B.LÝ TRÍ VÀ TRỰC GIÁC

Một phần của tài liệu Toàn chân triết luận - Thu Giang - Nguyễn Duy Cần (Trang 53 - 55)

L. TẾ ĐỘ QUẦN SINH

B.LÝ TRÍ VÀ TRỰC GIÁC

Bản ngã thuộc về lý tương quan nên muốn hiểu biết phải dùng lý trí để so sánh…Sự hiểu biết ấy đặng có mặt hình thức rất mập mờ, quanh co ở bề ngoài, do sự so đo, cân nhắc chớ không thể suốt được đến cái chỗ tinh vi của Đạo.

Tâm, tức cái Đạo nơi ta, là sự Sống linh hoạt vận chuyển luôn luôn. Sự sống ấy tấn mãi, không hề thối hay đứng dừng một chỗ bao giờ. Tâm ta lưu chuyển như giòng nước chảy chảy, cuộn cuộn liên tiếp ngày đêm không ngớt. Một cái tâm lý của ta trong phút trước, không bao giờ giống với cái tâm lý của ta trong phút sau…Tuy thế, nó khơng thể tương phản cho đặng, trước sau nó vẫn là một, dẫu có ln chuyển biến đổi ln ln. Lý nầy, hơi khó hiểu một chút nhưng ta thử nhắm mắt lại và lóng nghe một khúc đờn cỏ. Tuy có nhiều tiếng khác nhau kết thành, song nghe ln câu, ta khơng thể nhìn nhận từng tiếng đặng, nó trước sau vẫn là một tiếng, mà kéo dài…vậy thơi. Ấy là một vì dụ cho ta dễ hiểu cái cách linh hoạt của tâm lý.

Lý trí thì chỉ nhờ phân tích ra từng đoạn, từng khúc để so sánh, mới hiểu. Nhưng, đã gọi cái Sống của Chân tính, khơng thể phân tách đặng, mà lại lấy sự phân tích của lý trí để khảo cứu thì làm sao mà hiểu cho đặng cái Sống ấy? Tâm ta là một cái linh khí tấn chuyển ln ln, mà Lý trí đem ra cắt phân từng đoạn, như cắt một phim hát bóng ra từng miếng, rồi mong đem sắp kế kế nhau để tìm lại cái sự linh hoạt của nó…Thật, đó là một đều Vơ lý! Một cái linh khí hoạt chuyển ln ln, lý trí bắt dừng lại, lấy một hai món để nghiên cứu, như dịng nước đang chảy mà ta múc lấy mươi thùng đem lên sắp kế kế nhau, rồi dụng hết lý luận để tìm lại cái chảy ấy, thì có thể nào đặng chăng. Một nhà triết học trứ danh ngày nay nói: Cái đặc tính của Lý trí là nhờ so sánh một việc đã qua với một đều hiện tại mà hiểu biết, huống chi cái đã qua đối với cái hiện tại thì khơng thể nào giống nhau cho hết đặng, vì tâm lý

ta lưu chuyển tấn biến mãi, một phút trước, một phút sau là khơng cịn giống nhau nữa, Lý trí muốn biết đặng cái Sống, chỉ là một đều vọng ảo mà thôi (Bergson)

Trực giác tức là cái lẽ hiểu rất mau, lấy Tồn thể mà xem, khơng phân cắt riêng từng đoạn…Như kẻ đứng trên cao và xa Trực giác thấy được cái chảy của giòng nước. Trực giác lại cũng kẻ nhảy xuống dòng nước, rồi tự để cho lơi cuốn nên thí nghiệm đặng cái chảy đó ra sao.

Trực giác khi xem mỗi vật thì nhập vào trong, ở nơi trung tâm của vật ấy, để sống trong cái Sống của Vật ấy…Ấy là cách trực tiếp với Chân lý, chớ khơng như Lý trí, phải dụng cách gián tiếp, đứng ngoài mà xem. Lý trí thì phải dụng lấy phương pháp phân tích để hiểu biết, đem một vật đã qua mà so sánh với một vật hiện tại, như đã nói trên kia. Cách gián tiếp ấy chỉ biết đặng cái bề ngồi, hình thể của sự vật, chớ khơng thấu được cái bề trong, tức là cái Sống của nó đặng. Nếu ta dùng cách phân tích mà xem, thì ta đứng ngồi vật ấy, ta sẽ thấy vật ấy theo những phương diện riêng, tương quan với ta, tuỳ theo ta đi hoặc đứng. Nếu vật ấy cùng ta đồng chuyển cập với nhau, ta sẽ khơng thấy cái chuyển của nó, ta sẽ gọi nó là Tịnh. Ta đứng lại, ta sẽ thấy nó chuyển, hoặc sang bên hữu, hoặc sang bên tả của ta. Ta lấy ta làm cái trụ điểm để đo lường. Thế ấy ta chỉ hiểu biết được vật ấy theo tư kiến của ta mà thôi. Nếu ta dùng trực giác để trực tiếp, thì ta khơng ở ngồi vật ấy, cho nên ta mới hiểu đặng cái chuyển thật của nó.

Tóm lại, Lý trí thì phân tích, cắt vụng Sự Sinh động ra từng mảnh múng cho nên những mảnh múng ấy thì tình và khơng cịn biến đổi gì nữa đặng, bởi nó đã lìa với cái Sống Chung của Tồn thể rồi. Thế nên, Lý trí, khơng cịn biết đặng cái Sự Sống của Chân tính; Trực Giác thì ở trong cái động, sống trong cái Sống của Toàn thể, nên hiểu đặng Chân Lý. Đó là cách phân biệt Lý trí và Trực giác.

Nói thế, chẳng phải bảo rằng Lý trí là vơ dụng cho kẻ tầm Chân lý. Đã biết, ta phải dùng Trực giác để đạt suốt cái lý của sự vật…nhưng muốn miêu tả lại cái Ngộ của mình cho kẻ khác, ta phải dùng đến lý trí mới được. Trách vị của Lý trí là để giúp Trực giác phô diễn lại những đều ngộ cảm của tâm linh…

Thật vậy, thường thường cái sự quá ỷ lại vào Lý trí làm cho ta vội vã trả lời mà khơng dị xét lại cho chính định, coi những vẫn đề ta tự tạo và tự hỏi đó có căn cứ vào đều huyền vọng của Bản ngã chăng? Bởi thế cho nên, tự cổ chí kim, những vấn đề tối trọng của Nhân Sinh như luật Cơng Bình, vấn đề Hố Cơng…sở dĩ khơng giải quyết đặng là vì con người vơ

ý, quên coi kỹ nó có căn cứ vào sự thật hay khơng? Lý trí và Trực giác đều có trách vị riêng và hạn định khác nhau rất xa. Lý trí thuộc về Tương quan, là phương pháp để khi Trực giác đạt suốt lý đạo rồi, miêu tả lại cái Chân lý bằng tiếng nói và lý luận của tương quan cảnh để phổ thơng cho kẻ khác. Cịn Trực giác là phương pháp để trực tiếp với Chân lý, nếu khơng nhờ ánh sáng nó, thì Lý trí vẫn là một cái phương pháp vô thần. Cho nên ta phải hiểu và biết phân biệt cái trách vị và phận sự của mỗi bản năng ấy; không vậy, ta sẽ lầm tưởng rằng: Lý trí có thể đạt suốt đặng lý Đạo, thành thử sự học của ta về Chân lý sẽ là một trị chơi giải trí của lý luận mà thơi, chớ khơng có sự sống linh hoạt của Đạo ở trong chút nào cả…

~o~o~o~o~o~o~o~ CHƯƠNG THỨ NĂM

Một phần của tài liệu Toàn chân triết luận - Thu Giang - Nguyễn Duy Cần (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w