Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu NCKHSV TS nguyễn thị minh phương nguyễn khánh hòa nguyễn thanh hậu nguyễn thị hương (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu đề tài

3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

• Tham nhũng (nhận thức tham nhũng): Kết quả ước lượng về mối quan hệ giữa chỉ số nhận thức tham nhũng và dòng vốn FDI trong mô hình OLS có hệ số ước lượng là -0.832, điều đó có nghĩa là khi tham nhũng tăng lên 1 đơn vị thì dòng vốn FDI vào quốc gia đó giảm một lượng là 0.832. Nghĩa là một quốc gia có tham nhũng càng cao thì dòng vốn FDI vào nước đó càng ít. Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu trước đó của Uk Heo (2009),

33

tình trạng tham nhũng của một quốc gia có thể làm suy yếu thu hút vốn FDI. Tình trạng tham nhũng được coi là một loại thuế đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài, điều này làm giảm động lực đầu tư của họ, khẳng định rằng tham nhũng là nhân tố tiêu cực đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

• Quy mô thị trường:Hệ số ước lượng dương bằng 1,856, điều đó có nghĩa khi quy mô thị trường, tức là thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên 1 đơn vị thì dòng vốn FDI tăng lên 1,856. Kết quả này có nghĩa là nước có quy mô thị trường càng lớn thì thu hút được lượng vốn FDI càng nhiều bởi một nước với quy mô thị trường lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư, dễ dàng giúp nhà đầu tư thu lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh của họ. Kết quả này góp phần quan trọng khẳng định khuôn khổ lý thuyết về các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào các quốc gia. Kết luận này cũng phù hợp với dấu đã dự định ban đầu của nhóm nghiên cứu.

• Độ mở thương mại: Kết quả ước lượng trong mô hình OLS có mối quan hệ đồng biến với FDI với hệ số ước lượng là 0,903. Kết quả này có ý nghĩa khi độ mở thương mại tăng lên 1% thì vốn FDI cũng tăng lên một lượng là 0,903. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Liu (2012). Điều này hàm ý rằng mức độ mở cửa thương mại cao vì các thị trường có sự bảo hộ cao góp phần làm giảm chi phí xuất khẩu. Những phát hiện này cho thấy một số động cơ của các công ty xuyên quốc gia, họ đầu tư vào vào nước đang phát triển có độ mở thương mại cao được xem là địa điểm cải thiện xuất khẩu của họ và cũng vì vị trí thương mại quốc tế. Kết quả này càng được khẳng định từ lý thuyết chiết trung của Dunning (1997) rằng, FDI vào các nước đang chuyển đổi tăng để sản xuất các sản phẩm chuẩn hóa, sau đó

34

được xuất khẩu. Đồng thời, kết quả này cũng phù hợp với giả định dấu ban đầu của nhóm.

Một phần của tài liệu NCKHSV TS nguyễn thị minh phương nguyễn khánh hòa nguyễn thanh hậu nguyễn thị hương (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)