1.4.1. Điều kiện để tổ chức giao lưu trực tuyến
Để tổ chức thành công một buổi giao lưu trên báo mạng điện tử, các yếu tố như con người, kỹ thuật, tài chính, không gian… đều cần được chuẩn bị kỹ càng. Trong đó yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất. Đây không thể là công việc của một cá nhân mà đó là công việc cần sự liên kết nhóm, kết hợp một cách nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau. Các kỹ thuật viên, các biên tập viên, phóng viên cần phải rõ nhiệm vụ của mình cần làm trong buổi giao lưu đó, tránh làm chương trình bị trì hoãn hoặc ngắt quãng giữa chừng.
Ngoài ra, yếu tố kỹ thuật cũng là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công một chương trình giao lưu trực tuyến. Yếu tố này cần cả tòa soạn và công chúng thực hiện tốt.
Về phía tòa soạn, cần phải chuẩn bị máy chủ hiện đại, một không gian lớn với đường truyền Internet mạnh để có thể đủ cho rất nhiều độc giả cùng truy cập một lúc. Nếu có đường truyền mạnh thì các yếu tố đa phương tiện trong buổi giao lưu sẽ xuất hiện một cách suôn sẻ, không bị đình trệ. Về phía các cá nhân, phóng viên, biên tập viên cần có máy tính kết nối mạng khỏe để sử dụng trong suốt quá trình diễn ra chương trình. Cần có máy ảnh, máy quay để chụp ảnh, ghi hình toàn bộ.
Về phía công chúng, họ cũng cần chuẩn bị kỹ càng về mặt kỹ thuật. Do công chúng đóng vai trò quan trọng khi đưa ra các quan điểm, ý kiến xuyên suốt buổi giao lưu trực tuyến nên nếu không có một đường mạng Internet ổn định thì câu hỏi có thể không đến được với chương trình. Độc giả cần phải có thiết bị kết nối mạng như điện thoại, máy tính với một trong các trình duyệt
26
như Google Chrome, Safari… để truy cập được vào buổi giao lưu. Đây là một yếu tố cần thiết, quyết định thành công của buổi giao lưu trực tuyến.
1.4.2. Các thành phần xuất hiện trong buổi giao lưu trực tuyến
- Người dẫn: Chủ trì cuộc giao lưu trực tuyến, dẫn dắt khách mời.
- Khách mời: Nhân vật chính của buổi giao lưu, người đưa ra các ý kiến, quan điểm về vấn đề được bàn bạc.
- Ekip tòa soạn: Đóng vai trò quan trọng để buổi giao lưu được diễn ra suôn sẻ.
- Công chúng: Thể hiện quan điểm cá nhân, đặt câu hỏi cho khách mời.
1.4.3. Các công đoạn tổ chức giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử
1.4.3.1. Công tác chuẩn bị
Nếu như thời lượng diễn ra buồi giao lưu trực tuyến chỉ chiếm khối lượng thời gian tính theo giờ, thì quá trình chuẩn bị mới là công đoạn mất thời gian. Nó đóng vai trò quan trọng đối với thành công của buổi giao lưu trực tuyến.
- Chọn đề tài cần thực hiện buổi giao lưu trực tuyến: Đây là công việc quan trọng đầu tiên để tổ chức thành công buổi giao lưu. Đề tài của buổi giao lưu trực tuyến rất đa dạng. Nó có thể là một sự kiện, vấn đề nóng hổi được nhận được sự quan tâm từ công chúng. Hoặc cũng có thể là những vấn đề đã nổi cộm từ lâu, liên quan đến lợi ích của người dân. Tòa soạn cần phải thống nhất đề tài sớm nếu như cuộc giao lưu diễn ra trong thời điểm có sự kiện nóng. Nếu không chốt sớm đề tài, rất có thể thời gian diễn ra chương trình thì sự kiện đã lắng xuống rồi. Điều này sẽ khiến chương trình không tạo được hiệu quả như mong muốn.
- Thành lập nhóm và phân công công việc: Một chương trình muốn thành công thì cần có sự phối hợp, hỗ trợ giữa các cá nhân với nhau. Nhóm ekip sẽ chia ra các nhiệm vụ như trưởng ekip, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, người dẫn chương trình… Tất cả có nhiệm vụ riêng và liên kết với nhau.
27
Số lượng người tham gia ekip sẽ linh hoạt theo chủ đề đã chọn và khách mời. Trong các thành phần tham gia buổi giao lưu, người dẫn chương trình có nhiệm vụ quan trọng bậc nhất.
- Lựa chọn, liên hệ và tìm hiểu khách mời: Như đã khẳng định, khách mời chính là ngôi sao của chương trình giao lưu trực tuyến. Chính vì vậy, ekip cần phải lựa chọn một cách kỹ càng. Tùy vào chủ đề được lựa chọn, ekip sẽ tìm ra khách mời phù hợp với các tiêu chí đã đặt ra. Sau khi chốt được khách mời, ekip sẽ phải cử người phụ trách liên hệ với khách mời để đưa ra lời mời. Nếu khách mời đồng ý tham gia chương trình thì người liên hệ phải liên lạc với khách mời thường xuyên để trao đổi về các vấn đề như thời gian, địa điểm diễn ra buổi giao lưu, nội dung sơ lược các câu hỏi… Nếu không có điều kiện gặp mặt trực tiếp, người liên hệ bắt buộc phải liên lạc qua email, điện thoại, đảm bảo thông tin đã đến được với khách mời. Lưu ý rằng, buổi giao lưu sẽ có chụp ảnh, quay phim và khách mời buộc phải lên hình nên cần phải chuẩn bị về ngoại hình. Trước khi diễn ra buổi giao lưu, người liên hệ phải có trách nhiệm thông báo cho khách mời về thời gian diễn ra và yêu cầu khách mời đến địa điểm ghi hình trước thời gian dự kiến. Tránh trường hợp ekip đã chuẩn bị xong xuôi nhưng khách mời chưa xuất hiện. Trong trường hợp khách mời không thể đến vì một lý do bất khả kháng thì ekip cần phải có một phương án dự phòng để kịp thời chữa cháy.
- Nghiên cứu tài liệu: Để có thể tạo ra một hệ thống câu hỏi cho khách mời trả lời thì trước hết ta cần nghiên cứu tài liệu về chủ đề và chính khách mời. Đây là một bước chuẩn bị khá quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, việc nghiên cứu kỹ càng về chủ đề và khách mời sẽ giúp ekip tạo ra được những câu hỏi hay, đảm bảo khai thác được thông tin hấp dẫn. Thứ hai, nghiên cứu kỹ về khách mời sẽ tránh được trường hợp nói sai gây cảm giác khó chịu cho khách mời và công chúng.
28
- Lựa chọn thời gian và địa điểm tổ chức giao lưu trực tuyến: Sau khi có chủ đề, có khách mời, ekip sẽ tính đến việc tổ chức vào lúc nào, tổ chức ở đâu. Thông thường, các buổi giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra ở trụ sở của tòa soạn.
- Xây dựng kịch bản: Nhà báo cần phải dựa vào chủ đề để xây dựng kịch bản. Chất lượng của buổi giao lưu phụ thuộc chính vào khâu này. Kịch bản cần phải rõ ràng, mạch lạc, càng chi tiết càng tốt để tránh rủi ro nhất có thể. Trước khi xây dựng kịch bản chi tiết thì lên khung ý tưởng cũng là một nhiệm vụ không thể bỏ qua. Đồng thời, kịch bản cần phải toát lên tính tương tác đặc trưng của buổi giao lưu trực tuyến. Câu hỏi có sẵn cần phải đan xen với câu hỏi mà công chúng bình luận bên dưới. Để có một kịch bản hay, hấp dẫn thì người phụ trách cần phải đầu tư đầu óc, chất xám, nghiên cứu kỹ tài liệu và chuẩn bị một lượng kiến thức nhất định về chủ đề đã chốt.
- Viết bài giới thiệu, thiết kế logo, banner, trailer quảng cáo và quảng bá trên các kênh khác nhau: Đây chính là chìa khóa để thu hút sự chú ý của độc giả về chương trình giao lưu sắp diễn ra. Nếu như có sự khởi đầu tốt thì chúng ta sẽ yên tâm phần nào về chất lượng chương trình. Bài giới thiệu cần phải được thực hiện và đăng tải trước 3 đến 5 ngày diễn ra chương trình giao lưu. Logo, banner cần phải được thiết kế đẹp mắt, trên đó có đầy đủ thông tin sự kiện để độc giả biết và tham gia. Không chỉ có vậy, dựng một trailer quảng cáo và quảng bá nó trên các kênh thông tin khác nhau như Facebook sẽ gây tò mò cho độc giả. Đây chính là điều mà bất cứ ekip nào cũng mong muốn.
1.4.3.2. Công đoạn tiến hành tổ chức buổi giao lưu
- Mở đầu, giới thiệu vấn đề và khách mời: Người dẫn chương trình sẽ giới thiệu khách mời, tuyên bố lý do tổ chức buổi giao lưu, tặng hoa cho khách mời.
- Dẫn dắt, điều khiển buổi giao lưu:
+ Lựa chọn, biên tập câu hỏi của công chúng gửi cho khách mời: Những câu hỏi mà độc giả gửi về đôi khi sẽ bị trùng lặp nên cần phải biên tập trước khi
29
hỏi. Về bản chất, đây là cuộc trao đổi thông tin giữa người dẫn chương trình và công chúng với khách mời nên cần phải hỏi thế nào để lấy được lượng thông tin nhiều nhất, hay nhất.
+ Đánh máy, biên tập câu trả lời của khách mời: Khách mời đôi khi trả lời chưa được trôi chảy, có thể bị lặp nội dung thì bộ phận biên tập cần phải biên tập lại. Bởi câu trả lời ngắn gọn, súc tích, trúng vấn đề mới là điều làm cho công chúng hài lòng nhất.
+ Lời dẫn của chủ tọa: Đan xen với câu hỏi, câu trả lời là lời dẫn của người dẫn chương trình. Lời dẫn này cần ngắn gọn nhưng quan trọng là phải có sự liên kết các ý với nhau. Nếu sau một câu trả lời của khách mời mà MC dẫn một đoạn không liên quan thì sẽ gây ra sự rời rạc. Tuy nhiên, MC cần phải liên tục để ý thời gian để tránh việc “cháy” chương trình.
+ Chụp ảnh, ghi hình: Một hoạt động không thể thiếu trong một buổi giao lưu trực tuyến và cần phải được thực hiện liên tục trong thời gian ghi hình.
- Kết thúc: Phần kết thúc sẽ là lời gửi gắm, suy nghĩ của khách mời sau khi hoàn thành buổi giao lưu. Sau đó sẽ là chụp ảnh lưu niệm với khách mời. Ngoài ra, người dẫn chương trình cần phải tổng kết được nội dung, nói ngắn gọn về những thu hoạch từ buổi giao lưu và gửi lời chúc đến khách mời.
Tổng kết lại, cách thức để tổ chức một buổi giao lưu trực tuyến cần nhiều công đoạn và cần có sự tham gia, hỗ trợ của nhiều bộ phận với nhau. Khi có được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm, bộ phận thì buổi giao lưu trực tuyến sẽ đạt được hiệu quả.
30
Tiểu kết chương 1
Chương 1 tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến báo mạng điện tử và giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử. Sau đó đi sâu vào vai trò, đặc điểm cũng như các công đoạn để tổ chức một buổi giao lưu trực tuyến.
Có thể nói, báo mạng điện tử Việt Nam trong những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều nội dung, hình thức hấp dẫn. Trong thời đại công nghệ phát triển, công chúng ngày càng thể hiện vị trí quan trọng của mình đối với sự phát triển của hệ thống báo chí. Với những thế mạnh đặc trưng, vượt trội so với các loại hình báo chí truyền thống. báo mạng điện tử đã trở thành mảnh đất màu mỡ để công chúng tìm kiếm thông tin, bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình.
Trên báo mạng điện tử không thiếu những bài viết hay, sâu sắc nhưng lại lặp lại một hình thức cũ với chữ viết và hình ảnh quá truyền thống. Chính vì vậy, các chương trình tương tác trực tiếp ra đời như một hệ quả tất yếu. Giao lưu trực tuyến đã đáp ứng được nhu cầu cả về thông tin và về phần nghe nhìn cho độc giả, không gây cảm giác chán nản mà tạo được hứng thú rất lớn.
Trong tương lai, chúng ta có thể hy vọng mảnh đất này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Các tờ báo điện tử sẽ tận dụng tốt các thế mạnh vượt trội của hình thức tương tác này để thu hút và giữ chân độc giả.
31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIAO LƯU TRỰC TUYẾN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VTV NEWS VÀ TRANG TIN ĐIỆN TỬ SÓNG
TRẺ (từ năm 2016 đến năm 2019) 2.1. Giới thiệu về các trang báo thuộc diện khảo sát
Giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử hiện nay là một sản phẩm truyền thông được đón nhận nồng nhiệt từ công chúng với những ưu thế vượt trội như tính tương tác cao, công chúng không bị áp lực và thu được lượng thông tin lớn… Rất nhiều tờ báo mạng điện tử coi đây là một công cụ tuyệt vời trong việc tiếp cận và thu hút thêm lượng khán giả nhất định.
Trong phạm vi của khóa luận này, tác giả sẽ tiến hành khảo sát hai trong số rất nhiều ấn phẩm báo điện tử hiện nay là báo điện tử VTV News và Trang tin điện tử Sóng Trẻ (thuộc khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Từ đó có thể khái quát được thực trạng của việc tổ chức giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, làm nền tảng để đưa ra được những giải pháp hữu hiệu cho chuyên mục này.
2.1.1. Báo điện tử VTV News (https://vtv.vn/)
Báo điện tử VTV News hay còn gọi là báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là báo điện tử duy nhất của đài Truyền hình Việt Nam trên Internet và có giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 366/GP-BTTTT cấp ngày 22/02/2012. VTV News tiền thân là trang thông tin điện tử chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam, được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01/9/2000. Tổng biên tập của báo điện tử VTV News là bà Vũ Thanh Thủy, phó Tổng biên tập là ông Phạm Quốc Thắng.
32
Báo điện tử VTV News là kênh thông tin nhanh và chính xác nhất với tiêu chí chính thống – Tin cậy - Tương tác – Đa phương tiện. Trang web chính thức là vtv.vn. Báo điện tử VTV News đưa tin về mọi lĩnh vực, vấn đề trong đời sống xã hội với các chuyên mục đa dạng như thời sự, chính trị, pháp luật, đời sống, văn hóa, thể thao… Hiện nay, số lượng tin bài được cập nhật trên báo điện tử VTV News khoảng 180 tin bài/ngày. Theo thống kê, số lượng người đọc báo điện tử VTV News đang trên đà ổn định và tăng trưởng tốt đặc biệt là ở các chuyên mục: tin tức, hậu trường truyền hình, truyền hình trực tuyến và hệ thống video phục vụ nhu cầu xem lại của độc giả (video-on- demand).
VTV News có hai ngôn ngữ chính là tiếng Việt và tiếng Anh. Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đối ngoại, từ tháng 7/2015, phiên bản tiếng Anh của báo điện tử VTV ở địa chỉ http://english.vtv.vn đã chính thức đi vào hoạt động. Ngoài việc cung cấp tới độc giả trong và ngoài nước một kênh thông tin đáng tin cậy bằng ngoại ngữ phổ biến nhất, phiên bản này còn giúp khán giả toàn cầu có những thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam.
Với việc khai thác tối đa hệ thống video từ các bản tin Thời sự, các chuyên mục chính luận, chương trình Chuyển động 24h, các bản tin của Kênh
33
truyền hình Đối ngoại… có thể nói, tin tức của Báo điện tử VTV News đã có bước phát triển mạnh mẽ về tính đa phương tiện. Tỷ lệ tin lời, có ảnh và video của VTV News hiện đạt mức xấp xỉ 50% tổng số tin bài. Điều này phù hợp với xu thế phát triển của báo điện tử hiện đại trên thế giới. Nhiều Đài Truyền hình lớn trên thế giới hiện cũng đang đi theo xu hướng này như CNN, NHK, CCTV…
Cùng với cách thể hiện tin bài theo cách thức truyền thống, VTV News cũng đã nghiên cứu và áp dụng hình thức tổ chức thông tin hiện đại, giúp độc giả theo dõi được thông tin tổng hợp một cách nhanh chóng và dễ hiểu như Infographic, Interative story…
Trước sức ép đổi mới mạnh mẽ như hiện nay, Tổng Biên tập Vũ Thanh Thủy nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc thay đổi để bắt kịp xu hướng. Đồng thời, từng bước đưa Báo điện tử VTV News trở thành trang báo hàng đầu tại Việt Nam, kênh thông tin chính thống của VTV trên internet ở