báo điện tử VTV News và trang tin điện tử Sóng trẻ (từ 2016 đến 2019)
2.3.1. Thành công
Thứ nhất, các chương trình giao lưu trực tuyến trên báo điện tử VTV News và trang tin điện tử Sóng trẻ thành công trong việc đưa thông tin đến khán giả một cách nhanh chóng nhất. Có thể thấy, giao lưu trực tuyến chính là tấm gương phản ánh rõ ràng nhất ưu thế của loại hình báo mạng điện tử.
Đối với các loại hình báo chí khác như báo in, báo phát thanh và báo truyền hình cũng có các hình thức tương tác riêng và phù hợp với đặc điểm hình thức của họ. Tuy nhiên, những loại hình này vẫn có những điểm hạn chế hơn so với báo mạng điện tử, đặc biệt là trong các chương trình tương tác như giao lưu trực tuyến.
Các tiêu chí Trên báo mạng Trên báo in Trên PT-TH
Thời gian phản hồi Nhanh chóng, có thể là ngay lập tức Chậm hơn vì phải đợi số báo sau
Chậm hơn vì đăng tải ở chương trình lần sau Dung lượng câu
hỏi của khán giả
Không bị giới hạn bởi số trang và khuôn khổ nên số lượng câu hỏi của khán giả được đưa ra chi tiết
Bị hạn chế về số trang và khuôn khổ của một trang báo in Bị giới hạn do thời lượng phát sóng chương trình nên không thể trả lời hết câu hỏi
66 Tần suất Phi định kỳ, có thể tổ chức chương trình mọi lúc Định kỳ theo số ra của báo Định kỳ theo thời gian phát sóng chương trình
Giao lưu, tương tác giữa công chúng với công chúng Có thể tương tác nhanh và khán giả không bị áp lực xuất hiện trước màn hình Độc giả khó có thể giao lưu với tác giả của phản hồi đó
Công chúng sẽ gửi câu hỏi cho khách mời chứ chưa tương tác nhiều với nhau Hình thức Đa dạng phong
phú và được truyền qua mạng Internet
Trình bày trên trang báo gây sự đơn điệu Phát sóng trực tiếp qua mạng Internet Chỉnh sửa thông tin Có thể chỉnh sửa thông tin ngay khi đã đăng bài tổng kết giao lưu Không thể sửa chữa vì đã đăng báo Không thể chỉnh sửa do chương trình đã phát sóng
Bảng so sánh giao lưu trên báo mạng điện tử so với các loại hình khác
Thông tin luôn là thước đo sự thành công của một tác phẩm báo chí. Nếu tác phẩm đó không có chiều sâu thông tin thì đó là một tác phẩm không thành công vì chưa mang đến giá trị cho độc giả. Trong chương trình giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử, thông tin được truyền đến khán giả thông qua câu trả lời của khách mời. Đó là một hình thức tiếp cận thông tin rất nhanh và khán giả cũng có thể ngay lập tức tiếp nhận nguồn thông tin đó. Yếu tố nội dung đóng vai trò then chốt. Nếu chương trình giao lưu trực tuyến đã đảm bảo yếu tố nội dung, thông tin đầy đủ đến độc giả thì đó là thành công.
Yếu tố nội dung luôn là vấn đề then chốt để níu chân độc giả. Cả hai trang báo được khảo sát đều làm tốt vấn đề này. Nếu chương trình giao lưu
67
trực tuyến không mang đến thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất thì độc giả sẽ khó theo dõi đến hết chương trình. Bạn Phạm Lê Linh Trang (sinh viên lớp Báo mạng điện tử K36A3) khẳng định:
“Theo cá nhân tôi, chương trình giao lưu trực tuyến mà nhóm tôi thực hiện đã đáp ứng được yếu tố nội dung cho khán giả. Bởi vì khán giả đã có thể tiếp cận được những định nghĩa, lý thuyết về hình thức diễn thơ mà chương trình đang hướng đến cùng với câu chuyện của khách mời… Tất cả những điều liên quan đến lý thuyết thì đều đã được mang đến cho độc giả trong phần 1 Hỏi – Đáp bằng hình thức trẻ trung, dễ hiểu. Ngoài ra, chúng tôi còn cài vào những tiết mục diễn thơ để độc giả ngoài việc được lắng nghe chia sẻ từ khách mời thì họ còn trực tiếp được trải nghiệm âm nhạc. Sau chương trình, phản hồi của khán giả rất tích cực. Các bạn trẻ khi xem chương trình thì rất hào hứng với hình thức mới lạ này. Sau khi lên một bài truyền thông trước buổi GLTT để giải thích về hình thức diễn thơ này thì đã khơi gợi được sự tò mò và cảm hứng về hình thức này cũng như nghệ thuật cho các bạn trẻ. Sau khi chương trình kết thúc thì chúng tôi tổng kết thấy rằng đối tượng khán giả rất rộng, ngoài đối tượng chính là các bạn trẻ thì còn có các cô, các bác cũng xem chương trình vì họ rất thích thơ ca. Và khi họ thấy thơ ca được làm mới lại bằng âm nhạc Indie thì đối tượng khán giả đó rất hào hứng và thích thú. Chúng tôi cảm thấy chương trình của mình chính là một cầu nối giúp khán giả hiểu được hình thức nghệ thuật độc đáo này.” [phỏng vấn sâu, phụ lục 1.4]
Thứ hai, không thể phủ nhận thành công của một chương trình giao lưu
trực tuyến của hai kênh truyền thông này chính là giúp cho khả năng tương tác trực tiếp được đẩy lên cao. So sánh ở nhiều yếu tố khác nhau, báo mạng điện tử đều cho thấy ưu thế vượt trội trong khả năng giao lưu, tương tác, giúp
68
cho công chúng được trở thành một phần không thể thiếu trong các chương trình tương tác.
Lượng tương tác chính là thước đo thành công rõ ràng nhất của một chương trình giao lưu trực tuyến mà ta có thể nhìn thấy ngay khi chương trình phát sóng và sau khi phát sóng. Bạn Đàm Công Bắc (Cựu trưởng BBT Sóng trẻ) cho biết:“Thành công của một chương trình giao lưu trực tuyến trước hết là ở lượng tương tác, lượng người xem đông đảo của buổi giao lưu trực tuyến.” [phỏng vấn sâu, phụ lục 1.1]
Không khí báo chí cũng trở nên cởi mở hơn, quyền của công chúng cũng được nâng cao hơn. Còn ở trên báo in, báo phát thanh và truyền hình, đôi khi thông tin chỉ đi một chiều, công chúng chưa có cơ hội để thể hiện quan điểm mà chương trình đã kết thúc hoặc bị giới hạn nên câu hỏi của mình chưa đến được với khách mời. Còn trên báo mạng điện tử không giới hạn số người tham gia, số lượng câu hỏi phỏng vấn. Độc giả có thể gửi một hoặc nhiều câu hỏi về vấn đề mình quan tâm. Chỉ cần có thiết bị kết nối Internet thì dù bạn ở đâu đi chăng nữa thì khoảng cách địa lý cũng sẽ được xóa bỏ. Sau đó khách mời sẽ nhanh chóng phản hồi độc giả mà không cần chờ đợi như các chuyên mục tương tác trên các loại hình báo chí khác.
Đánh giá về thành công của chương trình giao lưu trực tuyến trên Sóng trẻ, bạn Mạc Thu Trang (sinh viên lớp Báo mạng điện tử K36A1) khẳng định những bình luận, ý kiến của khán giả gửi về chứng tỏ chuyên mục giao lưu trực tuyến trên Sóng trẻ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm:
“Theo đánh giá của cá nhân tôi, Sóng trẻ News là một trang báo đã có bề dày lịch sử. Bởi vậy, tờ báo này không chỉ có được lượng độc giả cố định là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền mà còn có rất nhiều độc giả thường xuyên quan tâm theo dõi. Và chuyên mục giao lưu trực tuyến trên Sóng Trẻ News cũng là một chuyên mục nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả. Chúng ta có thể
69
nhận thấy điều đó rất rõ ràng qua những bình luận, những lượt chia sẻ mà độc giả tương tác dưới mỗi chủ đề. Phản hồi của khán giả về các chương trình khá tốt. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều bình luận, có bình luận góp ý, có bình luận bày tỏ sự hài lòng và có bình luận mong muốn được đóng góp. Tuy rằng chương trình chưa thật sự có chất lượng tốt, tuy nhiên nó cũng là cơ hội để chúng tôi được rèn nghề và là một diễn đàn để công chúng tự do bày tỏ quan điểm của mình.” [phỏng vấn sâu, phụ lục 1.2]
Thứ ba, độc giả còn có thể tương tác với các độc giả khác ở phần bình
luận dưới các cuộc giao lưu trực tuyến về một vấn đề nhất định. Thành công của giao lưu trực tuyến trên báo mạng còn thể hiện được ở khả năng giúp công chúng được tự do ngôn luận, cùng tranh luận về một vấn đề để cùng đi đến hướng giải quyết. Ví dụ như trong buổi giao lưu trực tuyến không chỉ có được câu trả lời từ khách mời mà chính những ý kiến phản hồi, câu hỏi của khán giả cũng là một nguồn thông tin phong phú, gợi mở ra nhiều chủ đề khác cho tòa soạn. Phóng viên, biên tập viên có thể tận dụng những ý kiến mà độc giả đã đưa ra để tìm tòi, khám phá những đề tài khác.
Thứ tư, giao lưu trực tuyến trên báo mạng điện tử còn đưa khách mời
đến gần với khán giả hơn bất cứ con đường nào khác chứ không chỉ thành công ở khả năng tương tác, đề cao vai trò của công chúng. Bạn Đàm Công Bắc (phụ trách chuyên mục giao lưu trực tuyến trên Sóng Trẻ News) khẳng định: “Giao lưu trực tuyến trên Sóng trẻ được tổ chức bởi các sinh viên năng động, chuyên nghiệp, tài giỏi nên chương trình dễ tạo được dấu ấn và thu hút sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Thêm vào đó các chương trình được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, không thua kém bất cứ một chương trình giao lưu trực tuyến của các cơ quan báo chí nào khác.” [phỏng vấn sâu, phụ lục 1.1]
70
Nếu thực hiện một buổi phỏng vấn thông thường trên báo in, truyền hình hay kể cả báo mạng điện tử, độc giả sẽ chỉ tiếp nhận thông tin mà không thể hỏi khách mời những câu hỏi mình mong muốn. Còn khách mời lại chỉ được chia sẻ, tâm sự những câu hỏi mà tòa soạn đã đặt ra, thiếu đi tính tương tác với độc giả. Nhưng khi thực hiện một buổi giao lưu trực tuyến, khách mời được tương tác với khán giả qua màn hình máy tính, điện thoại giúp khách mời sẽ chia sẻ tự nhiên nhất về vấn đề mà họ đang bàn tới. Hơn thế nữa, rất nhiều khán giả dù chưa biết đến khách mời nhưng chỉ cần xem một chương trình giao lưu trực tuyến thôi là họ có thể cảm thấy thích thú và tìm hiểu về khách mời. Đó không chỉ là người nổi tiếng mà có thể là những chuyên gia đầu ngành có chuyên môn giỏi… Khán giả đều có thể ngưỡng mộ và tìm hiểu về họ sau khi kết thúc chương trình. Từ đó khách mời sẽ có thêm một lượng khán giả theo dõi mới, tiếp thêm động lượng để họ cố gắng hơn trong công việc. Ngoài những khán giả trung thành của chuyên mục giao lưu trực tuyến, các độc giả cũng có thể tiếp cận dễ dàng với chương trình. Thông qua những câu trả lời hóm hỉnh, vui vẻ hoặc đầy tính chuyên môn của khách mời, khán giả sẽ có hứng thú theo dõi hết chương trình. Đó chính là thành công của giao lưu trực tuyến khi níu chân được độc giả đến phút cuối.
2.2.5. Hạn chế
Ngoài những thành công nổi bật so với các hình thức tương tác khác trên báo mạng điện tử, giao lưu trực tuyến trên báo điện tử VTV News và trang tin điện tử Sóng trẻ cũng có những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, nội dung trên các chương trình giao lưu trực tuyến ở hai
kênh truyền thông này chưa được đa dạng. Chúng ta biết rằng giao lưu trực tuyến thu hút nhất ở nội dung thông tin. Tuy nhiên đây cũng là một điểm hạn chế mà nhiều tờ báo mạng điện tử trong quá trình thực hiện chương trình giao lưu đã mắc phải.
71
Về mặt tổng quát, nội dung ở đây nằm ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có cả đề tài và khách mời. Về đề tài chủ đề, các chương trình giao lưu trực tuyến trên VTV News và Sóng trẻ vẫn chủ yếu khai thác đề tài về văn hóa, giải trí, người nổi tiếng. Sau đó là đến các chương trình về các vấn đề như sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục… Điều này VTV News đã làm khá tốt so với Trang tin điện tử Sóng trẻ.
Nhìn nhận điểm hạn chế của chuyên mục giao lưu trực tuyến nằm ở khâu nội dung chưa đa dạng ở nhiều mảng đề tài, Bạn Mạc Thu Trang (sinh viên lớp Báo mạng điện tử K36A1) cho biết chủ đề thường chỉ xoay quanh người nổi tiếng: “Vì Sóng trẻ là trang báo phục vụ công chúng chính là sinh viên và độc giả trẻ nên những chủ đề đôi khi chưa đa dạng mà chỉ xoay quanh một số chủ đề về diễn viên, ca sĩ, những người được các bạn trẻ quan tâm,...”[phỏng vấn sâu, phụ lục 1.2]
Chính vì thế mà nhiều khi chương trình chưa đến được với nhiều đối tượng độc giả khác nhau, dẫn đến việc Trang tin điện tử Sóng trẻ vẫn chưa thu hút được lượng khán giả đa dạng, chủ yếu là sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bạn Nguyễn Đức đã đưa ra ý kiến về vấn đề này: “Ở thời điểm hiện tại, theo tôi chuyên mục giao lưu trực tuyến trên Sóng trẻ vẫn chưa được "phủ sóng" rộng rãi. Hầu hết phần lớn những người quan tâm đến chuyên mục này là những sinh viên trực tiếp thực hiện làm bài tập, một số fan của các nghệ sĩ được mời tham gia buổi giao lưu.” [phỏng vấn sâu, phụ lục 1.3]
Về mặt chi tiết, khi đi sâu vào từng chương trình ta sẽ thấy có những điểm hạn chế nhất định. Có những chương trình hay và hấp dẫn từ đầu đến cuối nhờ nội dung sáng tạo, chủ đề nóng hổi đang được quan tâm và khách mời thu hút khán giả. Họ sẽ tham gia nhiệt tình trong suốt quá trình diễn ra chương trình với những câu hỏi, thắc mắc liên tục được gửi về. Tuy nhiên cũng có những chương trình nghèo nàn về nội dung, khách mời xuất hiện với
72
tần suất dày đặc dẫn đến nhàm chán khiến cho công chúng không đủ kiên nhẫn để theo dõi đến hết chương trình. Việc bỏ dở giữa chừng đối với một chương trình giao lưu trực tuyến một tiếng đến hai tiếng đồng hồ sẽ khiến công chúng không có được cảm giác thoải mái khi không thu hoạch được thông tin. Nhiều trường hợp, nội dung chương trình và câu trả lời của khách mời không có gì mới mẻ khiến họ không còn nhu cầu tiếp nhận thông tin. Đồng thời, cũng làm giảm sự hiệu quả của buổi giao lưu, có khả năng khiến cho độc giả quay lưng và dần dần không còn chú ý đến giao lưu trực tuyến trên trang báo mạng điện tử đó nữa.
Trong một vài trường hợp nhỏ, khán giả sẽ không theo dõi được hết thông tin mà chương trình muốn truyền đạt bởi thông tin đó ở phía cuối của chương trình còn họ thì không có điều kiện về thời gian để theo dõi. Cũng phải nói thêm rằng, một số báo không có bài tổng kết lại nội dung của buổi giao lưu trực tuyến khiến nhiều khán giả bị lỡ thông tin. Đây là một phần không thể thiếu của một buổi giao lưu trực tuyến nhưng đôi khi bị xem nhẹ. Ngay cả với những khán giả theo dõi từ đầu đến cuối chương trình, đôi khi họ vẫn bị lỡ thông tin nào đó trong chương trình bởi các lý do như MC và khách mời nói quá nhanh hoặc đúng lúc đó đường truyền Internet gặp sự cố khiến họ không xem được… Chính vì vậy, thiếu mất bài tổng kết sau chương trình là một hạn chế, nhược điểm mà một số báo cần phải xem xét và thay đổi để chương trình giao lưu trực tuyến được trọn vẹn hơn.
Ở một số cuộc giao lưu trực tuyến, chủ đề của chương trình quá hẹp nên cũng chưa có tính giáo dục cao. Tuy nhiên, một số báo mạng điện tử lại làm rất tốt điều này như VTV News hay Vietnamnet bởi họ cũng thường tổ chức những chương trình với dàn khách mời có chuyên môn cao trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế…
Thứ hai, về phía công chúng, hạn chế của cuộc giao lưu trực tuyến qua
73
độc giả. Đôi khi trong chương trình sẽ xuất hiện những câu hỏi khiếm nhã, không lịch sự, soi mói đời tư, thiếu tôn trọng khách mời. Không chỉ có vậy,