nguồn cho relay trung gian K1A, các tiếp điểm thường hở K1A đóng lại cấp nguồn duy trì cho hệ thống.Sau đó nhấn nút S4, S5 để khởi động bơm nước lạnh và quạt FCU. Sau một khoảng thời gian cài đặt độ trễ thì tiếp điểm thường hở đóng chậm của Ewelly đóng lại cấp nguồn cho van điện từ cấp dịch mở ra giải phóng sự cố áp suất thấp và tiếp điểm LP đóng lại. Nhấn nút S1 để khởi động Bơm nước giải nhiệt, nhấn S2 khởi động Quạt tháp giải nhiệt, nhấn S3 khởi động Máy nén. Kết thức quá trình khởi động hệ thống. - Khi hệ thống đạt nhiệt nhiệt độ: Tiếp điểm Ewelly mở ra ngắt nguồn van điện từ cấp dịch, van điện từ cấp dịch đóng lại để máy nén tiến hành hút kiệt đến áp suất cài đặt thì tiếp điểm thường đóng LP mở ra dừng Máy nén, Quạt tháp giải nhiệt và Bơm

102

nước giải nhiệt. Khi nhiệt độ bình bay hơi tăng lên cao hơn khoảng cài đặt lúc này tiếp điểm Ewelly sẽ đóng lại cấp nguồn cho van điện từ mở. Giải phóng sự cố áp suất thấp, bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt và máy nén hoạt động lại bình thường. + Sự cố thiếu nước: Khi có sự cố thiếu nước giải nhiệt hoặc thiếu nước lạnh tiếp điểm relay dòng chảy sẽ đóng lại cấp nguồn cho Timer đếm thời gian. Sau một khoảng thời gian cài đặt Timer sẽ đá tiếp điểm để dừng bơm nước đồng thời đèn báo sự cố thiếu nước sẽ sáng. Sau khi khắc phục sự cố Timer sẽ mất nguồn tiếp điểm Timer sẽ đóng lại cấp nguồn cho bơm nước hoạt động bình thường.

+ Sự cố áp suất cao và sự cố quá dòng máy nén: Khi có sự cố áp suất cao hoặc sự cố quá dòng máy nén mạch sự cố sẽ đá tiếp điểm ngắt nguồn của toàn bộ hệ thống đồng thời đèn sự cố sẽ sáng và còi sự cố sẽ kêu. Lưu ý trước khi khắc phục sự cố phải mở toàn bộ các nút nhấn điều khiển. Sau khi khắc phục sự cố ta nhấn khởi động hệ thống lại từ đầu để hệ thống hoạt động lại bình thường.

+ Dừng máy bình thường: Để dừng máy bình thường ta nhấn S4, S5 để đừng bơm nước giải nhiệt và quạt dàn lạnh. Sau đó ta nhấn S0 để hệ thống hút kiệt sau khi hút kiệt đạt áp suất yêu cầu. Relay áp suất thấp sẽ tác động dừng bơm nước giải nhiệt, quạt tháp giải nhiệt và máy nén.

103

104

105 * Bảng điện panel:

Hình 4.14: Bản vẽ thiết kế bảng điện panel

106

4.2 Xây dựng quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí Water Chiller giải nhiệt nước: Water Chiller giải nhiệt nước:

Tuổi thọ và năng suất làm việc của hệ thống được chi phối bởi nhiều yếu tố từ chế tạo, lắp đặt, vận hành đến bảo trì, bão dưỡng mỗi khâu sẽ có tầm ảnh hưởng nhất định đến hệ thống. Tuy nhiên có thể nói quá trình vận hành có ảnh hưởng đến hệ thống nhiều nhất. Một quy trình vận hành đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả hoạt động, cũng như tuổi thọ cho hệ thống và ngược lại nếu vận hành không đúng có thể sẽ gây ra hậu quả rất lớn đến hệ thống.

4.2.1 Công tác chuẩn bị khi đóng điện:

- Vệ sinh sạch sẽ tủ điện và thiết bị, kiểm tra các hư hỏng vật lí nếu có. - Kiểm tra cách điện từng thiết bị, dây dẫn.

- Kiểm tra lại các đấu nối dây dẫn động lực. - Kiểm tra cách điện của tủ điện.

4.2.2 Chuẩn bị vận hành:

- Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch quá 5%

- Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì cản trở sự làm việc bình thường của thiết bị không.

- Kiểm tra công tắc EMERGENCY STOP bảo đảm sự cung cấp nguồn điện. - Kiểm tra mức nước của Tháp giải nhiệt và mức nước lạnh.

- Kiểm tra các thông số cài đặt trên bộ điều khiển nhiệt độ và đồng hồ áp suất kép. - Kiểm tra mạch nối dây điện, mạch điện không có tín hiệu báo sự cố, đảm bảo

mạch sẵn sàng hoạt động.

- Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van.

4.2.3 Điều kiện để vận hành hệ thống:

- Cung cấp nguồn điện liên tục và đảm bảo công suất.

- Điện áp và tần số ổn định, biến thiên trong giá trị cho phép. - Cung cấp nước đủ cho hệ thống giải nhiệt và hệ thống nước lạnh

4.2.4 Quy trình vận hành hệ thống điều hòa không khí Water Chiller giải nhiệt nước: nhiệt nước:

4.2.4.1 Trình tự quy trình vận hành bằng tay hệ thống điều hòa không khí chiller giải nhiệt nước: chiller giải nhiệt nước:

107

* Công việc 1: Kiểm tra trước khi vận hành ( Xem phần 4.2.2) * Công việc 2: Vận hành hệ thống ở chế độ bằng tay

- Bước 1: Mở CB động lực và CB điều khiển bằng tay. Bắt đầu nhấn nút S0 để cấp nguồn cho relay K1A.

- Bước 2: Nhấn nút S1 và S4 để cho bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt hoạt động. (Lưu ý việc khởi bông bơm nước lạnh và bơm nước giải nhiệt phải đươc thược hiện trước 30s sau khi nhấn nút S0. Nếu sau 30s Timer sẽ tác động ngắt tiếp điểm và bơm sẽ không hoạt động được)

- Bước 3: Nhấn nút S2 để tháp giải nhiệt hoạt động.

- Bước 4: Nhấn nút để quạt FCU và van bybass hoạt động.

- Bước 5: Nhấn nút S3 cho máy nén hoạt động, kiểm tra các van đóng mở tại đầu đẩy và đầu hút máy nén đồng thời kiểm tra đồng hồ áp suất đầu đẩy và đầu hút xem có bất thường để kịp xử lí.

- Bước 6: Lập bảng số liệu và đánh giá thông số vận hành * Công việc 3: Kết thúc vận hành

- Bước 1: Nhấn nút S4, S5 để dừng bơm nước lạnh , quạt dàn lạnh và van bybass - Bước 2: Nhấn nút S0 để ngắt nguồn van cấp dịch

- Bước 3: Đợi máy nén hút kiệt để relay áp suất thấp LP tác động dừng hệ thống. - Bước 4: Nhấn các nút nhấn S1, S2, S3 trở về trạng thái thường hở.

- Bước 5: Tắt CB điều khiển và động lực. * Công việc 4: Vệ sinh khu vực làm việc

4.2.4.2 Trình tự quy trình vận hành tự động hệ thống chiller giải nhiệt nước

* Công việc 1: Kiểm tra trước khi vận hành ( Xem phần 4.2.2) * Công việc 2: Vận hành hệ thống ở chế độ tự động

- Bước 1: Mở CB tổng hệ thống động lực, và CB điều khiển mạch tự động

- Bước 2: Nhấn nút ON cho hệ thống hoạt động. khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.

- Bước 3: Quan sát trình tự hoạt động của thiết bị. Lắng nghe âm thanh khởi động của máy, nếu có dấu hiệu bất thường kèm theo sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay. Theo dõi dòng điện hoạt động, áp suất đầu hút và đầu đẩy máy nén xem có bất thường để kịp xử lí.

108 * Công việc 3: Kết thúc vận hành:

- Bước 1: Nhấn nút OFF để tiến hành hút kiệt và dừng toàn bộ hệ thống - Bước 2: Tắt các CB điều kiển và động lực

* Công việc 4: Vệ sinh khu vực làm việc * Lưu ý trong quá trình vận hành hệ thống:

- Phải ghi lại một cách đều đặn các thông số và kiểm tra chế độ làm việc tối ưu của hệ thống.

- Kiểm tra định kỳ các thiết bị đo lường và thiết bị bảo vệ.

4.2.5 Bảo trì bảo dưỡng hệ thống 4.2.5.1 Bão dưỡng máy nén

- Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn. Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 2 thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.

- Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.

- Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.

- Máy nén chạy 8 giờ/ngày thì 1 năm thay dầu 1 lần, chạy 24 giờ/ngày thÌ 6 tháng thay dầu một lần. Loại dầu theo yêu cầu nhà sản xuất (loại máy nén, loại gas lạnh.v.v.).

Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:

- Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.

- Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.

- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy

- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu - Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh.

109

- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không.Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.

- Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.

4.2.5.2 Bảo dưỡng FCU:

- Đo thông số FCU trước khi vệ sinh bao gồm: Nhiệt độ gió cấp, vận tốc gió, dòng điện quạt cấp.

- Tắt nguồn FCU để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

- Tháo quạt ra khỏi FCU, Lau chùi cánh quạt, kiểm tra bạc đạn motor quạt, kiểm tra cách điện sơ bộ của motor quạt bằng VOM, vệ sinh lọc bụi.

 Vệ sinh dàn lạnh, dùng nước cao áp để vệ sinh toàn bộ dàn lạnh.

 Thông đường nước ngưng ( hút nước đường drain), lau chùi nước còn sót lại trong FCU

 Lau chùi các miệng gió cấp và gió hồi của FCU. - Kiểm tra lại một lần nữa trước khi chạy lại FCU

- Cho chạy FCU, kiểm tra valve, kiểm tra và dán lại các vị trí rò rỉ khí (bằng băng keo bạc)

 Đo thông số dòng điện, vận tốc gió, nhiệt độ.

4.2.5.3. Bảo dưỡng bình ngưng:

- Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hoá chất để vệ sinh. Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch Na2CO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.

- Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm

110

xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.

- Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.

- Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.

- Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt. - Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.

Một phần của tài liệu TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ WATER CHILLER GIẢI NHIỆT NƯỚC (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)