Những giải pháp để nâng cao chất lượng tổ chức giao lưu trực tuyến trên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay” (khảo sát báo điện tử vtv news và trang tin điện tử sóng trẻ từ năm 2016 đến năm 2019) (Trang 83 - 124)

trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

79

Nhiều người cho rằng đây không phải là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công của buổi giao lưu trực tuyến mà điều quan trọng chỉ nằm ở khâu xây dựng chương trình. Tuy nhiên, hoạt động truyền thông trước sự kiện lại giữ vai trò chủ chốt để thu hút sự quan tâm của khán giả.

Nếu như một chương trình không được quảng bá trước hoặc là quảng bá sơ sài thì lượng người xem chắc chắn không cao, không thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, ekip thực hiện các chương trình giao lưu trực tuyến cần chú trọng đến yếu tố này và đẩy mạnh hoạt động truyền thông trước sự kiện.

Hoạt động truyền thông phải được thực hiện trước khi sự kiện diễn ra để người xem được biết thời gian và nội dung chủ đề của chương trình. Hoạt động này cần phải được thực hiện trên tất cả các nền tảng mà tờ báo đó có. Điều này sẽ thu hút được lượng khách đông đảo và đa dạng từ tất cả các nền mảng. Trong đó, nền tảng facebook chính là nền tảng thu hút được nhiều người nhất.

Bạn Đàm Công Bắc cũng khẳng định truyền thông trước sự kiện là đòn bẩy để tạo nên thành công cho buổi giao lưu trực tuyến. Đây là một giải pháp hiệu quả mà bất cứ tờ báo nào cũng cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng buổi giao lưu trực tuyến:

“Để có được lượng tương tác và lượng người xem này thì trước đó ekip “chạy” truyền thông cho sự kiện phải dùng đủ mọi cách để buổi giao lưu có thể tiếp cận được với càng nhiều đối tượng, đa dạng đối tượng công chúng càng tốt.” Đồng thời, chương trình cũng cần phải được diễn ra trong một khung giờ hợp lý (khung giờ vàng) để nhiều người theo dõi được nhất. Nếu diễn ra vào khung giờ ít người xem thì dù có truyền thông mạnh cũng chưa chắc thu hút được nhiều độc giả quan tâm.” [phỏng vấn sâu, phụ lục 1.1]

80

Về chất lượng nội dung, tòa soạn cần chủ động hơn nữa về việc tìm tòi những chủ đề hay, hấp dẫn chứ không được phụ thuộc quá nhiều với ý kiến của độc giả. Chủ đề đó vừa phải nóng hổi, hoặc không nóng hổi thì phải khai thác ở một khía cạnh khác mới lạ hơn, có chiều sâu thông tin, đủ để đáp ứng nhu cầu của công chúng. Bạn Đàm Công Bắc đề xuất thêm: “Đồng thời tạo được ra những điểm nhấn khiến chương trình trở nên nổi bật, hấp dẫn và đặc sắc hơn. Ví như có thể sáng tạo những trò chơi tương tác với khách mời thông qua những thử thách để thay đổi không khí buổi giao lưu thêm phần mới mẻ và hứng khởi hơn, cũng là để tạo sự hấp dẫn cho người xem.” [phỏng vấn sâu, phụ lục 1.1]

Không chỉ nâng cao về chủ đề, tạo nhiều điểm nhấn hấp dẫn mà chương trình giao lưu trực tuyến nên chú ý đến quảng cáo. Khi xem chương trình qua các thiết bị thông minh như điện thoại, laptop, khán giả sẽ dễ bị khó chịu đối với những thông tin không liên quan đến nội dung của buổi trò chuyện. Chính vì thế, ekip thực hiện giao lưu trực tuyến không nên cho vào những thứ không cần thiết. Điều này sẽ tránh sự lãng phí và thừa thông tin.

Ngoài ra, chương trình giao lưu trực tuyến cũng cần trung thực với thông tin muốn truyền đạt đến khán giả. Chủ đề của chương trình và nội dung diễn ra trong chương trình cần có sự liên kết với nhau, tránh trường hợp “treo đầu dê, bán thịt chó” khiến khán giả hoang mang không biết thông tin mình vừa tiếp nhận có đúng hay không. Ngay cả trong quá trình chương trình giao lưu trực tuyến diễn ra, MC cũng phải tránh những câu hỏi mang tính đả kích khách mời, không thể hiện sự tôn trọng hoặc là những phát ngôn gây sốc làm ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình.

Ở một số chương trình giao lưu trực tuyến, đôi khi họ mời những khách mời cũ nhưng vấn đề cũng không có gì mới mẻ. Điều này khiến cho khách mời cũng phải trả lời lại những câu hỏi đã cũ, có khi là nhiều độc giả đã thuộc luôn câu trả lời về vấn đề đó. Hoặc cũng có những cuộc giao lưu mời đi mời

81

lại một vài khách mời đã quá quen mặt (kể cả trong chủ đề mới mẻ) thì cũng khiến cho độc giả thấy nhàm chán. Trong một lĩnh vực nào đó, ta luôn có nhiều nhân vật nổi bật với thành tựu của họ, chính vì vậy khách mời của giao lưu trực tuyến không nên bó hẹp ở một vài người mà cần có sự thay đổi liên tục. Các tòa soạn báo mạng điện tử cần phải lưu ý vấn đề này để có thể cải thiện chất lượng nội dung buổi giao lưu trực tuyến trong tương lai.

Có thể thấy, giải pháp hàng đầu mà các trang báo mạng điện tử cần triển khai ngay lập tức chính là thay đổi và nâng cao chất lượng mặt nội dung. Cùng chủ đề, đề tài đó, chuyên mục có thể mời các khách mời khác để họ đưa ra nhiều quan điểm hơn. Ekip chương trình cũng cần sáng tạo nội dung ở nhiều lát cắt khác để khán giả được thấy nhiều khía cạnh hơn. Tuy thực hiện được nhiều chương trình giao lưu trực tuyến hay, hấp dẫn nhưng báo điện tử VTV News và Trang tin điện tử Sóng trẻ cũng cần nâng cao nội dung hơn nữa để thu hút độc giả. Bạn Phạm Lê Linh Trang (sinh viên lớp Báo mạng điện tử K36A3, nhóm trưởng nhóm GTLL trên Sóng trẻ News) cũng đưa ra quan điểm về vấn đề nội dung:

“Cho đến nay, lĩnh vực thu hút nhất vẫn là giải trí, làm đẹp và showbiz. Tuy nhiên thì gần đây nó có xu hướng bão hòa vì hầu như chương trình nào cũng mời các khách mời ca sĩ, diễn viên hay KOL và họ sẽ chia sẻ câu chuyện cá nhân chứ chưa thực sự khái quát được một vấn đề nào cả. Nếu thực hiện quá nhiều những chương trình như vậy thì chuyên mục GLTT trên Sóng Trẻ sẽ bị loãng. Tôi nghĩ rằng nếu có thể khai thác được các chủ đề mới lạ hơn ví dụ như hình thức nghệ thuật mới như nhóm tôi đã làm hoặc chương trình “Ung thư không phải là dấu chấm hết” có mời được bạn nữ sinh bị ung thư của trường Đại học Ngoại thương… thì đấy sẽ là những điểm sáng thu hút độc giả. Bởi vì nếu chia sẻ về cuộc sống thì rồi cũng có lúc chán, nhưng nếu mời được một khách mời mà từ

82

câu chuyện của họ có thể khái quát được một vấn đề mà nhiều nhóm trong xã hội quan tâm thì rất là tuyệt vời. Khán giả sẽ được truyền cảm hứng và nhận được giá trị về tinh thần sau những chương trình GLTT như thế.”[phỏng vấn sâu, phụ lục 1.4]

Về chất lượng hình thức, tòa soạn cũng cần chú ý đến một vài điểm sau. Có thể nhiều người không để ý nhưng khung cảnh (background) của buổi giao lưu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như chương trình bố trí, sắp đặt khung cảnh phía sau bàn nói chuyện của MC và khách mời không tôn được nội dung, chủ đề của buổi giao lưu thì khán giả sẽ không biết chương trình đang nói về điều gì nếu không nghe âm thanh. Ngoài ra, nếu như bố trí một cách sơ sài, đơn điệu cũng không tốt. Điều này sẽ khiến cho cả khách mời và công chúng đều không thấy được sự chuyên nghiệp của tờ báo mạng điện tử đó. Khi có cảm giác tờ báo này thiếu chuyên nghiệp thì việc họ rời khỏi buổi giao lưu, thoát ra khỏi trang báo đó là một điều rất dễ xảy ra.

Đồng thời tòa soạn cần chú ý nâng cao chất lượng đường truyền Internet để buổi giao lưu có thể diễn ra một cách trơn tru từ đầu đến cuối. Tránh trường hợp đang giao lưu thì mạng nghẽn và không load được câu hỏi của khán giả hoặc dừng hình. Ngoài ra, để tổ chức một buổi giao lưu trực tuyến thành công thì trang thiết bị ghi hình cũng cần được đầu tư chăm chút. Nếu như dàn máy quay, máy ảnh, các thiết bị ghi chép lại thông tin như máy tính đều không hoạt động hiệu quả thì sẽ dẫn đến chất lượng ghi hình kém, thông tin bị bỏ lỡ. Đương nhiên, tùy vào khả năng của các tờ báo mạng điện tử có thể đầu tư đến đâu. Tuy nhiên, đây vẫn là điều kiện cần thiết để có thể nâng cao chất lượng hình thức cho giao lưu trực tuyến.

3.2.3. Điều tra, khảo sát ý kiến công chúng

Nhận thấy tầm quan trọng của công chúng đối với thành công của buổi giao lưu trực tuyến sẽ thúc đẩy các tòa soạn thực hiện công việc này. Đây là một khâu quan trọng quyết định đến yếu tố nội dung của chương trình.

83

Thông qua hòm thư điện tử, các câu hỏi trực tiếp trong buổi giao lưu, tòa soạn có thể thu thập được ý kiến của độc giả về chương trình bao gồm cả những lời khen, động viên và cả những lời phê bình, góp ý để chương trình ngày một cải thiện hơn. Không có chương trình nào là không có nhược điểm kể cả khi được tổ chức bởi tờ báo lớn. Sau khi buổi giao lưu kết thúc, những ý kiến phản hồi của bạn đọc về chương trình đều là những bài học quý giá, bổ ích cho quá trình thực hiện những chương trình sau của tòa soạn. Tôn trọng ý kiến của khán giả sẽ giúp tòa soạn nghiêm túc sửa đổi những nội dung chưa ổn, những phần chưa đạt về hình thức.

Ngoài ra, các tòa soạn còn cần phải chủ động khảo sát công chúng trên các nền tảng của tờ báo để xem là công chúng đang quan tâm vấn đề gì, khúc mắc ở những đề tài nào và khách mời mà họ đang muốn được gặp gỡ… Tất cả các vấn đề xoay quanh buổi giao lưu tòa soạn đều có thể nhận được từ độc giả thông qua bước điều tra, khảo sát ý kiến.

Bạn Mạc Thu Trang (sinh viên lớp Báo mạng điện tử K36A1) cũng cho rằng khảo sát, lấy ý kiến của độc giả sẽ giúp chương trình giao lưu trực tuyến kịp thời thay đổi và làm mới mình. Đây cũng được coi là một giải pháp hiệu quả: “Ekip chương trình cần điều tra, khảo sát ý kiến của công chúng để có thể đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nguyện vọng của công chúng.” [phỏng vấn sâu, phụ lục 1.2]

Đây là một công việc không quá khó vì tờ báo nào cũng có sẵn nền tảng thông tin. Chỉ cần thực hiện khảo sát là có thể góp phần đẩy chất lượng buổi giao lưu lên một mức độ khác. Công chúng đóng vai trò quan trọng để giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử được tồn tại nên thăm dò ý kiến của công chúng là một việc làm cần thiết.

84

Khách mời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thành công của chương trình giao lưu trực tuyến. Nếu như chúng ta bỏ qua yếu tố này thì chương trình không thể đạt được thành công như ekip đã mong muốn.

Với cương vị là thành viên chủ chốt của chuyên mục GLTT trên Sóng Trẻ News, bạn Đàm Công Bắc khẳng định yếu tố lựa chọn khách mời là vô cùng quan trọng. “Ưu tiên chọn khách mời nổi tiếng đang thu hút được sự quan tâm của công chúng trong thời gian tổ chức diễn đàn. Thực tế cho thấy nhiều khách mời đã cứu lấy các chương trình giao lưu trực tuyến khi vừa có sự nổi tiếng, thu hút dư luận vừa chủ động, khéo léo khi tham gia chương trình giao lưu.”[phỏng vấn sâu, phụ lục 1.1], bạn Công Bắc cho biết.

Ngoài ra, cần phải lựa chọn khách mời phù hợp với chủ đề của mình và nằm trong tầm mà ekip có thể mời được. Tránh trường hợp chúng ta phải chạy theo khách mời. Có thể dẫn đến một số sự cố không đáng có như khách mời bùng lịch, đến muộn… làm lỡ thời gian thực hiện chương trình, ảnh hưởng đến chất lượng chương trình và làm khán giả khó chịu vì sự không chuyên nghiệp.

3.2.5. Cải thiện mức độ tương tác

Tương tác ở đây bao gồm sự giao lưu giữa nhiều chủ thể khác nhau. Đó có thể là tương tác giữa MC và khách mời hoặc tương tác giữa độc giả với khách mời.

Khách mời là ngôi sao của buổi giao lưu trực tuyến, là nhân vật trung tâm giải đáp thắc mắc và làm sáng rõ vấn đề đang được thảo luận. Chính vì thế, nếu như ekip của buổi giao lưu không có sự tương tác nhất định với khách mời thì khó giúp khách mời chia sẻ một cách tự nhiên nhất. Việc không có được sự ăn ý giữa khách mời và MC đôi khi sẽ khiến bầu không khí của cuộc trò chuyện bị gượng gạo, đồng thời sẽ xảy ra vấn đề thời gian bị trống do cả hai bên đều chưa biết xử lý như thế nào. Điều này sẽ gây cảm giác khó chịu cho độc giả. Cho nên, cần phải tăng sự tương tác giữa MC nói riêng và

85

ekip nói chung với khách mời để họ có thể làm quen với cách nói chuyện, cách triển khai câu từ của đối phương hơn trước khi ghi hình chính thức. Chỉ một thao tác nhỏ nhưng sẽ giúp cho hoạt động tương tác trong chương trình được tự nhiên hơn. Khách mời sẽ hiểu được trình tự mà chương trình đang đi theo và phối hợp một cách nhịp nhàng, tạo ra sự vui vẻ, thoải mái cho buổi giao lưu. Sau khi thực hiện nhiều cuộc giao lưu trực tuyến, bạn Mạc Thu Trang cũng rút ra một giải pháp về vấn đề này, chính là “nên để MC và khách mời có thời gian trò chuyện trước khi buổi giao lưu diễn ra để hoạt động tương tác tự nhiên hơn.” [phỏng vấn sâu, phụ lục 1.2]

Hơn nữa, việc tương tác giữa độc giả với khách mời cũng cần được cải thiện. Độc giả nên gửi những câu hỏi mở, gợi ra nhiều thông tin cho khách mời trả lời, tránh gửi những câu hỏi đóng, ít giá trị thông tin. Những câu hỏi dạng có – không sẽ dễ dẫn đến trường hợp khách mời trả lời quá ngắn vì nội dung câu hỏi không có gì để chia sẻ thêm. Điều này vừa khiến cho khách mời không biết nên nói tiếp như thế nào mà độc giả cũng sẽ không thỏa mãn với câu trả lời mà mình nhận được.

Còn nếu khách mời nhận được một câu hỏi hay và thú vị đối với họ thì họ sẽ chia sẻ một cách hào hứng, đôi khi giá trị thông tin độc giả nhận lại còn vượt cả mong đợi của chính độc giả. Cùng về một vấn đề nhưng cách triển khai câu hỏi của khán giả cũng sẽ khác nhau, đưa đến những câu trả lời khác nhau từ khách mời. Ở thời đại mà Internet phát triển vượt trội, công chúng trên mạng cũng cần phải nâng tầm văn hóa online của mình. Điều này thể hiện ở việc đưa ra bình luận văn hóa, không đi sâu vào đời tư của khách mời. Đồng thời, khán giả cũng cần tránh gửi những câu hỏi mang tính chất tiêu cực và thiếu tế nhị, gây ức chế cho người khác.

Không chỉ có độc giả tương tác với khách mời mà khách mời cũng cần tương tác với độc giả. Nếu trong một chương trình giao lưu trực tuyến, khách mời luôn giữ thái độ lạnh lùng, hỏi gì trả lời đấy thì khó làm khán giả hài

86

lòng. Đôi khi họ sẽ cảm thấy chán nản và rời khỏi cuộc giao lưu. Cho nên khách mời cũng cần tương tác giao lưu với khán giả đang ngồi trước màn hình bằng những hành động tự nhiên, thân thiện hoặc những câu hỏi gợi mở khán giả.

3.2.6. Định hướng phong cách riêng biệt

Mỗi tờ báo mạng điện tử đều có tôn chỉ làm việc và phong cách riêng biệt của mình. Trong đó, từng thể loại, từng chuyên mục cũng phải có dấu ấn riêng để độc giả nhớ đến. Nếu như không có một lối đi riêng, thể hiện rõ phương hướng của mình thì tờ báo đó khó có thể tồn tại trong thời đại số lượng tờ báo điện tử nhiều như hiện nay. Chuyên mục giao lưu trực tuyến cũng tương tự như vậy.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay” (khảo sát báo điện tử vtv news và trang tin điện tử sóng trẻ từ năm 2016 đến năm 2019) (Trang 83 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)