Phương pháp định tính (Case study)

Một phần của tài liệu NCKHSV TS nguyễn thị minh phương nguyễn khánh hòa nguyễn thanh hậu nguyễn thị hương (Trang 32)

7. Kết cấu đề tài

2.2.Phương pháp định tính (Case study)

Bài nghiên cứu lựa chọn Singapore trong việc phòng chống tham nhũng thành công và phát triển kinh tế cường mạnh cho đến nay. Singapore cho thấy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ quá nửa thế kỷ qua, từ một đất nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất thế giới những năm đầu thế kỷ 20, Singapore thay đổi và đang là một trong những quốc gia có chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) trong sạch nhất trên thế giới, cùng với đó là một trong những điểm đến thu hút FDI lớn trên thế giới.

25

Chọn Singapore là một trường hợp điển hình để lại nhiều bài học cho các nước về phòng chống tham nhũng, Việt Nam và Singapore cùng vị trí địa lý trong khu vực Đông Nam Á văn hóa sẽ có nét tương đồng, cùng là thành viên khối liên kết khu vực ASEAN với những mục tiêu phát triển kinh tế chung cho khu vực, một điểm nữa là Singapore cũng đang là đối tác lớn trong thương mại, là nhà đầu tư của nhiều dự án lớn vào Việt Nam.

Kể từ khi Singapore đạt được chính phủ tự chủ vào năm 1959, kiểm soát tham nhũng đã được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ. Khi Singapore tiếp quản từ tay người Anh, nạn tham nhũng đã phổ biến. Pháp lệnh Phòng chống tham nhũng còn yếu. Tham nhũng không phải là một hành vi phạm tội đáng lưu ý và quyền hạn của Cục chống tham nhũng không đầy đủ. Công chức được trả lương thấp và dân chúng ít học, không biết quyền lợi của mình và thường cách để hoàn thành công việc là thông qua hối lộ.

26

Bảng 2. Singapore’s Ranking and Score on Transparency International’s Corruption Perceptions Index, 1995-2007

Nguồn: Compiled from the 1995-2007 CPI

Bảng trên thể hiện thứ hạng về chỉ số cảm nhận tham nhũng qua các năm của Singapore giai đoạn 1996-2007, Singapore là một quốc gia đứng thứ hạng cao về tham nhũng khi chỉ số cảm giác tham nhũng thấp trên thang điểm minh bạch tham nhũng là 100. Bằng ý chí quyết tâm thay đổi cục diện tham nhũng, đưa đất nước phát triển sang một trang mới, chính phủ Singapore đã cải tổ và đưa ra những chính sách phòng chống tham nhũng cứng rắn và cương quyết.

Singapore dựa vào hai đạo luật chính để chống tham nhũng; các Phòng chống tham nhũng Luật (PCA), và tham nhũng, buôn bán ma túy và tội phạm nghiêm trọng khác (Tịch thu Lợi ích) Act (CDSA). PCA có phạm vi rộng áp dụng

27

cho những người đưa hoặc nhận hối lộ trong cả khu vực công và tư. Theo PCA, hình phạt đối với hành vi tham nhũng là phạt tiền lên đến 100.000 đô la hoặc phạt tù lên đến 5 năm hoặc cả hai. Trường hợp mục tiêu hối lộ là thành viên quốc hội, hình phạt đối với tội tham nhũng là phạt tiền lên đến 100.000 đô la hoặc phạt tù lên đến 7 năm hoặc cả hai. CDSA, khi được viện dẫn, tịch thu các khoản lợi bất chính từ những kẻ phạm tội tham nhũng. Nhận thấy rõ từ việc chỉ thi hành đạo luật là không đủ, chính phủ Singapore đã thành lập Cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB), cơ quan này tách khỏi các cơ quan nhà nước, trực thuộc thẳng Thủ tướng, có quyền điều tra và kết tội tham nhũng. CPIB có quyền tự do hành động để xử lý kẻ tham nhũng ở bất kì địa vị xã hội, đảng phái chính trị, sắc tộc hay tín ngưỡng nào. Ví dụ, năm 1995, Phó Giám đốc điều hành các tiện ích công cộng (như điện, nước…- NBT) của Singapore bị kết tội nhận hối lộ trị giá 9,8 triệu USD. Ông bị kết án 14 năm tù giam và buộc phải trả lại toàn bộ số tiền đó. Ngoài ra, Singapore còn thực hiện chính sách hiệu quả đó là “chính sách dưỡng liêm” trả lương và đãi ngộ để cán bộ không muốn tham nhũng. Lấy ví dụ điển hình cho sự đãi ngộ này có thể thấy theo nguồn tổng hợp từ Business insider, CNN, the Guardian, lương của thủ tướng Singapore Lý Hiển Long năm 2019 là 2.2 triệu USD/năm gấp 4 so với lương của tổng thống Mỹ Donald Trump là 541.000 USD/năm.

Sau những nỗ lực của chính phủ và nhà nước, Singapore đã cho thấy những sự cải thiện hiệu quả đáng kinh ngạc. Chỉ số cảm nhận tham nhũng được cải thiện một cách rõ rệt qua các năm, dựa vào những quy định vô cùng chặt chẽ, Singapore được xếp hạng thứ 4 trên thế giới về Tính minh bạch của Chính phủ (87/100), đánh bại các quốc gia như Úc, Iceland và Hoa Kỳ. Các vụ tham nhũng ở Singapore cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Vào năm 2015, luật chống tham nhũng sát sao, càng chặt chẽ khi mỗi tháng, công chức trích ra 5% tiền lương để đóng vào quỹ khi nào về hưu sẽ được nhận lại. Nếu như bị đuổi ra khỏi ngành, số tiền tích lũy trên sẽ bị mất trắng. Và qua

28

mỗi năm, công chức Singapore phải khai báo tài sản của cả gia đình. Trong vấn đề quà cáp, bất kỳ ai quan chức nào ở Singapore cũng không được phép nhận quà hoặc tiền mặt lớn hơn 100 SGD còn không sẽ đưa ra xử lý hình sự. Chính dựa vào những quy định vô cùng chặt chẽ này mà tổng số vụ tham trong năm 2016 được điều tra bởi Cục điều tra tội phạm Singapore (CPIB) ở mức thấp nhất trong lịch sử 32 năm trước đó.

Nguồn: CPIB Straits Times Graphics

Nền kinh tế phát triển một cách thần kỳ và được ví như “cổ tích thời hiện đại”. Singapore đang ở giai đoạn thứ ba của quá trình phát triển kinh tế, sau giai đoạn đầu của công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (1965-1984); giai đoạn hai là tự do hóa và sự gia tăng của các dịch vụ hiện đại (1985-2010). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng

29

tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%.

Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế. Trong thời gian từ năm 1960 đến năm 2014, GDP Singapore tăng từ 0,7 tỷ USD lên tới 307,86 tỷ USD, tức tăng gần 440 lần; GDP đầu người từ 428 tăng lên tới 56.264 USD, luôn là một trong 10 nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Tính đến đầu năm 2019, tổng GDP của Singapore lên tới 372.063 tỷ USD (World Bank).

Kinh tế Singapore đã có bước phát triển ngoạn mục trong vòng 50 năm qua, hiện nay Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với 189 quốc gia. Với sự ra đời của cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA) tháng 4 năm 2004 theo Đạo luật Kế toán và Điều tiết Doanh nghiệp, tất cả các công ty có hoạt động kinh doanh tại Singapore đều phải đăng ký với ACRA, Hồ sơ Doanh nghiệp là ảnh chụp nhanh hoặc một tài liệu điện tử tóm tắt có chứa thông tin cơ bản có sẵn với ACRA, nó cung cấp thông tin như số đăng ký, tên thực thể, hoạt động kinh doanh, ngày đăng ký, chủ sở hữu và các khoản phí của một thực thể, hàng năm ACRA đăng ký khoảng 60.000-70.000 doanh nghiệp mới vào Singapore. Chứng minh cho bộ máy hành chính trơ tru, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Singapore đạt 110 tỷ USD (UNCTAD) năm 2019 đứng thứ thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

30

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu

Bảng 3. Kết quả mô hình hồi quy lần 1

Coefficient (Standard Error) Chỉ số nhận thức tham nhũng CPI -0,769 (0,127)*

Quy mô thị trường 1,481 (0,194)*

Độ mở thương mại 1,133(0,117)* Lạm phát -0,021 (0,023)** Cơ sở hạ tầng 0,295 (0,085)* Tỷ lệ thất nghiệp 0,254 (0,085)** Hằng số -5,161 (1,112)* 𝑅2 điều chỉnh 0,8823 Giá trị P 0,000

Số liệu trong dấu ngoặc là sai số điều chỉnh

* và ** lần lượt biểu diễn giá trị mức ý nghĩa thống kê tại 1% và 5% Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ STATA

*Phương trình hồi quy:

𝒀̂ = -5,161 - 0,769𝑿𝟏 + 1,481𝑿𝟐 + 1,133𝑿𝟑 - 0,021𝑿𝟒 + 0,295𝑿𝟓 + 0,254𝑿𝟔

Từ kết quả bảng cho thấy, giá trị 𝑅2điều chỉnh bằng 0,8823 thể hiện mức độ giải thích của các biến độc lập cho biến phụ thuộc FDI khá cao. Cùng đó, giá trị P của mô hình là 0,000 chỉ ra rằng mô hình có độ tin cậy rất cao, lên tới 99%.

31

Kết quả phân tích mô hình OLS cho thấy chỉ số nhận thức tham nhũng có mối tương quan âm với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với hệ số 𝛽1 = - 0,769 và p < 0,01.

Trong khi đó, các biến quy mô thị trường, độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng, tỷ lệ thất nghiệp có mối tương quan thuận với nguồn vốn FDI tại mức thống kê lần lượt là 1%, 1%, 5% và 1%; hệ số ước lượng lần lượt là 𝛽2 = 1,481; 𝛽3 = 1,133; 𝛽5 = 0,295; 𝛽6 = 0,254. Biến độc lập còn lại là lạm phát không phù hợp với mô hình hồi quy với p> 0,5; do vậy biến lạm phát sẽ bị loại khỏi mô hình.

Do vậy, để tăng độ tin cậy cho bài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc FDI và bốn biến độc lập là chỉ số nhận thức tham nhũng CPI, quy mô thị trường, độ mở thương mại và tỷ lệ thất nghiệp.

Bảng 4. Kết quả mô hình hồi quy lần 2

Coefficient (Standard Error) Chỉ số nhận thức tham nhũng CPI -0,832 (0,131)*

Quy mô thị trường 1,856 (0,165)*

Độ mở thương mại 0,903 (0,101)*

Tỷ lệ thất nghiệp 0,262 (0,088)**

Hằng số -3,373 (0,905)*

𝑅2 điều chỉnh 0.869

Giá trị P 0,000

Số liệu trong dấu ngoặc là sai số điều chỉnh

* và ** lần lượt biểu diễn giá trị mức ý nghĩa thống kê tại 1% và 5%

32 *Phương trình hồi quy:

𝒀̂ = -3,373 - 0,832𝑿𝟏 + 1,856𝑿𝟐 + 0,903𝑿𝟑 + 0,262𝑿𝟔

Kết quả chạy mô hình OLS được đưa ra tại bảng 4. Như được chỉ ra tại tại bảng 4 kết quả ước lượng mô hình với giá trị 𝑅2 điều chỉnh là 0,869. Giá trị P của mô hình là 0,000, có nghĩa Mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cũng đồng nghĩa với độ tin cậy của mô hình lên đến 99%.

Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy rằng, quy mô thị trường và độ mở thương mại có mối tương quan thuận với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào các quốc gia châu Á tại mức ý nghĩa thống kê là 1%, hệ số ước lượng của các biến lần lượt là 𝛽2 = 1,856; p < 0,01; 𝛽3 = 0,903, p < 0,01. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp cũng có mối tương quan thuận với dòng vốn FDI với mức ý nghĩa thống kê là 5%, hệ số ước lượng là 𝛽6 = 0,262; p < 0,05; điều đó đồng nghĩa với khi tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia châu Á tăng lên thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng.

Trong khi đó, chỉ số nhận thức tham nhũng có quan hệ nghịch với nguồn vốn FDI với hệ số tương quan 𝛽1 = -0,832; p < 0,01. Kết quả kiểm định trong mô hình 4 chỉ ra rằng, ảnh hưởng của các biến độc lập không khác về dấu ảnh hưởng cũng như mức ý nghĩa so với mô hình.

3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

• Tham nhũng (nhận thức tham nhũng): Kết quả ước lượng về mối quan hệ giữa chỉ số nhận thức tham nhũng và dòng vốn FDI trong mô hình OLS có hệ số ước lượng là -0.832, điều đó có nghĩa là khi tham nhũng tăng lên 1 đơn vị thì dòng vốn FDI vào quốc gia đó giảm một lượng là 0.832. Nghĩa là một quốc gia có tham nhũng càng cao thì dòng vốn FDI vào nước đó càng ít. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu trước đó của Uk Heo (2009),

33

tình trạng tham nhũng của một quốc gia có thể làm suy yếu thu hút vốn FDI. Tình trạng tham nhũng được coi là một loại thuế đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài, điều này làm giảm động lực đầu tư của họ, khẳng định rằng tham nhũng là nhân tố tiêu cực đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

• Quy mô thị trường:Hệ số ước lượng dương bằng 1,856, điều đó có nghĩa khi quy mô thị trường, tức là thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên 1 đơn vị thì dòng vốn FDI tăng lên 1,856. Kết quả này có nghĩa là nước có quy mô thị trường càng lớn thì thu hút được lượng vốn FDI càng nhiều bởi một nước với quy mô thị trường lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư, dễ dàng giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh của họ. Kết quả này góp phần quan trọng khẳng định khuôn khổ lý thuyết về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào các quốc gia. Kết luận này cũng phù hợp với dấu đã dự định ban đầu của nhóm nghiên cứu.

• Độ mở thương mại: Kết quả ước lượng trong mô hình OLS có mối quan hệ đồng biến với FDI với hệ số ước lượng là 0,903. Kết quả này có ý nghĩa khi độ mở thương mại tăng lên 1% thì vốn FDI cũng tăng lên một lượng là 0,903. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Liu (2012). Điều này hàm ý rằng mức độ mở cửa thương mại cao vì các thị trường có sự bảo hộ cao góp phần làm giảm chi phí xuất khẩu. Những phát hiện này cho thấy một số động cơ của các công ty xuyên quốc gia, họ đầu tư vào vào nước đang phát triển có độ mở thương mại cao được xem là địa điểm cải thiện xuất khẩu của họ và cũng vì vị trí thương mại quốc tế. Kết quả này càng được khẳng định từ lý thuyết chiết trung của Dunning (1997) rằng, FDI vào các nước đang chuyển đổi tăng để sản xuất các sản phẩm chuẩn hóa, sau đó

34

được xuất khẩu. Đồng thời, kết quả này cũng phù hợp với giả định dấu ban đầu của nhóm.

3.3. Phân tích case study

Singapore thành lập một nước cộng hoà độc lập vào ngày 9/08/1965. Năm 1960, GDP của nước này chỉ đạt ở mức 0,7 tỷ đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 427 đô la/người. Vậy mà đến năm 2005, GDP của Singapore đã đạt hơn 116 tỷ đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 26,892 đô la Mỹ. Để đạt được thành tựu đó Singapore đã thực hiện rất nhiều cải cách về mặt kinh tế - chính trị - xã hội, hiểu đúng đắn nhận thức đất nước chỉ có thể phát triển khi tình hình đất nước ổn định, bộ máy chuyên chế minh bạch, rõ ràng. Một trong những việc đầu tiên mà thủ tướng Lý Quang Diệu làm là cải tổ bộ máy chính trị, và vấn đề chính ông nhằm tới là xóa bỏ tham nhũng - vấn nạn đáng quan ngại nhất của đất nước Singapore thời điểm đó.

Nhiều người phản đối cho rằng trường hợp của Singapore là một ngoại lệ. Đó là một thành phố nhỏ, mà Lee về cơ bản là một nhà độc tài nhân từ, nên những chính sách như vậy không thể dễ dàng thực hiện ở các bang lớn hơn như Trung Quốc, Nigeria và Ấn Độ. Tuy nhiên, sáng kiến phải được thực hiện từ chính phủ và từ người dân, và có thể đạt được bất kể quy mô quốc gia nào.

Đúng là như vậy, theo GS. Jon S.T. Quah, khoa chính trị học Đại học Quốc gia Singapore, kinh nghiệm của Singapore không dễ lặp lại ở các nước khác vì

Một phần của tài liệu NCKHSV TS nguyễn thị minh phương nguyễn khánh hòa nguyễn thanh hậu nguyễn thị hương (Trang 32)