Lưu Quang Vũ – thi sĩ của nghệ thuật ngôn từ

Một phần của tài liệu Hiện tượng chuyển trường nghĩa gió, mưa, bão trong thơ Lưu Quang Vũ (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc của khoá luận

3.3.1 Lưu Quang Vũ – thi sĩ của nghệ thuật ngôn từ

Ngôn ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ mang đến cho người đọc những cảm nhận gần gũi, chân thực với cuộc sống, tuy ông sử dụng ngôn ngữ thường nhật nhưng nó mang giá trị biểu đạt, ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Với nhiều biểu thức kết hợp logic, giàu giá trị biểu đạt, ngôn từ trong thơ của Lưu Quang Vũ mang lại sự mới mẻ và táo bạo. Các kiểu kết hợp này có đặc điểm ngữ nghĩa không theo quy luật thông thường. Dấu ấn của các trường nghĩa được hoà lẫn vào nhau, tạo nên sự cộng hưởng đầy ấn tượng. Chẳng hạn những vần thơ viết về chiến tranh của Lưu Quang Vũ, nhà thơ sử dụng hình ảnh, ngôn từ gần gũi, chân thật về cuộc sống con người, hoản cảnh khắc nghiệt nơi chiến trường: “Những cô gái chắc đã tàn tạ cả

Lũ trẻ nhỏ ngụp chìm trong đạn lửa Bao nấm mồ nằm lại những đồi hoang Chỉ gió về quằn quại giữa rừng dương” (Thị trấn biển)

Quằn quại trong nghĩa chỉ con người có nghĩa là trạng thái vặn mình, vật vã vì quá đau đớn, là hoạt động đem lại cho con người cảm giác khó chịu trong cơ thể. Trường nghĩa gió khi kết hợp với từ chỉ trạng thái của con người tạo nên sự cộng hưởng ngữ nghĩa, đem đến cho câu thơ, đoạn thơ nhiều ý nghĩa. Cơn gió như một thực thể sống biết đau đớn, có hành động như một con người, như vậy có thể thấy hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ của Lưu Quang Vũ mang sức hút táo bạo nhờ sự kết hợp chuyển đổi giữa các trường nghĩa tạo ra những nghĩa mới.

Thơ của Lưu Quang Vũ còn mang cái buồn thăm thẳm, nỗi buồn của một chàng trai yêu thành thực cuộc đời, thành thực trong tình yêu được thể hiện thông qua những vần thơ tình chất chứa nhiều cảm xúc buồn vui, sâu lắng: “Chiều nay bốn bề mưa xám

Ra đi, anh vẫn một mình

Cuộc sống anh không chấp nhận Mà thương đến xót xa lòng

36

Đâu em miền đất xa xăm

Đâu em khoảng trời thăm thẳm Qua những phố phường buồn nản Hãy về đậu xuống vai anh

Hãy về như cánh chim xanh Ru những lời thơ đẹp nhất”

(Vẫn thơ tình về một người đàn bà không có tên II) Những vần thơ tình của Lưu Quang Vũ luôn mang màu u buồn, xót thương cho chính bản thân mình, trong không gian rộng lớn của “miến đất xa xăm, khoảng trời thăm thẳm” khiến cho con người không khỏi cảm giác cô đơn, hiu quạnh đặc biệt khi yêu cảnh vật là yếu tố tác động khiến cho con người càng cảm thấy trống trải hơn bao giờ hết. Trong đoạn thơ có sự kết hợp trường nghĩa mưa với trường nghĩa chỉ màu sắc. Xám là mảng màu tối khi chuyển trường nghĩa sang mưa xám làm cho không gian, tâm trạng của nhân vật trữ tình nhuốm màu u buồn.

Trong thơ của Lưu Quang Vũ có biểu thức kết hợp nổi bật như trường nghĩa chỉ gió, mưa, bão kết hợp với trường nghĩa chỉ thực vật tạo ra những trường nghĩa mới mẻ, thú vị:

“Những cây gạo cành cao đỏ rực Như mưa rụng thắm mặt đường Em đi vào nhà in

Những con chữ rời rạc Ghép vào nhau thành sách Những câu thơ âm thầm Muốn nói hết sự thực Về đất nước của mình.”

(Liên tưởng tháng hai)

Ở đây Lưu Quang Vũ sử dụng biểu thức kết hợp giữa trường nghĩa chỉ

37

rơi xuống, cách sử dụng ngôn ngữ đầy mới mẻ này giúp người đọc hình dung ra không gian mưa mang sự u buồn, như đang tàn úa, mưa mang dòng tâm trạng, những trăn trở của tác giả về cuộc đời, con người.

Một phần của tài liệu Hiện tượng chuyển trường nghĩa gió, mưa, bão trong thơ Lưu Quang Vũ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)