- Nỗi oan khuất bi kịch
1. Tác giả & tác phẩm
a, Tác giả:
- Quê: Thạch Thất, Hà Tây (Hà Nội)
- Làm thơ từ đầu những năm 60 của TK XX và thuộc lớp nhà thơtrẻtrưởng thành trong
thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- ThơBằng Việttrong trẻo, mượt mà, trànđầy cảm xúc,đềtài thơthườngđi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Hương cây bếp lửa (thơin chung với Lưu Quang Vũ), Những gương mặt,những khoảng trời(1973),Cát sáng(1983)…
b. Tác phẩm:
● Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại Liên Xô
- In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
- Nhà thơkểlại: “Những nămđầu theo học luật tạiđây tôi nhớnhà kinh khủng. Tháng 9ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờmặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớcảnh mùađôngởquê nhà. Mỗi buổi dạy sớmđi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớlại hìnhảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.
● Bố cục - Mạch cảm xúc
- Bố cục bài thơ đi theo mạch cảm xúc: hồi tưởng =>hiện tại, kỉ niệm =>suy ngẫm. Lựa chọn bố cục như thế là thích hợp với việc khắc hoạkỉniệm tuổi thơ. Bốcụcđó còn cho thấy hìnhảnh của bà khắc sâu vào tâm khảm của người cháu, thành chỗdựa tinh thầnđể người cháu trưởng thành.
- Bố cục chia 4 phần:
+ Ba khổthơtiếp: (Tiếp…đến…”niềm tin dai dẳng):Hồi tưởng những kỉniệm tuổi thơ
sống bên bà.
+ Khổ tiếp: (Tiếp…đến…”bếp lửa!”):Suy ngẫm của người cháu vềbà, vềhìnhảnh bếp lửa.
+ Khổ cuối:Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương khôn nguôi, da diết. 2. Phân tích văn bản
2.1. Hình ảnh khơi nguồn - Bếp lửa
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
Nghệ thuật Nội dung
Điệp khúc “Một bếp lửa”: trực tiếp gợi ra hình tượng trọng tâm của bài thơ
Hình tượng bếp lửa trong luôn hiển hiện trong tâm trí, ký ức của nhân vật trữ tình
Chờn vờnsương sớm
Ấp iunồng đượm
-(Tu từ)Từ láy gợi hình “chờn vờn”: gợi ra ánh lửa bập bùng, lửa vừa mới nhóm lên -(Tu từ)Từ láy gợi hình “ấp iu”: gợi ra cảm giác ôm ấp che chở, như bàn tay ấm áp, vuốt ve, chăm chút
-(Tu từ)Đối lập “bếp lửa” >< “sương sớm”; “sương sớm” >< “nồng đượm”: Nhấn mạnh cảm giác ấm áp cả vềnghĩa vật lý, sinh lý, cảm giácxúc giác lẫnấm áp về tình thương
=>(Biện pháp nghệ thuật)Gợi tả và đối lập:
làm nổi bật lên hình ảnh bếp lửa sưởi ấm cả cơ thể lẫn tâm hồn, biểu tượng của gia đình và tình thương
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! (Tu từ)Câu cảm thán trực tiếp: Bộc lộ tình cảm đột ngột, chất chứa, sâu sắc
=> (BPNT)Trữ tình trực tiếp, thể hiện cảm xúc vừa đột ngột vừa da diết + Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa hình tượng bếp lửa và hình tượng bà.
=> (Hình tượng)Có 2 hình tượng song hành: Bếp lửa và Bà.Bướcđầuđược gợi ra với cảm xúcấm áp và da diết. Ba câu thơmở đầuđã diễn tảcảm xúcđang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, vềbà, là sựkhái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.
2.2. Tuổi thơ bên bà
Nghệ thuật Nội dung
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là nămđói mòn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu húkêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu húsao mà tha thiết thế!
- (Tu từ) Kể chuyện: Tái hiện dòng hồi ức quá khứ dần hiện về đói khổ, khó khăn, vất vả
+Đói mòn đói mỏi - khô rạc ngựa gầy: những
chi tiết thơđậm chất hiện thựcđã tái hiện lại hình ảnh xóm làng xơ xác,tiêu điều cùng những con người tiều tụy, vật lộn mưu sinh. + Nhân vật trữ tình: nhớ lại tuổi thơ cơ cực và những gian khổ “đến giờ sống mũi còn
cay”
- (Tu từ) Đối thoại với bà: Tâm hồn đang tìm về tuổi thơ, tìm về bà -> Thấy tuổi thơ hiện về trước mắt cũng như thấy bà trước mặt
- (Tu từ) Hình ảnh “tu hú”: Một ký ức gắn liền với những câu chuyện của bà và ngày khổ, vừa bồi hồi, xúc động vừa xót xa, khắc khoải cho nên “sao mà tha thiết thế”
=> (BPNT) Tái hiện bối cảnh tuổi thơ, những năm tháng ám ảnh và cơ cực. Tiền đề cho câu chuyện ùa về và hình ảnh bà dần hiện lên với những vẻ đẹp đối lập hoàn cảnh.
(Kết cấu kể chuyện: Nhân vật bà có thể được phân tích như một hình tượng tự sự, với vẻ đẹp và số phận đối lập nhau)
Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
- Hình tượng bà: Bà vừa là bà vừa là mẹ vừa là cha
+Vai trò: Một mình bà nuôi dạy cháu, làm
cả vai trò, vai trò cha - mẹ
+Tình thương: Bà yêu thương cháu thay cả
phần cha mẹ ở xa
=> Sự chăm sóc và tình thương của bà bao la mà cũng nhọc nhằn
(Câu hỏi tu từở cuối đoạn là một mong mỏi có điều gì đó san sẻ bớt cực nhọc, gian lao, vất vả của bà. -> Thể hiện lòng biết ơn, kính yêu của nhân vật trữ tình. Tình cảm không chỉ là của cháu với bà, mà hòa trộn cả tình cảm với cha mẹ, đấng sinh thành, nuôi dưỡng).
Tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam mỗi độ hè về, báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cây. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
- Hình ảnh đối lập:“cháy tàn cháy rụi” ><“bà dặn cháu đinh ninh” - “cứ bảo ở nhà vẫn “bà dặn cháu đinh ninh” - “cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên”
=> Bà vừa là chỗ dựa cho cháu, vừa lạ chỗ dựa hậu phương cho tiền tuyến kháng chiến => Sức mạnh tình yêu thương của bà gợi liên tưởng về biết bao gia đình, với người ở lại hậu phương cùng đồng lòng với người nơi tiền tuyến
=> Tình cảm gia đình phát triển thành tình cảm với Tổ quốc