7. Kết cấu đề tài
4.2. Tăng trưởng GDP vững mạnh
4.2.1. Về phía cơ quan quản lý
Thứ nhất, Cần “luật hóa” những nội dung về kinh tế số để bảo đảm cơ sở
pháp lý vững chắc, thống nhất cho triển khai và thực hiện chương trình nghị sự về kinh tế số. Tiếp tục chú trọng nghiên cứu, đề xuất thêm những chính sách ưu đãi về thuế cho các lĩnh vực phần mềm, khu công nghệ cao, công viên phần mềm.
38
Có chính sách khuyến khích DN đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
Thứ hai, Chú trọng đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số cũng như các giải
pháp công nghệ số hiện đại để triển khai ứng dụng số kết nối thông minh, đẩy nhanh ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt, hiệu quả hóa Chính phủ điện tử… bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và DN được thừa hưởng những tiện ích do kinh tế số mang lại.
Thứ ba, Triển khai các biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật để nâng cao hiệu
quả quản lý các nền tảng số toàn cầu hoạt động xuyên biên giới tại Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng đối với DN trong nước.
4.2.2. Về phía cộng đồng doanh nghiệp
Thứ nhất, Nâng cao nhận thức về phát triển nền kinh tế số, qua đó có sự
chuẩn bị tốt nhất cho thích ứng xu hướng phát triển này. Các DN cần tích cực chuẩn bị để nắm bắt cơ hội, cũng như bảo đảm tính cạnh tranh quốc tế trong nền kinh tế số toàn cầu; đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực khi tham gia vào nền kinh tế số.
Thứ hai, Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng số, trong đó nhanh chóng phát triển
dịch vụ internet di động 5G, đầu tư mở rộng mạng lưới cáp quang tốc độ cao và tăng băng thông internet quốc tế.
Thứ ba, Tập trung phát triển sản phẩm nội dung số, truyền thông số, quảng
cáo số. Phát triển công nghiệp sáng tạo, hệ sinh thái nội dung số Việt Nam đa dạng, hấp dẫn.
39
4.2.3. Về phía các cơ sở đào tạo
Thứ nhất, Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo,
quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, giám đốc điều hành các DN.
Thứ hai, Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh
tế số. Chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cần hướng đến đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục công nghệ thông tin, đặc biệt là cập nhật giáo trình đào tạo công nghệ thông tin gắn với các xu thế công nghệ mới như internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tiếp cận lĩnh vực này càng sớm càng tốt.
4.3. Tăng cường độ mở thương mại
Thứ nhất, xác định thể chế là khâu đột phá quan trọng của ngành, trong đó,
đặc biệt lưu ý tới hoàn thiện hệ thống thể chế xử lý, ứng phó với các vấn đề về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và tác động đến các vấn đề về cạnh tranh, phòng vệ thương mại; tác động của những tiến bộ khoa học công nghệ với cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và sự phân bố lại các trung tâm sản xuất và luồng thương mại toàn cầu…
Thứ hai, tiếp tục tập trung tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng xây dựng một
nền kinh tế độc lập, tự chủ, hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững. Tận dụng tối đa lợi thế về độ mở cửa thương mại lớn để phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh và thu về lợi ích cao hơn trong chuỗi giá trị và tạo thuận lợi cho phát triển ngành, khai thác có hiệu quả quá trình tái cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ ba, tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đặc biệt là năng
40
lực thực thi và hiện thực hóa các FTA để mở rộng thị trường xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu.
Thứ tư, tập trung phát triển thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả khu
vực thị trường gần 100 triệu dân với sự gia tăng cao của tầng lớp trung lưu, trong đó, cần đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống hạ tầng thương mại và phát triển thương mại điện tử để khai thác có hiệu quả hơn sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng số hóa nền kinh tế từ thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ năm, các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần
tăng cường chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, lấy kết quả công tác thi đua là một tiêu chí để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý.
KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu với tiêu đề “Tác động của tham nhũng tới thu hút FDI tại
khu vực Châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu
về mối quan hệ giữa tham nhũng tới sự thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI.
Bài nghiên cứu đã giải quyết được các vấn đề:
Thứ nhất, chỉ ra những cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn về tham nhũng, FDI.
Bài nghiên cứu cũng chỉ ra các tác nhân ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI bao gồm tham nhũng, tăng trưởng GDP, thu nhập quốc nội trên đầu người, độ mở thương mại, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ, lao động, tỷ lệ thất nghiệp. Các nhân tố này có thể là tác động trực tiếp nhưng cũng có thể là tác động gián tiếp tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
41
Thứ hai, về phương pháp định lượng, bài nghiên cứu đã chọn ra các biến tiêu
biểu để chạy mô hình, từ đó chỉ ra các mối quan hệ, chiều thuận - nghịch giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và các biến độ minh bạch CPI, độ mở thương mại, tỷ lệ thất nghiệp và quy mô thị trường.
Thứ ba, về phương pháp định tính, bài nghiên cứu đã quyết định thêm
Singapore như một ví dụ điểm hình cho trường hợp phòng chống tham nhũng thành công, trấn chỉnh lại bộ máy chính trị ổn định, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI.
Thứ tư, từ kết quả thu được nhờ chạy mô hình OLS trên phần mềm STATA
trong phần định lượng và trường hợp ví dụ cho việc giải quyết tham nhũng phát triển kinh tế của Singapore, bài nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ và sự tương quan giữa các biến và các kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Singapore từ đó chỉ ra những giải pháp giải quyết cùng với đó các hàm ý chính sách mà Việt Nam có thể học hỏi để từ đó phấn đấu hướng tới xây dựng một nền chính trị xã hội ổn định, hướng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách có chọn lọc phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế. Bài nghiên cứu chưa thực sự đi sâu vào phân tích trên diện rộng và độ tin cậy còn chưa cao do bài nghiên cứu lấy số biến độc lập còn hạn chế, mới chỉ đánh giá sơ bộ được tác động giữa một vài biến độc lập phù hợp với chạy mô hình nghiên cứu trong bài. Ngoài ra bài cũng thể hiện hạn chế trong việc chưa thể đánh giá, xem xét trên tất cả các phương diện, ví dụ như là về khía cạnh văn hóa cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng trọng việc cân nhắc xem xét của các nhà đi đầu tư, bài nghiên cứu chưa có nghiên cứu về khía cạnh môi trường văn hóa, thể chế khác biệt giữa các nước.
42
Các bài nghiên cứu sau có thể tiến hành nghiên cứu trong số mẫu và số biến lớn hơn, cụ thể hơn trong việc thể hiện tác động của tham nhũng tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đánh giá sự tác động của các biến tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp FDI thông qua mô hình hồi quy, đề xuất các hàm ý chính sách hữu hiệu cho Việt Nam để có thể xây dựng một thể chế chính trị minh bạch, ổn định xã hội, thu hút các nguồn FDI có lợi ích, giá trị hơn trong công cuộc phát triển đất nước,...
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tài liệu trong nước
1, Hà Nguyễn (2018), “Nhìn lại 30 năm thu hút FDI: Thành tựu, bài học và những
định hướng mới”, Báo Đầu tư
2, Băng Tâm (2018), “Lý do Singapore trở thành quốc gia ít tham nhũng bậc nhất
thế giới: Từ thủ tướng tới bộ trưởng, tất cả đều là triệu phú chỉ nhờ... lương”, Tài
chính quốc tế - Báo Thời đại mới
3, Nguyễn Đặng Hải Yến (2019), “Nền kinh tế số: Kinh nghiệm phát triển ở một
số quốc gia - bài học cho Việt Nam”, Bài đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính
Tiền tệ số 24/2019
4, Bùi Phú (2020),”Hành động để thu hút FDI chất lượng cao: Dòng vốn tốt cần
“đặc quyền” đủ tốt”, Diễn đàn doanh nghiệp
5, Phùng Xuân Nhạ, Nguyễn Thị Minh Phương (2016), “Dự báo tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 1-10.
6, Quốc hội (2016), Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
7, Nguyễn Bích Ngọc (2017), “Tác động lan tỏa từ FDI đến xuất khẩu của ngành
công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh
tế Quốc dân Hà Nội
8, Lê Thị Khánh Ly, Nguyễn Thị Thúy (2018), "Một số giải pháp tăng cường thu
hút FDI trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0", Tạp chí Kinh tế và Dự báo
44
9, ThS. Trần Thị Bích Dung (Trường Đại học Văn Lang ), ThS. Trần Bá Thọ (Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) (2020), “Vấn đề thu hút vốn đầu tư
nước ngoài hiện nay tại Việt Nam”, Tạp chí công thương
10, Trần Hữu Dũng (2014), “Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế”, Nghiên cứu Kinh tế
11, ThS. Võ Thị Ngọc Trinh, Phạm Quỳnh Thanh Trúc và Đặng Thị ngọc Trâm, (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế - Trường
hợp các nước Đông Nam Á”, Tạp chí Công thương số ngày 15/10/2020.
12, Võ Văn Dứt, Nguyễn Thị Phương Nga, (2015), “Ảnh hưởng của tham nhũng
đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia châu Á”, Tạp chí Khoa
học trường Đại học Mở TP.HCM, số 6(45) 2015.
*Tài liệu quốc tế
13, Peter Nunnenkamp (2001), “Foreign direct investment in developing
countries: What policymakers should not do and what economists don't know”,
Kieler Diskussion Beige, No. 380
14, Dunning, J. H., “Multinational Enterprises and the Global Economy”, Harlow, Essex: Addison Wesley publishing Co, 1993.
15, Asiedu, E., (2002). “On the Determinants of Foreign Direct Investment to
Developing Countries: Is Africa Different?” World Development, 30(1), 107-
119.
16, Dunning, J. H., (1977). “Trade, location of economic activity and MNE. A
search for an eclectic approach”. [Accessed 20 August 2014]. Available at:
Noel%20Alain/2 - Dunning%201988.pdf.
17, Uk Heo, (2009), “Corruption and foreign direct investment attractiveness in Asia”, Article in Asian Politics & Policy.
45
18, Liu, Y., (2012), “Foreign direct investment in China: interrelationship between regional economic development and location determinants of foreign
direct investment”. PhD thesis. University of Western Sydney.
19, Uk Heo, (2007), “The Political Economy of U.S. Direct Investment in East
Asian NICs, 1966-2000”, International Interactions, 33(2), 119-133.
20, Uk Heo & Sung Deuk Hahm, (2008), “The economic Effect of U.S and
Japanese Foreign Investment in East Asia: A Comparative Analysis”, Policy
Studies Journal 36(3), 385-402.
21, Devrim Dumludag (2012), “How does corruption affect Foreign Direct
Investment in developing economies?”, “Talkin’ Business
22, Tristan Canare (2017), “The effect of corruption on foreign direct investment
inflows”, The Changing Face of Corruption in the Asia Pacific (pp.35-55)
23, Mengistu, A. (2012), “The Effect of Corruption on FDI Inflow in Asian Economies”, Seoul Journal of Economics (KCI), 25 (4), 387-412, doi: ISSN: 1225-0279
*Một số trang web
1, Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International):
www.transparency.org
2, Hệ thống cơ sở dữ liệu chỉ số phát triển thế giới (WDI):
www.data.worldbank.org
3, Tổ chức Hội nghị liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD):