Chi tiết hiện thực:

Một phần của tài liệu Ôn tập tác phẩm văn học lớp 9 (Trang 40 - 42)

+Điệp ngữ “không”: trực tiếp giải thích nguyên nhân

trần trụi, thẳng thắn, khảng khái, không phải ẩn dụ mà là hiện thực

+ Động từ mạnh “bom giật”, “bom rung”: phản sự khốc

liệt của bom đạn, chiến tranh

+ Chi tiết ẩn: Vì sao không lắp lại kính? Vì có lắp lại thì

bom cũng giật vỡ, tức là bom đạn diễn ra thường trực, liên tục, không ngừng, vậy thôi khỏi lắp

-Hình ảnh người láiđối lập lại:

+ Ung dung buồng lái ta ngồi (Đảo ngữ): Thể hiện sự

hiên ngang khẳng định, sự “trấn giữ”, tư thế làm chủ, đối đầu với không chỉ chuyện thiếu kính, mà chính là đối đầu với bom đạn, hiểm nguy

+ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng (Điệp ngữ): Thểhiện ánh mắt mạnh mẽ, dáng vẻ anh hùng ngạo nghễ, quân

tử, khí phách. Như muốn thu cả đất trời vào tầm quan sát, tâm chứa thiên hạ, hiên ngang bất động.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vàobuồng lái

-Chi tiết hiện thực: Tất cả mọi thứ bên ngoài không có

gì cản lại, sa và ùa vào

+ Tiêu cực: Sương gió, gian khổ của người lái + Tích cực: Trực tiếp hòa mình vào thiên nhiên, đất trời. Con đường chạy vào tim, sao trời, cánh chim là những hình ảnh đẹp, thi vị, lạc quan.Con đường đó là nơi các anh sống với lý tưởng, theo đuổi lý tưởng giải phóng Tổ quốc, nên nó chạy thẳng vào tim.

=> Gian khổ trở thành chất liệu để tạo nên sức mạnh. Người trẻ sống bằng trải nghiệm, đối với anh Giải phóng quân thì đó không hẳn là gian khổ, mà là trải nghiệm, thử thách khẳng định bản thân, khẳng định cái tôi, bản lĩnh.

3.3. Tinh thần lạc quan giữa khó khăn gian khổ

Nghệ thuật Nội dung

Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng nhưngười già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

- Điệp cấu trúc đối lập trong 2 khổ thơ: 2 câu gian khổ >< 2 câu lạc quan trẻ trung, phong lưu phong trần + Không nhữngkhông bị khó khăn làm nao núng,

ngược lại còntìm thấy niềm vui, sự hài hướctrong gian khổ=> Phong lưu

(Phong lưu là khí chất gây cảm hứng, mạnh mẽ thu hút, quyến rũ đám đông bằng sự thú vị)

Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối nhưngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

+ Xemmọi khó khăn bên ngoài là chuyện nhỏ nhặt.

Không vì chuyện nhỏ nhặt mà bận tâm. Mưa của trời làm ướt áo thì gió của trời lùa khô áo thôi. Lái trăm cây số nữa cũng chỉ như đi dạo=> Phong trần

(Phong trần là khí chất điềm tĩnh vững chãi, đáng tin cậy, tường đồng vách sắt)

3.4. Tình đồng chí đồng đội

Nghệ thuật Nội dung

Những chiếc xe từtrong bom rơi

- Hình ảnh biểu tượng:

Ðã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọcđườngđi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

+ Bắt tay: Tình đồng chí đồng đội, sống chết có nhau

=> Gian nguy trở thành cơ sở, tiền đề cho tình cảm. Càng gian nguy càng thắm thiết, tình nghĩa gắn bó.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

-Hình ảnh gia đình:Thể hiện tình thân và không khí ấm cúng, thân mật giữa những người lính.

-Hình ảnh bầu trời (dựng giữa trời, trời xanh

thêm):Thể hiện không gian sống và cũng là không gian tâm hồn phóng khoáng, rộng mở của người lính. Kết nối với không gian “không có kính” khoáng đạt, hòa mình vào thiên nhiên, đất trời Tổ quốc.

-Điệp ngữ “Lại đi, lại đi”+ màu “xanh thêm”: biểu

tượng của hi vọng tương lai, ý chí tiến tới.=> Đi vừa mang nghĩa thực là phục vụ chiến đấu, giải phóng; vừa mang nghĩa là trải nghiệm, sống nhiều, sống sâu với tuổi trẻ, với lý tưởng, với niềm đam mê.

3.5. Lòng yêu nước và quyết tâm chiến đấu

Nghệ thuật Nội dung

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Một phần của tài liệu Ôn tập tác phẩm văn học lớp 9 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)