vừa thống nhất:
+ “Trăng”là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, là sự sống thanh bình.
+ “Súng” là hiện thân cho cuộc chiến đấu gian khổ, hi sinh.
=>Súng và trăng là sự kết hợp chiến sĩ và thi sĩ.
=> Vượt thoát lên khó khăn gian khổ (rừng hoang sương muối) là tình bạn, tình đồng chí, tình thân, làm cho cảnh vật cũng giàu chất thơ, con người thi vị hơn, cũng lạc quan hơn, thanh cao hơn.
=> Tình đồng chí bắt đầu từ gian khổ, bắt nguồn từ chiến đấu hiểm nguy, chết chóc để vươn lên sự sống, cái đẹp, lạc quan, thi vị.
4. Nghệ thuật thơ
- Hình ảnh thơ vừa chân thực, giản dị thấm thía gian lao, vừa thơmộng trữtình, thấm đẫm chất thơ
- Giọng điệu thơ có nhiều ý tứ, ngắt nghỉ đặc biệt, tạo ra nhiều khoảng ngừng - lặngđắt giá, giàu chiêm nghiệm, sinh động như lời bày tỏ.
-Ngôn ngữ thơđơn giản nhưng giàu sức gợi, gần gũi như giàu cảm xúc, giàu ý tưởng
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
1. Tác giả & tác phẩm
a, Tác giả
- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ởhuyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nộinăm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyếnđường Trường Sơn. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệcác nhà thơ trẻthời chống Mĩ cứu nước.
- Giọng thơcủa Phạm Tiến Duật trẻ trung, sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”, Phạm Tiến Duật đưa tất cảnhững chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường vào trong thơ.
- Một sốtác phẩm tiêu biểu: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970);Ởhaiđầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983); Thơ một chặng đường (tập tuyển, 1994); Nhóm lửa (thơ, 1996); Tiếng bom và tiếng chuông chùa (trường ca, 1997); ...
b, Tác phẩm
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”được sáng tác năm 1969. Bài thơnằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơcủa báo Văn nghệnăm 1969,được đưa vào tập “Vầng trăng và quầng lửa” (1970).
- Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt.Từkhắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viênđã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc, và điểm nóng lúc đó là tuyếnđường Trường Sơn– conđường huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Ở đó, không lực Hoa Kì ngày đêm trút bom, vãiđạn hòng ngăn chặn sựchi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Vượt qua mưa bom bãođạn của kẻthù,đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm bất chấp gian khổvà hi sinh để ra trận. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn. Có thểnói, hiện thựcđãđi thẳng vào trang thơcủa tác giảvà mang nguyên vẹn hơi thởcủa cuộc chiến. Rađời trong hoàn cảnhấy, bài thơvới âmđiệu hào hùng, khỏe khoắnđã thực sựtrởthành hồi kèn xung trận, trởthành tiếng hát quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ. Cảm hứng từnhững chiếc xe không kínhđã làm nềnđểnhà thơ chiến sĩkhắc họa thành công chân dung người chiến sĩlái xe:ung dung tựtại, lạc quan sôi nổi, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, tìnhđồng chíđồngđội gắn bó tình yêuđất nước thiết tha…
2. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1: 2 khổ đầu.Dáng vẻ hiên ngang của người lính lái xe.
- Phần 3: 2 khổ thơ 5-6 áp chót.Tình động đội của những người lính.
- Phần 4: Khổ thơ cuối. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu của người Giải phóng quân.
3. Phân tích văn bản
3.1. Nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Nghệ thuật Nội dung
Rõ là bài thơ, mà nhan đề còn phải viết là “bài thơ”
Có vẻ thừa, nhưng chi tiết nào lạ tất có dụng ý => Thể hiện cái nhìn, góc nhìn, tâm thế tiếp cận vấn đề: Lập trường nghệ thuật, tìm kiếm cái đẹp, cái thơ, cái khí chất sức mạnh, cái lãng mạn hào hoa
Tiểu đội xe không kính - Là hình tượng xuyên suốt bài thơ
+ Phản ánh sự mất mát, tổn thương, gian khổ + Thể hiện sự độc đáo, không bình thường, gây tò mò
=> Thể hiện tâm thế ngạo nghễ, phong lưu, anh hùng trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn, mất mát. Cũng như sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ, lạc quan.
3.2.Dáng vẻ hiên ngang của người lính lái xe.
Nghệ thuật Nội dung
Khôngcó kínhkhôngphải vì xekhôngcó kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dungbuồng lái ta ngồi,
Nhìnđất,nhìntrời,nhìn
thẳng.