Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động XTXK của chính phủ

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trong thương mại xuất nhập khẩu với các tỉnh có cảng biển ppt (Trang 60 - 73)

4.1 Những hạn chế trong hoạt động XTXK 4.1.1 Những hạn chế trong nhận thức về XTXK

Trong quá trình tham gia hội nhập với thế giới và khu vực, nhận thức về công tác XTXK ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cho tới nay các quan chức chính phủ, giới kinh doanh và toàn xã hội vẫn bị hạn chế về tầm nhìn đối với hoạt

động XTXK. Quan niệm XTXK trong phạm vi hẹp vẫn còn phổ biến với cách tiếp cận XTXK chỉ là các hoạt động như thông tin, thương mại, quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, các đoàn công tác thương mại,...Tuy đối với một số thành phố lớn như thành phố Đà Nẵng trong những thời gian qua đã tích cực cử nhiều đoàn công tác đi đào tạo ở nước ngoài nhằm nâng cao nhận thúc cũng như tầm hiểu biết về công tác XTXK( trong năm 2007 là 21 người, đã phê duyệt đề án “đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài” trong năm 2008) nhưng một thực tế cho thấy rằng, chúng ta bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu nhưng lại không biết chọn lọc áp dụng những thứ phù hợp với chúng ta, tuỳ tiện sử dụng những mô hình có hiệu quả đối với một số nước nhưng lại không nhận thúc được rằng sự khác nhau giữa những điều kiện của nước này với nước khác, dẫn đến tình trạng áp dụng tràn lan, mô phỏng nhưng không có hiệu quả mà còn tạo ra nhiều lổ hổng trong công tác quản lý.

Mặt khác trong thời gian qua cả chính phủ, các TSIs và các doanh nghiệp còn chưa chú trọng đúng mức hoạt động XTXK, thậm chí nhiều ý kiến còn cho rằng hoạt động XTXK không cần phải có cơ quan chức năng của nhà nước đứng ra thực hiện. Quy mô hoạt động tư vấn còn khá nhỏ nhoi.

Hình 2.3 Quy mô hoạt động tư vấn phân theo địa bàn

Tần số sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp một lần chiếm 61.54%, 2 lần chiếm 8%, 6 lần chỉ chiếm gần 7% cho thấy doanh nghiệp sử dụng dịch vụ lặp lại rất thấp.

Hình 2.4 Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp xử dụng dịch vụ tư vấn

Thêm vào đó, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong việc cung cấp các dịch vụ XTXK kể trên đã dẫn tới kết quả các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn dịch vụ tốt nhất. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh XK của doanh nghiệp, thị

trường dịch vụ xúc tiến kém phát triển. Xếp hạng mức độ quan tâm đến các yếu tố lựa chọn nhà tư vấn, cho kết quả: Uy tín của công ty cung cấp dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp được đánh giá cao nhất, kế đến đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết vấn đề. Giá của dịch vụ tư vấn được doanh nghiệp đánh giá là yếu tố không quan trọng vì có sự tương xứng giữa giá cả và chất lượng dịch vụ cũng như khó định giá được hoạt động chất xám này.

Có một thực tế bất lợi diễn ra đối với XK của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng là tình trạng thiếu nguồn hàng XK đang diễn ra gay gắt cả đối với các mặt hàng có lợi thế như gạo, cà phê, cao su, tơ sợi,.. và các mặt hàng khác như thực phẩm chế biến, đồ chơi trẻ em, động cơ điện,..Kết quả nhiều hợp đồng XK sẽ bị huỷ bỏ và những nổ lực để tìm kiếm thị trường và khách hàng cho các sản phẩm này lâm vào thế bế tắc do thiếu những nổ lực để tạo nguồn cung XK ổn định và vững chắc. Đó cũng chính là kết quả của việc nhận thức chưa đầy đủ về XTXK, chưa chú trọng đến việc xúc tiến cải thiện nguồn cung cho XK ở Việt Nam.

4.1.2 Những hạn chế trong công tác quản lí

Môi trường pháp lý cho hoạt động XK và XTXK còn chưa hoàn thiện. thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các bộ luật kinh tế và kinh doanh, thiếu tính minh bạch, rõ ràng hiệu lực thực thi chưa cao. Chưa tạo được sự bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau tham gia sản xuất và kinh doanh XK.

Tình trạng thiếu minh bạch rõ ràng, thiếu các quy định cụ thể để các luật đã được ban hành có thể đi vào thực tế cuộc sống và phát huy tác dụng điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, còn nhiều quy định bất bình đẳng của luật pháp đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đơn cử như trong những năm qua thành

phố Đà Nẵng đã áp dụng chế độ “một cửa liên thông”, song ở nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân đã có nhiều ý kiến cho rằng để đi đến “một cửa” này thì cần phải đi qua nhiều cánh cửa khác, như vậy liệu quy định này có đích thực theo đúng ý nghĩa của nó hay chỉ là một dạng trá hình khác. Điều này cần phải được xem xét lại một cách kỹ lưỡng.

Nhà nước chưa xây dựng được các chiến lược cho các ngành/sản phẩm, chưa xây dựng được một chiến lược hỗ trợ XK hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động XTXK ngoài việc xây dựng môi trường pháp lý, còn là việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch XTXK qua đó phát triển XK của đất nước. Tuy nhiên trên thực tế các chiến lược mà chính phủ đã dặt ra còn chưa có những hiệu quả rõ rệt, thủ tục còn khá rườm rà, chưa định hướng được các ngành/sản phẩm cụ thể. Việc thiếu vắng các chiến lược XK cụ thể cho các ngành/sản phẩm tiềm năng như điện tử, tin học, sản xuất động cơ,...các ngành dịch vụ tiềm năng như du lịch, XK lao động, bưu chính viễn thông,...khiến cho việc cung cấp các dịch vụ XTXK trở nên không hiệu quả và không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến việc các doanh nghiệp XK phải tự tìm tòi, mày mò, và không quan tâm lắm đến các dịch vụ mà chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp. Một điều đã thường xuyên diễn ra trong bộ máy quản lý của chính phủ là mỗi khi chính phủ phê duyệt ban hành một nghị quyết hay quyết định cho các tỉnh thành thì những bộ máy quản lý ở các tỉnh thành luôn luôn rập khuôn làm theo mà không cần biết có hiệu quả hay không, không có một sự mới lạ, khác biệt nào trong cách làm để có thể vừa áp dụng đúng mà vừa phù hợp với hoàn cảnh của địa phương mình, chỉ cần biết là có làm, có thực hiện mà không tính đến các yếu tố khác có thể xẩy ra. Do đó cần đòi hỏi phải có sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa chức năng

hoạch định chính sách và chức năng thực hiện, trong đó việc thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển XK ngành/sản phẩm được tiến hành thông qua các dịch vụ hỗ trợ, kể cả việc tăng cường và phát triển các dịch vụ hỗ trợ này. Nói cách khác, các dịch vụ XTXK phải được thực hiện căn cứ vào các kế hoạch phát triển XK ngành/sản phẩm đã được xác định. Bởi vì đối với mỗi ngành/sản phẩm khác nhau và các dịch vụ XTXK sẽ phải đáp ứng yêu cầu cụ thể khác nhau của từng ngành/sản phẩm. Điều này đỏi hỏi các địa phương phải chủ động hơn trong công tác hoạch định cũng như thực hiện.

Việc thiếu vắng các chiến lược XK đối với nhiều ngành/sản phẩm và chiến lược hỗ trợ XK cho các doanh nghiệp, cũng như việc chậm trễ trong xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể phát triển XK thời gian qua là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho việc cung cấp các dịch vụ XTXK của nhà nước chưa đạt hiệu quả cao. Hầu hết các biện pháp chính sách XTXK đưa ra vẫn chỉ là các biện pháp sử lý tình thế, tạm thời, thiếu tính ổn định và thiếu tầm chiến lược để bảm đảm khuyến khích XK về lâu dài.

Công tác điều phối hoạt động XTXK của chính phủ còn chiều hạn chế, mắc dù đã có nhiều sự cải cách nhưng tình trạng lộn xộn mạnh ai nấy làm vẫn thường xuyên xảy ra. Việc cạnh tranh cung cấp dịch vụ XTXK giữa các TSIs chưa lành mạnh, tình trạng bưng bít thông tin còn phổ biến, dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại bung ra quá mức. Dich vụ quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ đoàn công tác xúc tiến,...còn nhiều vấn đề cần phái xem xét. Dịch vụ tư vấn đào tạo nhiều về số lượng nhưng chất lượng lại chưa thật sự được đảm bảo. Nhiều đơn vị tranh giành khách hàng của nhau trong những dịch vụ dễ làm, dễ thu phí. Các dịch vụ khó làm mà các doanh nghiệp có nhu cầu cao lại thiếu đơn vị có khả năng cung cấp. Nhiều đơn vị dùng những thủ đoạn tiêu cực để tranh giành các dự án tài trợ XTXK. Bên cạnh đó còn có sự thiếu phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, các TSIs và các

doanh nghiệp để khai thác tối đa sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho hoạt động XTXK. Nguyên nhân cửa sự thiếu phối hợp trên chủ yếu là do luật pháp về XTXK của Việt Nam chưa hoàn chỉnh, còn thiếu nhiều điều luật quan trọng điều tiết các hoạt động trong các ngành dịch vụ XTXK. Mặt khác Nhà nước chưa hình thành được cơ quan điều phối chính sách có đầy đủ thẩm quyền thực hiện sự phối kết hợp giữa các bên tham gia mạng lưới XTXK quốc gia gồm chính phủ, các TSIs, doanh nghiệp.

Hỗ trợ Marketing của Nhà nước và các TSIs cho các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chính của việc hạn chế này là do những hạn chế về năng lực nên những hỗ trợ marketing XK của nhà nước và các TSIs cho các doanh nghiệp chỉ dừng ở mức chủ yếu là cung cấp thông tin và chất lượng cửa các dịch vụ hỗ trợ vẫn còn khá thấp.

Năng lực XTXK của đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu do họ thiếu cán bộ chuyên môn, phương tiện kỹ thuật, phương tiện tài chính và các yếu tố khác để thực hiện XTXK. Trên thực tế, số doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chiếm 90% số lượng doanh nghiệp, và chiếm khoảng 80% -85% số doanh nghiệp tham gia XK, tuy nhiện số doanh nghiệp này chưa nhận được sự ưu tiên hỗ trợ từ phía chính phủ hoặc chỉ nhận được rất ít. Do vậy cần phải có sự quan tâm đúng mức đối với từng loại hình doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực XK của họ.

4.1.3 Những hạn chế trong các dịch vụ hỗ trợ

Về công tác thông tin:

Nhìn chung công tác tổ chức và dịch vụ cung cấp thông tin thương mại cho mọi loại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay còn chiều yếu kém. Công tác tổ chức thông tin làm chưa tốt nên có hiện hượng vừa thừa vừa thiếu thông tin và không kiểm soát nổi các thông tin đang được lưu hành. Tình trạng phổ biến hiện nay là các

thông tin chung chung có rất nhiều nhưng các thông tin cụ thể phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh lại rất ít. Theo điều tra về mức độ cung cấp thông tin của chính phủ dành cho các doanh nghiệp được đánh giá như sau:

- Nội dung thông tin còn nghèo nàn, giá trị thấp, chất lượng thấp, thiếu tính cập nhật và thường lạc hậu so với biến động của thị trường.

- Nhà nước chưa thực sự quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp tư nhân XK.

Mặt khác còn có sự chênh lệch trong lĩnh vực hỗ trợ, tư vấn thông tin, trong đó, tư vấn xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất 30%, tư vấn nhân sự, tư vấn luật, tư vấn quản lý, tư vấn kế toán tài chính mỗi lĩnh vực chỉ chiếm 10-15%.

Về dịch vụ hổ trợ kinh doanh, dịch vụ tư vấn và đào tạo:

Doanh nghiệp tham gia XNK có nhu cầu lớn về các loại dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp. Việc tiếp cận dễ dàng và tiện lợi các nguồn cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp với giá cả cạnh tranh không những khuyến khích doanh nghiệp tham gia XK mà còn góp phần rất lớn vào việc cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ở nhiều nước kể cả những nước phát triển và đang phát triển các doanh nghiệp có thói quen sử dụng và có thể tiếp cận dễ dàng các nguồn cung cấp những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, riêng đối với ở Việt Nam do các ngành dịch vụ hỗ trợ này còn chưa phát triển, các doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ mới bước đầu thành lập (theo thống kê của cục XTTM thì tuổi đời doanh nghiệp tư vấn còn khá trẻ từ 2-3 năm chiếm 41.2%, nhỏ hơn 2 năm 27.4 %, những doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm chỉ 8.2%.), các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh lại chậm đổi mới chưa theo kịp với xu thế của thị trường trong nước vả trên thế giới và thương là chỉ chú ý đến các doanh nghiệp nhà nước lớn nên

các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chưa được hỗ trợ một cách hiệu quả và thường rất khó khăn trong việc tiếp cận các loại hình dịch vụ này. Rất nhiều doanh nghiệp tuy có như cầu rất lớn về dịch vụ nhưng không biết phải tìm ở đâu khiến cho doanh nghiệp mất đi rất nhiều cơ hội kinh doanh, làm tăng chi phí và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác cũng là do các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa ý thức được lợi ích và chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ này. Số liệu thống kê tại thành phố Đà Nẵng cho thấy rằng:

Những yếu tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp do nhu cầu phát triển của doanh nghiệp chiếm đến 77% số doanh nghiệp được điều tra, ý kiến chủ quan của doanh nghiệp 68%, yếu tố sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp để giải quyết hiệu quả vấn đề phát sinh và tăng khả năng ứng phó chỉ chiếm khoảng 45% số doanh nghiệp được điều tra, yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến quyết định sử dụng tư vấn là khả năng tài chính của doanh nghiệp chỉ chiếm 16%.

Thêm vào đó, yếu tố bên ngoài như cạnh tranh doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp chiếm 57 % số doanh nghiệp được phỏng vấn, yếu tố sự phát triển của dịch vụ tư vấn ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp là 49% và 34 % doanh nghiệp được điều tra cho rằng yếu tố xu hướng sử dụng dịch vụ tư vấn của doanh nghiệp hiện nay đã ảnh hưởng đến quyết định của họ.

Một số loại hình dịch vụ chính phủ cung cấp cho các doanh nghiệp là:

 Dịch vụ tư vấn, đào tạo:

Trong thời gian qua việc cung cấp loại hình dịch vụ này khá phong phú về số lượng nhưng nhìn chung chất lượng còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Nhiều ý kiến tư vấn về thị trường, về sản phẩm còn mang tính lý thuyết chung

chung, chưa thiết thực phục vụ cho các yêu cầu tác ngiệp của doanh nghiệp. Nhiều hội nghị hội thảo, khó đào tạo còn mang tính chồng chéo, thiếu nội dung thiết thực, lãng phí thời gian và tiền bạc của người tham dự.

 Dịch vụ đoàn công tác, khảo sát thị trường:

Các cơ quan của chính phủ và các TSIs trong thời gian qua cũng đã tổ chức được nhiều đoàn doanh nhân đi khảo sát thị trường cả ở trong và ngoài nước, đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, đón tiếp nhiều đoàn doanh nhân nước ngoài vào khảo sát thị trường Việt nam để xúc tiến thiết lập quan hệ đối tác, bạn hàng giữa các bên. Nhưng công tác này gặp nhiều khó khăn, hiệu quả và tác dụng chưa cao. Thứ nhất là do khó khăn về kinh phí đi khảo sát, thứ hai là do khâu tổ chức chưa tốt, việc chuẩn bị cho chuyến đi không được kỹ càng, không xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và chương trình cụ thể của chuyến đi.

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trong thương mại xuất nhập khẩu với các tỉnh có cảng biển ppt (Trang 60 - 73)