Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ 9 tháng đầu năm 2007 đạt 568,1 triệu USD, chiếm 75% so với kế hoạch, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2006. Cả năm 2007 đạt 757,0 triệu USD đạt 100% KH, tăng 23% so với năm 2006. Trong đó xuất khẩu hàng hoá đạt 361,1 triệu USD, đạt 78,2% KH, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2006. Cả năm 2007 đạt 462 triệu USD, đạt 100% KH, tăng 19,9% so với năm 2006, chiếm tỷ trợng 61% tổng kim ngạch XK. Xuất khẩu dịch vụ 9 tháng đạt 207 triệu USD đạt 70,2% KH, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2006. Cả năm đạt 293 triệu USD, đạt 100% KH, tăng 28,3%, chiếm tỷ trọng 39% (xuất khẩu dịch vụ bao gồm: kiều hối, thu đổi ngoại tệ, du lịch, cung ứng tàu biển, bán hàng miễn thuế, tạm nhập tái xuất,...)
Họat động XK của khối doanh nghiệp: Có thay đổi so với các năm trước, đặc biệt là khối DN địa phương tốc độ tăng kim ngạch khá hơn so với Dn trung ương và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp địa phương 9 tháng đầu đạt 119,6% triệu USD đạt 95,7% kế hoạch, tăng 50,8% so với cùng ký năm trước. Cả năm đạt 154,5 triệu USD đạt 123,6% KH, tăng 37,3% so với năm 2006.
Doanh nghiệp trung ương 9 tháng đạt 136,5 triệu USD đạt 71,5 % KH, tăng 17,9 %. Cả năm đạt 169,5 triệu USD đạt 88,7% KH, tăng 2,6% so với năm 2006.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 9 tháng đạt 105 triệu USD, đạt 71,9% KH, tăng 22,9%. Cả năm đạt 138 triệu USD, đạt 94,5% KH, tăng 28,3% so với năm 2006.
Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ yếu:
+ Hàng CN-TTCN: Năm 2007 đạt 367,04 triệu USD, tăng 20,4% là do hàng may mặc tăng 32%, đồ chơi trẻ em tăng 57,6%%, thủ công mỹ nghệ tăng 20,5%, linh kiện điện tử, phụ tùng điện tử, mô tơ điện tử tăng 50% ( 10 triệu USD), săm lốp tăng 64%, thực phẩm ăn nhanh tăng 20%, XK sắt thép tăng lên 315,2% và có thêm nhiều sản phẩm xuất khẩu mới như : đĩa ĐV, hàng điện tử, thiết bị xe ôtô, lọc gió, lọc dầu ôtô, máy đếm tiền, cần câu cá, dụng cụ thể thao, giấy các loại,..
Tuy nhiên cũng có nhiều mặt hàng có mức độ tăng trưởng chậm như nguyên liệu may giảm 49,5%, XK giày da các loại giảm
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2007:
+ Thuỷ sản đông lạnh đạt 20,5 ngàn tấn, đạt 96% kế hoạch. Gía trị đạt 78 triệu USD, đạt 92 % kế hoạch giảm 3 % so với cùng kỳ năm trước.
+ Hàng may mặc đạt 25 triệu sản phẩm, đạt 100 % kế hoạch, bằng 100% về số lượng, giá trị đạt 141,4 triệu USD, đạt 101% kế hoạch, tăng 27,1%.
+ Giày da đạt 3 triệu đôi đạt 81,1% kế hoạch. Gía trị đạt 21 triệu USD, bằng 70 % kế hoạch, tăng 0,4% so với năm 2006.
+ Hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng đạt 34,7 triệu USD, đạt 123,9% kế hoạch, tăng 34% so với cùng lý năm trước.
Thị trường xuất khẩu:
Các doanh nghiệp thành phố đã mở rộng thị trường ra 93 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Á tăng 10% trong đó Đông Bắc Á tăng 18%, Đông Nam Á giảm 12%, Tây Á và Trung Đông giảm 16%, Châu Âu tăng 36%; Châu Mỹ tăng 57% ( Mỹ tăng 53%, Nam mỹ tăng 286%, Trung Mỹ tăng 32%) Châu Úc giảm 40% và Châu phi giảm 26%.
Như vậy các thị trường chính và truyền thống vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, cơ cấu thị trường vẫn ổn định theo hướng tích cực.
Hình 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2007
Công tác quy hoạch, xây dựng cơ bản và đầu tư phát triển hạ tầng:
Đã triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống mạng lưới các cửa hàng kinh doanh khí đốt hoá lỏng, hoàn thành đề án nghiên cứu phố đi bộ, mua sắm chợ đêm. Đối với quy hoạch tổng thể thương mại-dịch vụ trên địa bàn thành phố, văn phòng UBND thành phố đã có văn bản số 2421/VP-KTN ngày 24/8/2007 tạm dừng việc phê duyệt đề cương quy hoạch các ngành dịch vụ.
Hoàn thành 3 dự án cơ hội của ngành ( Chợ Cồn, chợ Hàn, siêu thị Bắc Mĩ An, trung tâm thương mại Hoà Minh, trung tâm thương mại Hoà Cầm).
Hoàn thành công trình trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng, đã tổ chức hội chợ quốc tế hành lang kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng 2007.
Hoàn thành dự án cổng giao tiếp thương mại điện tử. Hiện nay đã đề nghị trung tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng (Softech) chỉnh sửa lại giao diện và bổ sung, sửa đổi một số nội dung tại cổng giao tiếp.
Đã và đang triển khai việc chuẩn bị đầu tư 2 dự án: Nâng cấp mở rộng chợ hàn và đầu tư xây dựng chợ Cồn.
Công tác xúc tiến thương mại, xuất khẩu, phát triển thị trường và hội nhập kinh tế quốc
tế:
Tổ chức và phối hợp tổ chức thành công các hội chợ: Hội chợ Xuân Bính Tuất 2007, Hội chợ triển lãm giao lưu kinh tế Việt Nam- Lào- Thái Lan, triễn lãm quốc tế Vietbuild 2007, hội chợ made in Vietnam- Đà Nẵng 2007, hội chợ triễn lãm thương mại du lịch miền trung tây nguyên 2007, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao 2007, hội chợ giống cây trồng, vật nuôi và máy thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, hội chợ quốc tế hành lang kinh tế Đông Tây, tham dự hội chợ tại Khỏn Kèn ( Thái Lan) đã giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều với các đối tác trong việc đầu tư buôn bán và xuất khẩu các mặt hàng lợi thế.
Các hoạt động xúc tiến thương mại như:XTTM với các tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc), Mukdahan ( Thái Lan), Champasak, Densavanh ( Lào), các tổng lãnh sự, tham tán thương mại ở nước ngoài, giới thiệu doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm tại các tỉnh miền trung. Phát động cuộc thi sáng tạo các sản phẩm quà tặng lưu niệm về thành phố Đà Nẵng. Xây dựng thương hiệu mắm Nam Ô.
Nhìn chung các hoạt động xúc tiến ở thành phố còn chưa mạnh, ít doanh nghiệp mạnh dạn tham gia đầu tư vốn để xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm ở nước ngoài, trong khi việc hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế và chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, vẫn còn nhiều vướng mắc trong công tác thủ tục. Tổng kinh phí hỗ trợ cho việc XTXK năm 2007 là 109 triệu đồng để khảo sát thị trường, tham gia hội chợ.
Đã cấp 170 giấy phép các ngành kinh doanh có điều kiện, trong đó giấy phép kinh doanh thuốc lá, rượu:77 giấy, giấy chứng nhận đủu điều kiện kinh doanh xăng dầu, cấp đổi gas:93 giấy.
Tiếp nhận và xác nhận hơn 700 đợt khuyến mãi, tăng 19,4% so với cùng năm 2006. Tiếp nhận 01 lượt thông báo hội nghị khách hàng và giới thiệu sản phẩm.
Thực hiện cấp lại giấy phép thành lập VPĐD cho các thương nhân nước ngoài. Đã cấp giấy phép thành lập VPĐD là 24 giấy phép và cấp mới cho 3 thương nhân nước ngoài.
Tổng thu phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và giấy phép mở văn phòng đại điện dự kiến năm 2007 là :50 triệu đồng.
Công tác kiểm tra và giám sát thị trường:
Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung cho công tác kiểm tra, kiểm soát dịch cúm gia cầm, các loại dịch bện ở gia súc, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra phép nhập khẩu, kiểm tra kinh doanh mua bán, tàng trữ cáp quang có nguồn gốc trái phép khai thác trên biển.
Đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát 1638 vụ, xử lý 1281 vụ, tổng số tiền thu ngân sách 2236 tỷ đồng , trong đó thu xử phạt là 1513 tỷ đồng.
Đánh giá tổng quát tình hình thương mại năm 2007:
Là năm đầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO, hoạt động thương mại của thanh phố Đà Nẵng đã chịu tác động trực tiếp các biến động của thị trường thế giới và lộ trình thực hiện giảm giá các mặt hàng xuất khẩu. Các DN đã bắt đầu quan tâm và dần thích ứng với yêu cầu kinh doanh mới. Hàng hoá phong phú về chủng loại, đáp ứng nhu cầu về số lượng. Hoạt động XK hoàn thành kế hoạch, đã vượt qua được những khó khăn đầu năm do ảnh hưởng của cơn bão cuối năm 2006 chủ yếu là đối với ngành dệt may và xuất khẩu
nông sản. Khối doanh nghiệp địa phương có tốc độ phát triển nhanh hơn khối doanh nghiệp trung ương và đầu tư nước ngoài. Hoạt động quản lý về thương mại được tăng cường và cải tiến phù hợp với yêu cầu hội nhập. Mạng lưới hạ tầng ngành thương mại phát triển mô hình kinh doanh siêu thị góp phần tạo nên diện mạo mới và nâng cao chất lượng văn minh thương mại cho thành phố. Tuy vậy, tiến độ thích ứng với hội nhập còn chậm. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chưa vững chắc, xuất khẩu thuỷ sản và da giày giảm, các doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu chưa nhiều. Chất lượng dịch vụ thượng mại còn thấp, giá cả không ổn định và có xu hướng tăng cao. Dịch cúm gia cầm. gia súc ảnh hưởng đến tiêu dùng xã hội, chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn xã hội còn đang là vấn đề bất cập.