Đối với ngành dệt may

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN đề QUẢN TRỊ rủi RO (Trang 28 - 29)

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra cho các doanh nghiệp dệt may cơ hội lớn để hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thương mại xuất khẩu. Môi trường kinh doanh được mở rộng thì rủi ro cũng xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng và khó đối phó. Đặc biệt là môi trường kinh doanh quốc tế luôn có sự biến đổi liên tục, khó dự đoán trước vì vậy rủi ro trong kinh doanh quốc tế cũng thường xuyên hơn, khó kiểm soát hơn và là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, đây lại là hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận chính cho doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là doanh nghiệp gặp nhiều rào cản về pháp lý, giao dịch, tài chính…những rào cản này không chỉ là nguy cơ mà đã trở thành rủi ro, trở thành bài học đắt giá cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam vẫn sẽ phải đối diện nhiều khó khăn lớn, những khó khăn này do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế ở nhiều thị trường lớn, sức ép cạnh tranh do Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nước ngoài, do cơ chế giám sát dệt may của Hoa Kỳ, và tình trạng đình công của công nhân ở các khu công nghiệp tập trung và ở các thành phố lớn.

Rủi ro luôn đồng hành với hoạt động kinh doanh nên mỗi doanh nghiệp dệt may sẽ gặp không ít rủi ro cũng như nguy cơ tiềm ẩn trong kinh doanh xuất khẩu. Để hạn chế những rủi ro và thiệt hai, doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về tầm quan

trọng của công tác quản trị rủi ro từ đó hoàn thiện công tác quản trị rủi ro và có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và kiểm soát rủi ro hiệu quả.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN CHUYÊN đề QUẢN TRỊ rủi RO (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w