Lưu Quang Vũ – nghệ sĩ của tình yêu con người, thiên nhiên, đất nước

Một phần của tài liệu Hiện tượng chuyển trường nghĩa gió, mưa, bão trong thơ Lưu Quang Vũ (Trang 45 - 51)

8. Cấu trúc của khoá luận

3.3.2 Lưu Quang Vũ – nghệ sĩ của tình yêu con người, thiên nhiên, đất nước

đất nước

Cũng như nhiều nhà thơ cùng thế hệ, Lưu Quang Vũ với những vần thơ là tiếng nói tha thiết của tình yêu quê hương với giọng thơ đầy cảm xúc, trầm lắng. Lưu Quang Vũ trong những tập thơ đầu tạo được dấu ấn sâu đậm về lối viết tài hoa, giàu cảm xúc. Thiên nhiên nổi bật trong tập thơ “Hương cây” thấm đẫm những sắc hương cỏ, thiên nhiên ấy đồng nghĩa với quê hương và đất nước. Thơ ông luôn thiên về con người, đất đai, hoa lá trong hình hài quê hương đó là những dòng sông Thương “nước chảy đôi dòng”, một phố huyện “bồi hồi bao kỉ niệm”, một thôn “Chu Hưng Trăng sao rơi đầy giếng” thể hiện một tình yêu vẹn nguyên hoà giữa cái tình riêng với cái ta chung trong cuộc đời rộng lớn.

“Thôn Chu Hưng trăng sao rơi đầy giếng Nằm giữa bốn bề rừng rậm nứa lao xao Đường ven suối quả vả vàng chín rụng Cọ xanh rờn lấp loáng nước sông Thao. Nhà chon von khuất sau vườn ngô sắn Thôn nhỏ nặng tình kháng chiến mười năm Cơm thiếu muối rau giền ăn với trám

Sương trắng đồi, áo mỏng rét căm căm.” (Thôn Chu Hưng)

Có thể thấy, những hình ảnh rất đỗi gần gũi nơi thôn quê như: trăng, sao, nước chảy, rừng cọ… đều là những hình ảnh quen thuộc với con người, dân tộc Việt Nam. Biểu thức kết hợp biến thể của trường nghĩa mưasương với trường nghĩa chỉ màu sắc là trắng, đây là mảng màu sáng khi kết hợp người đọc hình dung ra không gian bao trùm là màu trắng của sương sớm, vừa tinh khôi vừa mang cảm giác lạnh giá cho con người.

38

Bên cạnh đó, đời tư và tình yêu cũng là nguồn cảm hứng lớn trong thơ Lưu Quang Vũ, đó là tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi. Trước hết là tình cảm gia đình, tình mẫu tử:

“Cái làng nhỏ tuổi thơ Chiều mịt mù mưa núi

Cha ở mặt trận về Gọi vang từ bên suối

Con ngựa trắng mình lấm lem đất bụi Vai áo cha ướt đẫm trận mưa chiều

Chiếc mũ nan, tấm khăn dù, lưng gạo trong bao Đã lâu lắm mẹ và chúng con chỉ ăn ngô cùng sắn Chiều ấy khói nồi cơm toả nắng”

(Buổi chiều ấy)

Tình cảm gia đình là tình yêu thiêng liêng và cao cả, Lưu Quang Vũ đã thể hiện rất rõ qua đoạn thơ này, hình ảnh người cha tảo tần vừa kháng chiến vừa gánh vác gia đình. Biểu thức kết hợp giữa trường nghĩa mưa sang trường nghĩa chỉ sự vật là núi, núi là sự vật tự nhiên có dạng địa hình lồi, sườn dốc và cao nhờ sự kết hợp này người đọc hình dung ra không gian mưa trên núi tạo cảm giác lạnh lẽo, hoang vu gây khó khăn cho con người. Thơ của ông luôn đong đầy tình cảm gia đình, tuy cuộc sống còn cơ cực nghèo khổ nhưng luôn đầy ắp sự yêu thương ấm áp, không chỉ vậy tình yêu lứa đôi cũng là một trong những đề tài gây ấn tượng bạn đọc:

“Anh vọng về em một sắc trời xanh Ở nơi xa em có nhớ gió ân tình

Có phải mơ không mà anh thấy em trong tà áo Một hương môi mận chín một lời thanh

Ru giấc mơ buồn khoé biếc long lanh

Tự nơi xa hương quen ấm ngày lòng anh nhạt Em như gần như xa lẩn khuất…”

39

Với tình yêu lứa đôi, trước sau Lưu Quang Vũ vẫn mang tâm hồn đa sầu, đa cảm, tình yêu ở đây là một tình yêu đơn giản nhưng nồng say, đó là “hình em trong tà áo” là “hương môi mận chín” cách ví von mang lại cảm giác tươi mới, hình bóng em xuất hiện hư ảo làm cho nhà thơ phải xao xuyến, mong chờ. Với sự kết hợp trường nghĩa gió với trường nghĩa chỉ con người, gió ân tình

được ví von như con người có cảm xúc khi yêu như một người con gái thuỷ chung, đằm thắm dịu dàng. Dù tình yêu có khoảng cách xa xôi nhưng những ân tình đó vẫn gửi vào trong gió, vẫn say mê tha thiết.

3.4 Tiểu kết

Sự chuyển đổi trường từ vựng ngữ nghĩa có góp phần tạo ra cái riêng trong ngôn ngữ thơ của Lưu Quang Vũ. Hiện tượng chuyển trường tạo ra những biểu thức ngôn ngữ phi logic, mang lại nhiều ý nghĩa mới gợi nhiều liên tưởng cho bạn đọc. Đồng thời góp phần tạo nên cho thơ ca của Lưu Quang Vũ có sự mới lạ táo bạo, giá trị ngôn từ đặc sắc trong thơ ông.

Sự chuyển đổi trường nghĩa như vậy còn cho ta thấy phong cách sáng tạo và con người của Lưu Quang Vũ luôn giản dị, sử dụng ngôn từ gần gũi với đời sống hằng ngày, nhưng có sự kết hợp táo bạo đem lại cảm giác mới lạ cho người tiếp nhận, những ý thơ giàu cảm xúc về tình yêu con người, quê hương đất nước, những chiêm nghiệm về cuộc sống đời thường tạo ra những dấu ấn riêng biệt trong phong cách ngôn ngữ của Lưu Quang Vũ.

KẾT LUẬN

1. Hiện tượng chuyển trường nghĩa là một trong những hiện tượng phổ biến của ngôn ngữ hiện nay, nó tạo ra những ý nghĩa mang sự thú vị, bất ngờ cho người đọc. Các từ chuyển trường nghĩa không chỉ mang dấu ấn của trường nghĩa mới đang chứa nó mà còn mang trường nghĩa cũ chứa nó, khi cộng hưởng hai trường nghĩa này đem đến từ có nội dung mới. Muốn cắt nghĩa đầy đủ nội dung mới của từ, người tiếp nhận phải biết huy động những hiểu biết của mình về hai trường nghĩa mà từ có mặt và những liên tưởng do từ gợi ra.

2. Hiện tượng chuyển trường nghĩa gió, mưa, bão trong thơ Lưu Quang tuy xuất hiện không đồng đều trong đó: trường nghĩa gió chuyển qua trường

40

khác chiếm tỉ lệ cao nhất 48,86%, tiếp đến trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa khác chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,18% nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc miêu tả cuộc đời, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong việc góp phần tạo phong cách riêng cho Lưu Quang Vũ.

3. Sự chuyển trường nghĩa đem đến cho ngôn ngữ Lưu Quang Vũ sự đa nghĩa trong ngôn từ. Một từ được tạo ra bởi sự chuyển trường nghĩa sẽ không chỉ có một lớp nghĩa. Nó sẽ có hai hoặc nhiều hơn hai nội dung ngữ nghĩa. Thậm chí, nó còn được nhờ sự suy ra từ vốn hiểu biết liên tưởng của người tiếp nhận.

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb, GD.

[2]. Đỗ Hữu Châu (2004), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[3]. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học (Ngữ dụng học), tập 2, Nxb, GD.

[4]. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB, ĐHQG, HN.

[5]. Đỗ Hữu Châu, (2005), tuyển tập (tập 1: Từ vựng – ngữ nghĩa), NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6]. Hoàng Kim Ngọc (2003), “Ẩn dụ hóa – một trong những cơ chế cấu tạo các đơn vị định danh bậc hai”, Tạp chí Ngôn ngữ số 9.

[7]. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Lê Lan Hương (2012), “Đặc điểm ngôn ngư thơ trữ tình của Lưu Quang Vũ”, Đại học Thái Nguyên

[9]. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb, GD. [10]. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb, ĐHQGHN

[11]. Nguyễn Thị Kim Lanh (2013), “Trường từ vựng sông nước Nam Bộ trong một số truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng”, Đại học Cần Thơ

[12]. Nguyễn Thị Huệ (2011), “Trường từ vựng tình yêu trong thơ Nguyễn Bính”, Đại học Cần Thơ.

[13]. Nông Thị Hậu (2007), “Giá trị biểu đạt của các từ ngữ sinh hoạt trong Dế Mèn Phưu Lưu Kí của Tô Hoài”, Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.

[14]. Phó Thị Hồng Oanh (2013), “Trường từ vựng - ngữ nghĩa trong truyện Tây Bắc của Tô Hoài”, Đại học Thái Nguyên.

[15]. Sùng A Khứ (2015), “Đối chiếu trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ thực vật trong tiếng mông và tiếng việt”, Đại học Tây Bắc.

[16]. Saussure F., Cao Xuân Hịch dịch (1973), “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”, NNB khoa học xã hội, Hà Nội.

42

[17]. Trần Doãn Quyết (2016), “Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Lưu Quang Vũ”, Luận Văn Thạc Sĩ, Đại học Tây Bắc.

[18]. Trần Thế Tuân (2015), “Đặc điểm thơ trữ tình Lưu Quang Vũ”, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

[19]. Trần Thị Hương (2012), “Biểu tượng trong thơ Lưu Quang Vũ”, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn.

[20]. Sùng A Khứ (2015), “Đối chiếu trường từ vựng – ngữ nghĩa chỉ thực vật trong tiếng mông và tiếng việt”, Đại học Tây Bắc.

[21]. Vũ Hoàng Cúc (2011), “Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu”, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

[22]. Vũ Thuỳ Linh (2014), “Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao”, Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2.

43

NGUỒN TƯ LIỆU TRÍCH DẪN

[23]. https://toc.123docz.net/document/757849-2-co-so-xac-lap-truong- nghia.htm [24]. https://dongdo.edu.vn/ngon-ngu-nghe-thuat-la-gi-ngu-van-10/ [25].https://123docz.net/document/2589391-bieu-tuong-trong-tho-luu- quang-vu.htm [26].https://www.google.com/search?q=Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+ ngh%C4%A9a+bi%E1%BB%83u+ni%E1%BB%87m+l%C3%A0+m%E1% BB [27].https://www.google.com/search?q=truowngf+nghiax+bieeur+vaatj +vaf+bieu+niem&oq=truowngf+nghiax+bieeur+vaatj+vaf+bieu+niem&

Một phần của tài liệu Hiện tượng chuyển trường nghĩa gió, mưa, bão trong thơ Lưu Quang Vũ (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)