Hình ảnh ẩn dụ “Một ngọn lửa, lòng bà

Một phần của tài liệu Ôn tập tác phẩm văn học lớp 9 (Trang 32 - 37)

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... luôn ủ sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

=> Ngọn lửa trong lòng bà của tình yêu thương dành cho cháu, cho con, cho quê hương. Nhóm lên ngọn lửa bếp là sự chăm sóc, tần tảo. Ngọn lửa bếp có thể nhìn thấy được, còn ngọn lửa lòng của bà chỉ có thể dùng trái tim để cảm nhận được.

=> Ngọn lửa khác là ngọn lửa niềm tin vào tương lai, vào việc nuôi dạy cháu thành người lớn khôn, đóng góp cho đời, cho dân tộc, cho quê hương đất nước

=> Bà là người phụ nữ anh hùng, bản lĩnh. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.

2.3. Suy ngẫm về bà

Nghệ thuật Nội dung

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ... Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

-Cụm từ chỉ thời gian“đời bà”, “Mấy chục năm”, từ láy tượng hình “lận đận”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa”

-> Diễn tả cảm nhận về cuộc đời gian nan, vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh, chịu thương, chịu khó của bà.

-Điệp ngữ “nhóm” được nhắc lại 4 lần với những ý nghĩa phong phú, gợi nhiều liên tưởng.

+ Hình tượng bếp lửa hòa quyện gắn bó với hình tượng bà. Bếp lửa là biểu tượng hoán dụ cho hình ảnh bà và tình yêu thương của bà trong lòng tác giả.

+ Cả bếp lửa và bà đều vừa giản dị, thân thuộc, vừa “nồng đượm”, gây xúc động mạnh mẽ => Làm nên tuổi thơ => Tuổi thơ làm nên nhân cách và là chỗ dựa tinh thần cho con người sống trong cuộc đời.

-Câu cảm thán khẳng định: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - Bếp lửa!”=> Thể hiện một phát hiện. Trong lòng đã cảm nhận được từ lâu nhưng bỗng nhiên bây giờnhận thức được sự lớn laotrong những điều nhỏ bé. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

- Hình ảnh đối lập: Lửa trăm nhà/ Niềm vui trăm ngả >< Sớm mai này, bà nhóm bếp lên

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?... Kiev, 1963

chưa?

=> Bếp lửa từ hình ảnh cụ thể trở thành ký ức, rồi trở thành tâm tình, trở thành điểm tựa tinh thần. Càng đi xa, càng trải qua nhiều lại càng thấy quý giá, quan trọng. => Biểu tượng về tình thương của bà, tuổi thơ, tình quê hương, Tổ quốc

3. Nghệ thuật thơ

- Hình tượng thơ: Sự hòa quyện và gắn bó giữa hình tượng bếp lửa và bà. Vừa giản dị, thân thuộc, vừa thiêng liêng, cao cả. Vừa ấm áp, thiết tha vừa có sức mạnh, truyền cảm hứng, thúcđẩy. Và phát triển một cách tựnhiên từtâm tình tuổi thơ đến tình yêu giađình, yêu quê hương, đất nước.

-Kết cấu hồi tưởng - kểchuyện:Kết hợpđược chất hiện thực, chân thực với những cảm xúc vừa hồn nhiên của tuổi thơlẫn cảm xúcđã qua chiêm nghiệm triết lý của tuổi trưởng thành.

-Lời triết lýđúc kết, chiêm nghiệm: Mởrộng liên tưởng cho hìnhảnh thơ,đưa suy ngẫm đến chiều sâu, đem lại dư âm ý nghĩa và giúp người đọc tự kết nối với ký ức riêng của mình. Qua đó đồng cảm với tác giả.

- Câu cảm thán trực tiếp và câu hỏi tu từ: Thểhiện cảm xúc trực tiếp, sinhđộng, giúp giọng điệu thơ linh hoạt, đối thoại, gợi ra nhiều dư âm “ý ở ngoài lời”

ĐỒNG CHÍ

1. Tác giả & Tác phẩm

a, Tác giả:

- Chính Hữu tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007), quê: Can Lộc, Hà Tĩnh.

- 1946, ông gia nhập Trungđoàn Thủ đô và hoạtđộng trong quânđội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- 1947, ông bắtđầu sáng tác thơvà thơông chủyếu viết vềngười lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ cô đọng.

- 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật. - Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo (1966), Ngọn đèn đứng gác….

b, Tác phẩm:

- Bài thơ“Đồng chí”được sáng tác vàođầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc (thuđông 1947). Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trịviênđạiđội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một sốtửsĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lạiđiều trị. Đơn vị đã cửmộtđồng chíởlại để chăm sóc cho Chính Hữu và ngườiđồngđộiấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ôngđã viết bài thơ “Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966) – tập thơphần lớn viết vềngười lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

2. Bố cục tác phẩm (mạch cảm xúc)

- 7 câu đầu (đến “Đồng chí”): Cơ sở hình thành tình đồng chí. - 10 câu thơ tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. - 3 câu thơ cuối: Bức tranh gian khổ & trữ tình của tình đồng chí.

3. Nhân vật trữ tình và nội dung

3.1. Cơ sở hình thành tình đồng chí

Nghệ thuật Nội dung

Quê hương anh nước mặnđồng chua

- Nghệ thuật:

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

+ Thành ngữ

+ Lời thơ giản dị, mộc mạc

- Nội dung:Sự tương đồng vềhoàn cảnh xuất thân:

+ Sự khắc nghiệt, khó khăn của thiên nhiên + Sự nghèo khó, thiếu thốn của con người

Người lính chống Pháp “vệ quốc quân” xuất thân là người nông dân giản dị, mộc mạc (Khác với người lính chống Mỹ “giải phóng quân” là thanh niên, học sinh - sinh viên sôi nổi, hào hoa, phong lưu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Anh với tôiđôi ngườixa lạ

Tựphương trời chẳng hẹnquen

nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên

đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi

tri k.

- Nghệ thuật:

+ Sự tăng tiến của quá trình từ quen đến thân:Xa lạ -> Quen -> Bên -> Sát -> Chung -> Tri kỉ;Anh với tôi -> Đôi tri kỉ

+ Súng - Đầu: Vừa tả thực, vừa ẩn dụ hàm ý về sự đồng hành: Trong chiến đấu sinh tử, sống chết có nhau + Trong suy nghĩ, tình cảm, mục đích, lý tưởng

- Nội dung:

+ Mối quan hệ tình cờ tự nhiên

+ Phát triển nhờ vào sự chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau, đồng cam cộng khổ

+ Tri kỉ: là những người trên cả bạn thân,thấu hiểu và thấu cảm, có sự chia sẻ sâu sắc về đời sống tinh

thần, tình cảm, quan điểm, lí tưởng

Đồng chí! - Nghệ thuật:

+ Câu thơ rút gọn độ dài, gây ấn tượng bằng sức nặng của từ khóa.

+ Vừa là tiếng gọi, vừa là kết luận. -Nội dung:

+ Tổng kết, đúc kết lại quá trình và cảm tình của đoạn thơ đầu, cho thấy ý nghĩa sâu sắc và mạnh mẽ của mối quan hệ đồng chí (Đồng tâm - Đồng ý - Đồng chí - Đồng lòng)

+ Lời gọi ẩn chứa sự khẳng định về nhau, tâm tình và cảm xúc với nhau.(Tưởng như 2 người vừa bắt tay vừa nhìn nhau thắm thiết, dù là lúc còn ở chiến trường thời trẻ hay khi về hội họp lúc già, hoặc người còn người mất)

Nghệ thuật Nội dung

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà khôngmặc kệgió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớngười ra lính.

SỰ CHIA SẺ TÂM TÌNH, CẢM XÚC

- Gửi/Mặc kệ: Mặc kệ là cách nói tự dặn lòng.

Nhưng phải có lòng thì mới phải tự dặn lòng. Đó là nỗi lòng của người chưa từng rời quê hương mà ra đi.Rời quê hươngđi kháng chiến đểbảo vệ quê nhà.

-Giếng nước gốc đa: Hoán dụ chỉ quê hương và

người thân, gia đình. Quê hương nhớ người ra lính, người ra lính cũng nhớ quê hương.

=> Người lính chống Pháp xuất thân là người nông dân. Tâm tư của họ không phức tạp nhưng sâu đậm, tha thiết. Nỗi lòng sâu nặng nhất khi phải đi xa, lại đi vào nguy hiểm, là nỗi lòng quê nhà.

=> Nhưng cũng thấp thoáng phảng phất màu sắc anh hùng “Người ta đi đầu không ngoảnh lại”. Do đó câu trên thìmặc kệ, nhưng câu dưới thìnhớ.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

SỰ CHIA SẺ GIAN KHỔ

Một phần của tài liệu Ôn tập tác phẩm văn học lớp 9 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)