SỰ HOÀN HIỆN CỦA ĐẠO

Một phần của tài liệu Toàn chân triết luận - Thu Giang - Nguyễn Duy Cần (Trang 76 - 78)

C. CHÂN LÝ VÀ KHOA HỌC

E. SỰ HOÀN HIỆN CỦA ĐẠO

Đạo, tức là sự Sống, hay là Chân tính của con người, ta có thể sánh với hột giống. Trong hột giống, có đủ cả “Tồn thể cái cây sau nầy, nghĩa là: cây, lá, bông, trái… Hột giống, là cái cây chưa hiện. Cây, là hột giống đang hiện. Lúc chưa biểu lộ ra. Nó đã có một cách đầy đủ rồi. Cho nên, lúc đang hiện ra, bắt từ khoản trổ lá, đến đâm bông, trổ trái…ta không thể gọi đó là Tấn Hố cho đặng. Mà phải nói: Ấy là khoản cái cay đang hồn hiện cái toàn thể của sự Sống nó.

Đến lúc nó trổ trái, chín thành hột giống cũng như cái hột giống trước kia của nó (ta thường gọi lẽ ấy là phản bổn hồn ngun) chớ khơng phải thối lui lại, trở lại cái hồi đầu của ta, như xuân qua, hạ đến thu mãn, đông sang rồi tiếp xuân hạ thu đông khác…luân chuyển tới luôn luôn…cái xuân nầy không phải cái xuân kia…mà vẫn là trở lại cái hồi đầu của một vịng ln chuyển.

Krishnamurti nói: “Cá nhân, nhờ giải thốt mà xé tan cái màng chia rẽ mình và Đạo

(nghĩa là Tồn thể Vũ trụ). Đây khơng phải nói về sự tấn hố cho thêm to, thêm lớn chi, mà chỉ phải làm làm sao trở nên cái đều mà ta đã có sẵn, ẩn lực nơi lịng ta mà thơi.”

F. LỘC TRỜI

Người họ Điền, nhơn dịp kị giỗ, mời thân hảo trút ngàn người. Khách đến, theo lệ, đam lễ rất nhiều. Có một người khách kiến cá ngon và nhạn rừng…Người họ Điền, thấy, thở ra một cách hồi kỉnh và nói: “Trời đãi ta rất hậu! Đã chẳng những sanh ra thóc lúa và mn

vàn hoa thảo cho người…mà lại còn ban cho những cá, chim cho người dùng nữa…Thật, Trời đãi người rất hậu”. Bao nhiêu khách đều khen là phải. Chỉ có đứa con nhà họ Bảo, tuổi

mới mười hai (Đứa nhỏ mười hai tuổi đây, là ám chỉ kẻ cịn Xích tử chi tâm, chưa có tư tâm..) bước ra nói: “Những lời của ngài nói khơng chánh lý. Trời, Đất đây cũng là những

sinh vật như những sinh vật khác thay, huống chi con người, không vật nào trọng, vật nào khinh. Trọng, Khinh, Quý, Tiện chẳng qua là một cái cớ để lớn ăn thịt nhỏ, khôn hiếp dại, mạnh lấn yếu mà thơi. Chớ nào có phải Trời vì lồi này mà sinh lồi khác đâu. Người ăn gì được thì ăn, dùng được gì thì dùng, nhưng chớ có dụng tâm cho rằng Trời vì người mà sanh ra vạn vật. Nếu nói thế, thì cũng phải nói Trời sanh người là để cho lồi muỗi hút máu, để cho loài cọp ăn thịt hay sao?” - Liệt Tử -(Con người bởi sống trong Bản ngã, nên lấy tư tâm

mà luận mọi sự. Thấy có mình thơi, nên vạn vật sanh ra cũng vì mình mà sinh, và cũng chỉ vì có một mục đích ấy mà thơi. Muốn thấy đặng cái lý thật của mọi vật, thì chớ bề khi nào lấy tư tâm mà luận. Bởi chấp mình làm trung điểm của vạn vật, mới có dụng tâm mà chế ngự vạn vật, lợi dụng kẻ khác để làm lợi khí cho tư dục…Thú vật có sanh ra là để cho ta ăn, Thái dương có là để soi sáng cho ta mà thơi…- Xem bài Kìa thử xem hoa xuân phong nhuỵ… trong quyển Trường Lạc Ca)

~o~o~o~o~o~o~o~

G. CHÍ NHÂN

Đời Thương, quan đại tể tên Đảng hỏi Trang Tử cái nghĩa của chữ Nhân(1). Trang Tử nói: “Đó là cái đức của hổ lang”. Đảng nói: -Sao vậy? –Trang Tử nói: Cha con chúng nó cũng biết thân nhau, sau gọi khơng nhân? -Đảng nói: Cịn chỗ Chí Nhân là sao? Trang Tử nói: Chí Nhân khơng thân với ai hết. -Đảng nói: Tơi có nghe nói khơng thân thì khơng thương, khơng thương thì khơng thảo. Gọi người Chí Nhân khơng thảo, đặng chăng?

Trang Tử nói: Khơng phải vậy. Chí Nhân là lịng tốt vơ hình và bơ thờ, khơng nghịch với lịng tốt hữu hình và quyết định, nhưng mà nó phân biệt cái hữu hình ra. Thương, mà bởi

đứng cao quá và xa quá, nên không thấy vật. Bởi vậy, ở tại ấp Dĩnh ngó qua hướng bắc, khơng thấy nui Minh San. Nhưng mà núi Minh San có. Tại sao vậy? Tại xa quá. Hiếu mà được cận với chỗ Chí Nhân, là khi nào con thương cha mà không thân với cha. Cha thương con mà không thân với con. Thương thiên hạ mà không thân với thiên hạ, và làm cho thiên hạ thương ta mà khơng thân với ta. Đó là được đến chỗ Chí Nhân. Hay làm ơn, hơn Nghiêu Thuấn mà không màn đến, hay làm phải cho mọi người mà khơng ai dè, đó là chỗ Chí Nhân, tày với lịng vơ tâm (vơ vi) của Trời Đất mà làm cho Vạn vật đặng toại sinh vận động. Ông thấy chưa, yêu mến theo lịng thảo, khơng đủ mà hiểu đều đó. Thật vậy, Hiếu, Đễ, Nhân, Nghĩa, Trung, Tín, Trinh, Liêm, hết thảy mấy cái đức đó đều ở trong cái Chí Nhân, nhưng bởi sánh với chỗ tơn đại của Chí Nhân, nên nó xem cịn nhỏ nhen lắm. Người ta nói: đồ trang sức không thêm chi cho người tuyệt sắc; của thưởng không thêm chi cho người cực phú; tước lộc không thêm chi cho người cực quý. Ai đắc đến chỗ Chí Nhân cũng thể ấy, Chí Nhân khơng khác Đạo, người Chí Nhân nếu gặp dịp cũng thật hành hết các đều nhân hạng thấp thơi đó nhưng các đều ấy cũng khơng thêm nhân phẩm chi cho nó hết. Chẳng phải do mấy đều kể ra đó (Nhân, Nghĩa, Trung, Tín…) nghĩa là do sau trở lại trước, mà giải đặng cái nghĩa của Chí Nhân – mà phảido Đạo, nghĩa là do cái trước tới cái sau, mới giải đặng tới cái nghĩa của Chí Nhân vậy (Trang Tử)

~o~o~o~o~o~o~o~

Một phần của tài liệu Toàn chân triết luận - Thu Giang - Nguyễn Duy Cần (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w