8. Cấu trúc của khoá luận
2.2 Hiện tượng chuyển trường nghĩa gió, mưa, bão trong thơ Lưu Quang
Quang Vũ.
Trong gần 200 bài thơ của Lưu Quang Vũ chúng tôi nhận thấy có trường hợp chuyển đổi trường nghĩa và sự chuyển đổi nghĩa của đơn vị từ vựng trong các tác phẩm thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi phân thành các dạng chuyển đổi trường nghĩa sau:
Bảng 2.1: Bảng thống kê hiện tượng chuyển trường nghĩa gió, mưa, bão trong thơ Lưu Quang Vũ.
STT Sự chuyển trường nghĩa Số từ Số trường hợp xuất hiện Tỉ lệ xuất hiện Ví dụ 1 Trường nghĩa
gió chuyển qua
các trường nghĩa khác
32 43 48,86 “Thổi không yên suốt dọc dài lịch sử
Gió gieo tung những hạt giống trên tay” (Gió và tình yêu trên đất nước tôi) 2 Trường nghĩa
mưa chuyển qua các trường nghĩa khác.
17 39 44,31 “Nước ào ạt trên
đường, em ướt đẫm
Mưa mát lành cuốn sạch mọi buồn lo” (Qua sông Thương) 3 Trường nghĩa
bão chuyển qua các trường nghĩa khác.
5 6 6,81
“cơn bão dữ kéo dài cây bên đường gục
19
(Hồ sơ mùa hạ 1972)
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy trường nghĩa gió chuyển qua các trường nghĩa khác chiếm tỉ lệ cao nhất, xuất hiện 43 lần chiếm 48,86%, sau đó đến trường nghĩa mưa chuyển qua các trường nghĩa khác, xuất hiện 39 lần chiếm 44,31%, tiếp đến là trường nghĩa bão chuyển qua các trường nghĩa khác, xuất hiện 6 lần chiếm 6,81%. Như vậy, trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa khác được Lưu Quang Vũ sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ phần trăm cao nhất, sự xuất hiện nhiều như vậy cho thấy hiện tượng gió được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng giàu cảm xúc, những chiêm nghiệm về cuộc đời.
2.2.1Trường nghĩa gió chuyển qua các trường nghĩa khác.
Trường nghĩa gió trong thơ của Lưu Quang Vũ có số lượng từ ngữ lớn, đa dạng và phong phú và được chuyển đổi qua nhiều trường nghĩa khác nhau:
trường nghĩa người, trường động vật, trường sự vật… Qua khảo sát chúng tôi thống kê được những số liệu sau về sự chuyển trường nghĩa gió qua trường nghĩa khác:
Bảng 2.2: Bảng thống kê trường nghĩa gió
chuyển qua các trường nghĩa khác STT Sự chuyển trường nghĩa Số từ Số trường hợp xuất hiện Tỉ lệ xuất hiện Ví dụ
1 Trường nghĩa gió
chuyển qua trường con người
28 39 90,69 “Con quay nâu quay
trên hè phố vắng Con sẻ gầy trên gió
hát ngu ngơ”
20 2 Trường nghĩa gió
chuyển qua trường chỉ sự vật 3 3 6,98 “Nắng chiều trên ngọn lá Gió cồn bụi trắng bay” (Thơ ru em ngủ) 3 Trường nghĩa gió
chuyển qua trường chỉ động vật
1 1 2,33 “em đợi tôi áo trắng tuổi học trò gió bay”
(Em III)
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ con người chiếm tỉ lệ cao nhất, xuất hiện 39 lần chiếm 90,69%,
trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ động vật chiếm tỉ lệ thấp nhất, xuất hiện 1 lần chiếm 2,33%. Như vậy, trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ con người xuất hiện nhiều nhất, cho thấy tác giả lấy hiện tượng thiên nhiên với mục đích để miêu tả con người qua hành động, tâm trạng, cảm xúc của con người để nói lên tâm tư, chiêm nghiệm về chính cuộc đời của tác giả.
2.2.1.1 Trường nghĩa gió chuyển qua trường con người
Trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ con người có thể từ chỉ hoạt động, trạng thái, cảm xúc, cảm giác của con người…Chẳng hạn:
Trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ hoạt động con người
(gieo, thở, đuổi, hát…)
“Thổi không yên suốt dọc dài lịch sử
Gió gieo tung những hạt giống trên tay”
(Gió và tình yêu trên đất nước tôi) “Ôi có phải rồng lên trên Thăng Long?
Trái tim đất nước gió thở phập phồng” (Những chuyến bay)
21
Con sẻ gầy trên gió hát ngu ngơ” (Thơ ru em ngủ) “Ngọn gió dữ của rừng già khắc nghiệt
Bao giấc mộng gió đuổi vào dĩ vãng”
(Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên III) “tiếng thanh la tiếng mõ tiếng tù và
đất chuyển rung, gió lắc bụi tre ngà” (Người báo hiệu)
Trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ trạng thái của con người gồm (vui, buồn, điên, dại…) khi gió kết hợp với các từ chỉ tâm trạng, cảm xúc con người tạo ra hiện tượng chuyển trường nghĩa.
“Lòng ta đẹp như là đất nước
Như gió vui rụng ngọn lá trên cành”
(Thức với quê hương) “Đôi khi thôi, nhưng thật là khủng khiếp
Như gió điên, như nước phá tung bờ” (Người cùng tôi)
“Gió bồn chồn nhắc gọi bước chân quen
Em như thời khắc của anh như dáng hình như trí nhớ” (Em vắng)
“Sẽ trẻ lại con sóng già đầu bạc
Sẽ quây quần mọi gió dại đảo hoang”
(Viết cho em từ cửa biển) “Anh vọng về em một sắc trời xanh
Ở nơi xa em có nhớ gió ân tình”
(Bài thơ khó hiểu về em) “Ðến bây giờ anh gặp được tàu em
22
(Bầy ong trong đêm sâu) “Bên đầm nước mênh mông, hoa lục bình nở tím
Gió xa lạ từ biển nồng thổi đến” (Mùa xoài chín)
Trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ cảm giác của con người
(nóng, lạnh, mát…)
“Nước vỗ mạn thuyền dào dạt
Buồm trắng nắng căng phồng gió mát”
(Qua sông Thương) “Ai về Vũ Ẻn, Thanh Cù?
Gió lạnh thổi trên đường phá hoại” (Phố huyện)
“Gồ ghề lối hẹp
Hun hút bờ tre gió rét”
(Những con đường) “Như đôi vai Lào Việt dựa kề nhau Nước Lào ơi, gió nóng thổi từ đâu?” (Bài ca trên bán đảo)
Trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ vị giác của con người. “Ta là những người con
Của bán đảo mưa rào và gió mặn”
(Bài ca trên bán đảo)
2.2.1.2 Trường nghĩa gió chuyển qua trường chỉ sự vật
Các từ thuộc trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ sự vật (sự vật tự nhiên, sự vật nhân tạo). Trong thơ Lưu Quang Vũ, sự vật xuất hiện là
(cát, lửa, cồn, núi…). Gió kết hợp với các từ chỉ sự vật tạo ra trường sự vật biến đổi linh hoạt.
23
“Bàn tay ấy chở che và gìn giữ Biết ơn em, em từ miền gió cát”
(Và anh tồn tại) “ụ cát ngổn ngang, rào gai tua tủa dải đất hẹp, mùa hè gió lửa”
(Cơn bão) “Nắng chiều trên ngọn lá Gió cồn bụi trắng bay” (Thơ ru em ngủ)
2.2.1.3 Trường nghĩa gió chuyển qua trường động vật
Trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa chỉ hoạt động của động vật: “em đợi tôi áo trắng
tuổi học trò gió bay”
(Em III)
2.2.2 Trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa khác
Bảng 2.3: Bảng thống kê từ thuộc trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa khác STT Sự chuyển trường nghĩa Số từ Số trường hợp xuất hiện Tỉ lệ xuất hiện Ví dụ
1 Trường nghĩa mưa
chuyển qua trường nghĩa chỉ con người
11 13 33,33 “Mưa cướp đi ánh
sáng của ngày Đường chập
choạng trăm mối lo khó gỡ”
24
(Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa)
2 Trường nghĩa mưa
chuyển qua trường nghĩa chỉ thực vật 1 1 2,56 “Những cây gạo cành cao đỏ rực Như mưa rụng thắm mặt đường” (Liên tưởng tháng hai) 3 Trường nghĩa mưa
chuyển qua trường nghĩa chỉ màu sắc
3 22 56,42 “Chiếc xe khuất phố
Mây xám bay đầy trời.”
(Tiễn bạn) 4 Trường nghĩa mưa
chuyển qua trường nghĩa chỉ sự vật
2 3 7,69 “Cái làng nhỏ tuổi
thơ Chiều mịt mù mưa
núi”
(Buổi chiều ấy)
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa chỉ màu sắc chiếm tỉ lệ cao nhất, xuất hiện 22 lần chiếm 56,42%,
trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa chỉ thực vật chiếm tỉ lệ thấp nhất xuất hiện 1 lần chiếm 2,56%. Như vậy, trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa chỉ màu sắc có số lần xuất hiện nhiều nhất cho thấy hiện tượng tự nhiên trong thơ Lưu Quang Vũ được miêu tả sinh động, cụ thể gợi ra hình ảnh thơ đầy sống động trước mắt người đọc.
Trong trường nghĩa mưa chúng tôi còn tìm thêm một số biến thể của
mưa đó là: sương, mây… góp phần làm phong phú cho trường nghĩa chỉ mưa.
25
Trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa con người các từ chỉ hoạt động, cảm giác, tâm trạng của con người… chẳng hạn:
“Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ”
(Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa) “ngày vùi gươm dưới cát
đêm trăng lạnh sương lạnh”
(Sông Hồng - hồi ức của một nghĩa binh già) “Nước ào ạt trên đường, em ướt đẫm
Mưa mát lành cuốn sạch mọi buồn lo” (Dành cho em) “Những bông hoa đã mất vụt bay về Như giọt sương run rẩy cạnh đường đi” (Hoa tầm xuân)
2.2.2.2 Trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa chỉ thực vật
Trường nghĩa mưa chuyển qua trường thực vật gồm các từ chỉ hoạt động của thực vật:
“Những cây gạo cành cao đỏ rực Như mưa rụng thắm mặt đường”
(Liên tưởng tháng hai)
2.2.2.3 Trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa chỉ màu sắc
Trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa chỉ màu sắc là các danh từ chỉ màu sắc (đen, trắng, xám, hồng…) chẳng hạn:
“Chiếc xe khuất phố Mây xám bay đầy trời.”
(Tiễn bạn)
“Những ngôi sao là nước mắt của đêm
26
(Dù có lãng quên)
“Mây trắng ào ào bay trên thành phố nắng sớm đầm đìa các ngả”
(Những đám mây ban sớm) “Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa”
(Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa)
2.2.2.4 Trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa chỉ sự vật
Trường nghĩa mưa chuyển qua trường nghĩa chỉ sự vật (sự vật nhân tạo, sự vật tự nhiên) đó là tên gọi của sự vật chẳng hạn như:
“Cái làng nhỏ tuổi thơ Chiều mịt mù mưa núi”
(Buổi chiều ấy)
“Chiếc mũ nan, tấm khăn dù, lưng gạo trong bao Đồi cọ mờ sương khói”
(Buổi chiều ấy)
2.2.3 Trường nghĩa bão chuyển qua các trường nghĩa khác.
Bảng 2.4: Bảng thống kê từ thuộc trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa khác. STT Sự chuyển trường nghĩa Số từ Số trường hợp xuất hiện Tỉ lệ xuất hiện Ví dụ 1 Trường nghĩa
bão chuyển qua
4 5 83,33 “cơn bão dữ kéo dài cây bên đường gục
27 trường nghĩa chỉ
con người (Hồ sơ mùa hạ 1972)
2 Trường nghĩa
bão chuyển qua trường nghĩa chỉ động vật
1 1 16,67 “Đêm bão gầm cồn cát chạy lang thang Bà kể chuyện những bờ biển lạ”
(Đất nước đàn bầu)
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa chỉ sự vật chiếm tỉ lệ cao nhất, xuất hiện 5 lần chiếm 83,33%,
trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa chỉ động vật chiếm tỉ lệ thấp nhất, xuất hiện 1 lần chiếm 16,67%. Như vậy, trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa chỉ sự vật được Lưu Quang Vũ sử dụng nhiều nhất cho thấy từ ngữ miêu tả sự vật, thiên nhiên, con người trong thơ ông luôn gần gũi gắn bó với cuộc sống đời thường.
Trong trường nghĩa bão chúng tôi còn tìm hiểu và phát hiện ra một số biến thể của bão đó là: dông, lốc, lũ…
2.2.7.1 Trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa chỉ con người
Trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa chỉ con người là những từ chỉ cảm xúc, trạng thái tâm lí (sợ, rụt rè, dữ…) chẳng hạn:
“cơn bão dữ kéo dài cây bên đường gục ngã”
(Hồ sơ mùa hạ 1972) “làng bạt ruộng vườn vắng bặt con trai chúng tôi đi
cơn bão dữ thôi hai đầu đất nước” (Cơn bão)
28
“Ngủ đi em ơi, làng biển nắng chang Không có chiếc thuyền nào bão lật”
(Thơ ru em ngủ)
2.2.7.2 Trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa chỉ động vật
Từ thuộc trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa chỉ động vật là từ chỉ tên gọi động vật, hoạt động của động vật:
“Đêm bão gầm cồn cát chạy lang thang Bà kể chuyện những bờ biển lạ”
(Đất nước đàn bầu)
2.3 Tiểu kết
Qua thống kê khảo sát gần 200 bài thơ của Lưu Quang Vũ, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Số lượng từ ngữ thuộc 3 trường nghĩa gió, mưa, bão xuất hiện khá lớn trong thơ Lưu Quang Vũ.
- Hiện tượng chuyển trường diễn ra với tần xuất lớn, trong đó 3 trường nghĩa gió, mưa, bão chủ yếu chuyển sang trường chỉ con người.
- Sự chuyển trường ở 3 trường diễn ra với tỉ lệ không đồng đều, trường nghĩa gió chuyển qua trường nghĩa khác chiếm tỉ lệ cao nhất 48,86%, trường nghĩa bão chuyển qua trường nghĩa khác chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,81%.
29
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA HIỆN TƯỢNG CHUYỂN TRƯỜNG NGHĨA GIÓ, MƯA, BÃO TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ
Thơ ca của Lưu Quang Vũ là khát khao được hoà vào cuộc sống với thiên nhiên và con người, thơ ông rất giàu cảm xúc và mang những màu sắc riêng biệt. Lưu Quang Vũ lấy con người là tâm điểm để ông bộc bạch những tâm tư về cuộc đời “Con người chưa được làm người/ Bao lệnh cấm đang đè lên thế giới” (Nếu đó là tội lỗi), trong tâm thức của ông dù ở bất cứ thời đại nào thì chiến tranh cũng mang gương mặt lạnh lùng, gieo rắc nỗi khổ đau, đau thương cho con người. Thế giới nội tâm con người trong thơ Lưu Quang Vũ vô cùng phong phú, có khi là tâm hồn đa tình, đa cảm vừa thiết tha nâng niu hạnh phúc đời thường nhưng có khi lại mang vẻ cô đơn, trầm tư về chính cuộc đời của mình “Anh chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh/ Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao?” (Anh đã mất chi, anh đã được gì?).
Thế giới tự nhiên và sự vật trong thơ của Lưu Quang Vũ khá phong phú, thiên nhiên hiện lên với hình ảnh của gió, mây, mưa, bão… thể hiện được tình yêu, khát khao với tuổi trẻ những chiêm nghiệm của ông về cuộc đời “Trên ngày tháng, trên cả niềm cay đắng/ Thơ tôi là mây trắng của đời tôi” (Mây trắng của đời tôi). Sự hấp dẫn trong thơ ông còn thể hiện ở chỗ sử dụng và kết hợp từ ngữ, tạo ra những hình ảnh mới mẻ độc đáo về thiên nhiên: bão gầm, gió dữ, gió điên, đám mây rách rưới, gió mặn, gió bồn chồn, mây cuồn cuộn… Những kiểu kết hợp phi logic này đã tạo ra sự cộng hưởng về ngữ nghĩa vốn có của từ và nghĩa mới của từ khi nó chuyển trường tạo cho người đọc những khám phá đầy thú vị, những sự vật hiện tượng chứa đựng được đặc tính mới mẻ và hấp dẫn.
3.1 Hiện tượng chuyển trường nghĩa gió, mưa, bão góp phần khắc hoạ thế giới tâm trạng, cảm xúc phong phú con người trong thơ Lưu Quang Vũ.
Giá trị biểu đạt của hiện tượng chuyển trường nghĩa gió, mưa, bãotrong thơ của Lưu Quang Vũ làkhắc hoạ thế giới nội tâm, tâm trạng cảm xúc của con người như: quằn quại, bồn chồn, điên, dại… thông qua những biểu thức kết cấu ngôn từ là các danh từ, động từ, tình từ khi kết hợp với trường nghĩa gió, mưa, bão làm cho thiên nhiên mang bản chất như một sinh thể có những hoạt động,
30
trạng thái như con người. Sự chuyển trường nghĩa này còn tạo ra giá trị biểu đạt sâu sắc, tinh tế.
Các từ thuộc trường nghĩa gió, mưa, bão kết hợp với động từ, tính từ, danh từ chỉ con người.
Bão dữ (Hồ sơ mùa Hạ 1972), gió thở phập phồng (Những chuyến bay),
cưỡi gió (Những chuyến bay), gió vui (Thức với quê hương), gió điên (Người cùng tôi), gió cứ đập (Chiều chuyển gió), gió bồn chồn (Em vắng), mưa cướp
đi ánh sáng (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa), gió dại (Viết cho em từ cửa biển), gió hát ngu ngơ (Thơ ru em ngủ)…. Với kiểu kết hợp này trường nghĩa gió, mưa, bão mang bản chất như một con người, có cảm xúc biết buồn vui, có hoạt động:
đập, cướp, đi, đứng… Điều đáng chú ý trong thơ Lưu Quang Vũ sử dụng nhiều động từ mạnh diễn tả những hành động mạnh, dứt khoát của con người, thiên nhiên và con người trong thơ ông như hoà làm một. Qua đây, ta cũng thấy được tấm lòng tri ân, sâu nặng của nhà thơ với cuộc đời, cảnh vật và con người. “Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy Gió phai nhạt mùi hương bối rối Lá trên cành khô tan tác bay. Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.” (Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa)
Lưu Quang Vũ lấy đối tượng là thiên nhiên để miêu tả tâm trạng, cảm xúc của con người có rất nhiều động từ, tính từ thể hiện điều đó như: giận, dữ, điên, dại, bồn chồn… đây đều là những tính từ diễn tả trạng thái tâm lý, cảm xúc tiêu cực gây hại cho con người. Những trường nghĩa chỉ trạng thái cảm xúc của con người khi kết hợp với trường nghĩa gió, mưa, bão đã tạo ra những từ ngữ mang nghĩa mới như: bão dữ, gió điên, gió đập, gió dại… việc kết hợp này
31
tạo ra sự phong phú cho vốn từ ngữ, diễn tả được mức độ dữ dội của sức gió, cường độ của mưa, bão, sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
“Đôi khi người nổi giận
Đôi khi thôi, nhưng thật là khủng khiếp Như gió điên, như nước phá tung bờ