Phân tích case study

Một phần của tài liệu NCKHSV TS nguyễn thị minh phương nguyễn khánh hòa nguyễn thanh hậu nguyễn thị hương (Trang 42 - 45)

7. Kết cấu đề tài

3.3.Phân tích case study

Singapore thành lập một nước cộng hoà độc lập vào ngày 9/08/1965. Năm 1960, GDP của nước này chỉ đạt ở mức 0,7 tỷ đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người chỉ là 427 đô la/người. Vậy mà đến năm 2005, GDP của Singapore đã đạt hơn 116 tỷ đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người là 26,892 đô la Mỹ. Để đạt được thành tựu đó Singapore đã thực hiện rất nhiều cải cách về mặt kinh tế - chính trị - xã hội, hiểu đúng đắn nhận thức đất nước chỉ có thể phát triển khi tình hình đất nước ổn định, bộ máy chuyên chế minh bạch, rõ ràng. Một trong những việc đầu tiên mà thủ tướng Lý Quang Diệu làm là cải tổ bộ máy chính trị, và vấn đề chính ông nhằm tới là xóa bỏ tham nhũng - vấn nạn đáng quan ngại nhất của đất nước Singapore thời điểm đó.

Nhiều người phản đối cho rằng trường hợp của Singapore là một ngoại lệ. Đó là một thành phố nhỏ, mà Lee về cơ bản là một nhà độc tài nhân từ, nên những chính sách như vậy không thể dễ dàng thực hiện ở các bang lớn hơn như Trung Quốc, Nigeria và Ấn Độ. Tuy nhiên, sáng kiến phải được thực hiện từ chính phủ và từ người dân, và có thể đạt được bất kể quy mô quốc gia nào.

Đúng là như vậy, theo GS. Jon S.T. Quah, khoa chính trị học Đại học Quốc gia Singapore, kinh nghiệm của Singapore không dễ lặp lại ở các nước khác vì hoàn cảnh đặc thù và vì những chi phí chính trị và kinh tế của việc trả lương cao. Tuy nhiên, có 6 bài học có thể tham khảo được. Đó là:

Một là, bộ máy lãnh đạo phải thực tâm chống tham nhũng và trừng phạt bất cứ ai có hành vi tai tiếng.

35

Hai là, các biện pháp chống tham nhũng phải đầy đủ, không có lỗ hổng và thường xuyên được xem xét lại để thay đổi, nếu cần thiết.

Ba là, cơ quan chống tham nhũng phải trong sạch. Không nhất thiết phải có quá nhiều nhân viên, và bất kỳ thanh tra nào tham nhũng cũng phải bị trừng phạt và đuổi ra khỏi ngành.

Bốn là, cơ quan chống tham nhũng phải tách khỏi bộ máy cảnh sát.

Năm là, để giảm cơ hội tham nhũng tại các ngành dễ sa ngã như hải quan, thuế vụ, công an giao thông, các cơ quan này phải thường xuyên kiểm tra và thay đổi quy định làm việc.

Sáu là, động cơ tham nhũng trong khối nhân viên nhà nước và quan chức có thể giảm bớt nếu lương và phụ cấp cho họ có tính cạnh tranh với khu vực tư nhân.

Với nhận thức đúng đắn cùng những đường lối chính sách phát triển lâu dài cho đất nước, Singapore luôn chú trọng vào cải thiện bộ máy chính trị trong sạch song hành tạo môi trường kinh tế ổn định lành mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Nhận thức phát triển kinh tế thì cần có sự ổn định trong bộ máy nhà nước, Singapore truy tìm quyết liệt những tội phạm cổ cồn trắng, áp dụng hình phạt tù không chỉ đối với những người nhận hối lộ, mà đối với cả những người đưa hối lộ. Hơn nữa, Singapore đã loại bỏ những cơ hội cho tham nhũng bằng cách cung cấp nhiều dịch vụ công trên Internet hoặc qua điện thoại di động. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, lĩnh vực công của Singapore có mức độ số hóa tiên tiến thứ ba trên thế giới, sau Hàn Quốc và Úc. Kết quả là, các quan chức không trung thực sẽ khó có cơ hội hơn để đòi hối lộ hoặc cắt xén từ các khoản thanh toán công.

36

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Việt Nam là địa điểm hấp dẫn thu hút các hoạt động FDI vì đã có lực lượng lao động bán lành nghề với mức lương cạnh tranh so với các nhà sản xuất trên thế giới. Và Việt Nam là một lựa chọn khả thi thay thế Trung Quốc, trở thành địa điểm tập trung sản xuất trong thời gian gần đây. Tuy nhiên thực tế những năm gần đây cho thấy, Việt Nam có nhiều khả năng vẫn là “điểm đến” của các hoạt động FDI chứ không phải là “trung tâm” như Singapore. Việt Nam cũng nên học hỏi Singapore trong việc điều hành hệ thống pháp lý hoạt động trơn tru hiệu quả, hỗ trợ các nhà đầu tư một cách tối đa khi muốn đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.

Với những nỗ lực trong cải tổ bộ máy chính trị trong sạch tạo cơ sở bền vững an toàn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tính đến năm 2019, Việt Nam đạt 37/100 điểm (CPI), tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 trên bảng xếp hạng toàn cầu, vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50, Điều này cho thấy tham nhũng trong khu vực công vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.

Việt Nam nên học hỏi cách thực hiện các điều luật một cách sát sao thiết thực trong hành động, kiên quyết trong việc xử lý các vụ tham nhũng, sử dụng công cụ mạnh mẽ là truyền thông đại chúng, người dân là một lực lượng quan trọng không thể bỏ qua trong công cuộc chống tham nhũng, muốn tình hình tham nhũng ở đất nước được cải thiện, trước hết nhà nước cần phải đưa ra chính sách, tuyên truyền giáo dục nhận thức và kiên quyết lên án với những trường hợp tham nhũng. Một trong những vấn đề gây ra tham nhũng nguyên nhân chủ yếu do phân chia mức lương chưa thực sự được thích đáng trong các ngành, khi cấp bậc lương các ngành trực thuộc nhà nước ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức lương ở khu vực tư nhân, vì vậy dẫn tới hai vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam là tình trạng tham nhũng nội bộ ngành và chảy máu chất xám. Việt Nam nên học hỏi Singapore trong việc phân chia cấp bậc lương hợp lý một cách có hệ thống.

37

Một phần của tài liệu NCKHSV TS nguyễn thị minh phương nguyễn khánh hòa nguyễn thanh hậu nguyễn thị hương (Trang 42 - 45)