Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường XK do chính phủ đề ra trong năm 2008 tại thành phố Đà Nẵng:

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trong thương mại xuất nhập khẩu với các tỉnh có cảng biển ppt (Trang 84 - 89)

2008 tại thành phố Đà Nẵng:

2.1 Định hướng và giải pháp để thực hiện kế hoạch xuất khẩu 2008 tại thành phố Đà Nẵng:

Tập trung thúc đẩy những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch lớn có đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng XK, cụ thể như:dệt may, thuỷ sản, nông lâm sản,..

Nông lâm sản: Theo dự báo về sản lượng và giá thị trường có tăng hoặc đứng ở mức cao, nhóm sản phẩm này tiếp tục gặp thuận lợi. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cafe (đã xuất sang 30 nước) và có chiến lược giữ vững bạn hàng (thị trường kỳ hạn và các bạn hàng chính : Thuỵ Sĩ, Đức, Mỹ,..). Chú ý khai thác thị trường Trung Quốc đối với các loại nông sản như sắn lát, bột sắn,...Khai thác triệt để hiệp định thương mại hàng hoá khu vực

mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Tranh thủ các hợp đồng của chính phủ và tổng công ty lương thực miền Nam để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Trung Quốc, Indonesia,...

Thuỷ sản: Với những cảnh báo của thị trường nhập khẩu về dư lượng thuốc kháng sinh trong thuỷ sản là những việc cần giải quyết dứt điểm, cần có sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu thu mua, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng lại niềm tin đối với phía Nhật Bản. Tích cực đa dạng hoá danh mục các sản phẩm qua chế biến như: các loại thuỷ sản ăn liền, thuỷ sản chế biến sẵn, đóng gói, nhằm tạo sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Hong Kong cần chú ý các thị trường Hàn Quốc ( hiệp định thương mại hàng hoá khu vực mậu dịch tự do ASEAN_Hàn Quốc) đẩy mạnh các thị trường Nga, Trung Đông, Nam và Trung Mỹ.

Dệt may: Đây là mặt hàng năng lực sản xuất của thành phố khá ổn định và có chất lượng, tuy nhiên dưới áp lực cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ và phải chịu cơ chế giám sát của Hoa Kỳ, do đó cần phải có sự phối hợp giữa Doanh nghiệp với các cơ quan để kiểm soát chống chuyển tải hàng dệt may bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, thực hiện đúng quy chế C/O. Chủ động đa dạng hoá thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu vào Hà Lan, Nhật Bản, Đức, Pháp,...gia tăng thị phần tại các thị trường khác (đã xuất khẩu qua 51 quốc gia nhưng giá trị còn thấp) không nên tập trung quá vào thị trường Hoa Kỳ, giảm tải tăng trưởng nóng đối với các mặt hàng thuộc diện giám sát vào thị trường này. Chuyển dần từ việc gia công sản phẩm sang bán thành phẩm.

Hàng giày dép: Nhóm này xuất sang 40 quốc gia; các doanh nghiệp cần tập trung sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế, được thị trường Bắc Mỹ ưa chuộng như:giầy thể thao, giày da nam nữ, dép trong nhà,...Chuyển đổi linh hoạt các chủng loại

hàng xuất khẩu vào thị trường EU, khai thác thị trường có nhu cầu lớn như Canada, Brazil, Mexico, các nước Nam Mỹ và đông Âu.

Hàng thủ công mỹ nghệ- đò gỗ nội thất: Nhóm đồ gỗ đã xuất sang 16 quốc gia, tuy nhiện giá trị chưa cao; nhóm TCMN có đa dạng hơn về chủng loại sản phẩm kết hợp giữa mây, tre, lá, thuỷ tinh, kim loại sang hơn 40 quốc gia. Cần đẩy hoạt động XTXK, quảng bá sản phẩm qua hội chợ triển lãm và qua internet. Tăng cường mối quan hệ và hoạt động có hiệu quả trong hiệp hội gỗ và lâm sản; Hiệp hội TCMN và cục xúc tiến để liên kết đầu mối nhập khẩu và cung ứng gỗ nguyên liệu, hỗ trợ về XTXK.

Nhóm điện, điên tử: Các sản phẩm này chủ yếu của các doanh nghiệp FDI nên rất ổn định về thị trường xuất khẩu và có giá trị gia tăng cao, xu hướng có kim ngạch xuất khẩu lớn.

Nhóm xuất khẩu dịch vụ: Tập trung phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ như du lịc, tài chính, ngân hàng, viễn thông, xuất khẩu lao động. Phối hợp với các ngành thúc đẩy các dự án dịch vụ thu ngoại tệ nhằm phát triển XK dịch vụ.

Về chính sách thị trường xúc tiến thương mại: Năm 2008 đề xuất bổ sung, sửa đổi chính sách xúc tiến thương mại, phát triển thị trường theo định hướng của thành phố (dùng tiền thưởng XK để thực hiện XTTM) nhằm mục tiêu duy trì ổn định thị phần tại các thị trường trọng điểm, có sức mua lớn.

- Tập trung xây dựng 50 gian hàng của các doanh nghiệp trên cổng giao tiếp thương mại điện tử của thành phố Đà Nẵng.

- Quan tâm xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhất là trong việc đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, coi đây là nguồn lực đột phá để đẩy mạnh xuất khẩu thành phố trong năm 2008 và những năm đến.

2.2 Về thị trường trong nước

Quy hoạch tổng thể mạng lưới thương mại trên địa bàn thành phố đến năm 2020. Tăng cường công tác quản lý nhà nước theo quy hoạch trên địa bàn thành phố.

- Thực hiện quy hoạch hệ thống mạng lưới chợ theo quyết định 167/QĐ-UB. Xã hội hoá, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thành phố: các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ. Tăng cường hoạt động giám sát các chợ của ban quản lý chương trình phát triển chợ thành phố Đà Nẵng.

- Tổ chức và phối hợp tổ chưc tốt các hội chợ triển lãm trên địa bàn thành phố, thúc đẩy hoạt động khuyến mãi bán hàng tăng sức mua cảu người dân.

- Đẩy nhanh và hiện đại hoá phương thức và công nghệ kinh doanh thương mại phát triển theo hướng văn minh hiện đại, tăng chường công tác quản lý của nhà nước đối với loại hình kinh doanh siêu thị- trung tâm thương mại. Từng bước tiếp cận thương mại điện tử, thanh toán bằng thẻ tín dụng.

- Tổ chức lại mạng lưới bán lẻ, đầu tư xây dựng lại các chợ theo chương trình phát triển chợ theo quy hoạch. Tiếp tục giải toả, sắp xếp lại các chợ theo quy hoạch. Tiếp tục chuẩn đầu tư, nâng cấp các chợ.:chợ mới, chợ hàn, chợ cồn, chợ đầu mối theo mô hình chợ vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Hỗ trợ tạo mọi điều kiện nhằm thúc đẩy nhanh sự liên kết và hình thành những công ty bán lẻ trên thị trường thành phố, phát triẻn hệ thống phân phối hàng hoá hnư các tổ chức dịch vụ về vận tải, kho hàng, tài chính, bảo hiểm,...để tăng cường chuyên môn hoá và chất lượng dịch vụ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là chống hàng lậu, hàng giả lưu thông trên thị trường.

2.3 Tăng cường công tác xúc thương khẩu hội nhập quốc tế

Phối hợp triển khai và phổ biến cho doanh nghiệp các thủ tục, luật pháp quốc tế.

Thực hiện chương trình xúc tiến TM năm 2008 trong đó tập trung vào các thị trường trọng điểm cho các sản phẩm chủ lực và tiềm năng.

Phối hợp với các ngành tập trung xây dựng thương hiệu cho 2 sản phẩm thuộc các sản phẩm chủ lực của thành phố.

Triển khai khuyến khích các doanh nghiệp làm hàng lưu niệm và quà tặng về thành phố Đà Nẵng : chương trình du lịch mùa hè, hội chợ hàng việt Nam chất lượng cao,...triễn lãm ở trong và ngoài nước.

Khai thác có hiệu quả trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng, tổ chức hội chợ quốc tế tại Đà Nẵng và tiến đến tổ chức hội chợ quốc tế thường niên. Nâng cao chất lượng tổ chức các hội chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Thông qua các cuộc hội chợ triển lãm tại Đà Nẵng để mời gọi doanh nghiệp đầu tư, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý,...tại Đà Nẵng.

Tham mưu xây dựng hệ thống dịch vụ trên tuyến hành lan kinh tế Đông Tây ( gồm các nước trong tuyến).

Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về thương mại Đà Nẵng với các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế.

Thực hiện nghị quyết 16/NQ-CP. Triển khai chương trình hành động của thành phố sau khi gia nhập WTO.

Tăng cường phối hợp tố chức các khoá đào tạo về kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ thương mại, nâng cao nhận thức, hiểu biết về các định chế thương mại quốc tế (WTO,ASEAN,FTA,...)cho cán bộ và doanh nghiệp.

2.5 Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh

Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của chính phủ mà thành phố đã ban hành, tiến hành đồng thời gải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính giúp nhà đầu tư giảm chi phí, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các nàh đầu tư tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ưu đãi để mở rộng sản xuất.

Phối hợp với các ngành tham mưu thành phố thực hiện tốt việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các mặt hàng chủ lực: thuỷ sản, may mặc, da giày, lốp ôtô, sản phẩm mỹ nghệ,...của thành phố. Khuyến khích phát triển hệ thống thiết kế thời trang, mẫu mã và tổ chức giới thiệu sản phẩm thời trang mới tại hội chợ nhằm khuyếch trương trong nước và xuất khẩu.

2.6 Thiết lập các mối liên kết vùng nhằm phát triển nguồn nhiên liệu, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, vận tải quá cảnh.

Tiếp tục phối hợp với các tỉnh bạn liên kết vùng kinh tế trong điểm nhằm thu hút hàng hoá, nguyên liệu trong vùng để chế biến xuất khẩu. Phối hợp với các tỉnh miền Trung liên kết thành một thị trường lớn và tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong và ngoài nước nhằm phát triển hành lang kinh tế Đông Tây; hợp tác phát triển các tiểu vùng sông Mêkông và hành lan kinh tế phía Bắc với Trung Quốc.. trong lĩnh vực thương mại.

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trong thương mại xuất nhập khẩu với các tỉnh có cảng biển ppt (Trang 84 - 89)