8. Cấu trúc của khoá luận
3.3 Sự chuyển đổi trường nghĩa tạo dấu ấn về phong cách thơ Lưu Quang
Quang Vũ.
Phong cách nghệ thuật của nhà thơ là những phong cách nổi bật, có những chất “riêng” mang những đặc trưng mới lạ được thể hiện trong các tác phẩm, có sự thống nhất tương đối ổn định về hệ thống hình tượng, biểu hiện rõ được những nét độc đáo thông qua phương diện hình ảnh và nội dung từ đó tạo nên phong cách nghệ thuật mang dấu ấn riêng.
Phong cách là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của một nhà văn, nhà thơ nhưng không phải người nghệ sĩ nào cũng có được một dấu ấn riêng biệt, cá tính độc đáo. Một nhà văn, nhà thơ họ chỉ thực sự thành công khi được độc giả đón nhận những đứa con tinh thần ấy, phong cách nghệ thuật ở đây còn là việc lựa chọn và vận dụng sáng tạo ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật biểu hiện đó được gọi là tính cá thể hoá trong ngôn ngữ. Tính cá thể hoá của phong cách ngôn ngữ được hiểu “dùng để chỉ việc sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra một phong cách riêng không nhầm lẫn với người khác, thể loại khác. Tính cá thể hoá trong mỗi tác phẩm hay trong từng tác giả được xem xét ở nhiều khía cạnh phong phú: từ cách dùng từ, đặt câu, đến việc tạo ra những nét riêng trong lời nói của các nhân vật; từ cách miêu tả các hình ảnh nghệ thuật đến những nét riêng trong cách diễn đạt ở từng tình huống, từng sự việc trong tác phẩm. Tính cá thể hoá chính là cách tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới và tránh trùng lặp sáo mòn, nhàm chán.”[24]
Nghệ thuật là nơi ghi nhận những sáng tạo của nghệ sĩ. Văn chương vẫn có những quy luật khắt khe chính vì thế mà sáng tạo nghệ thuật là một việc làm không hề đơn giản. Khi chọn đề tài viết về thiên nhiên, tình yêu con người, đất nước cũng đã có nhiều tác giả thành công trong những đề tài này như Xuân Diệu, Tố Hữu… việc tạo dấu ấn trong phong cách cũng vô cùng khó khăn. Lưu Quang Vũ đã phần nào làm được điều này khi ông lựa chọn, sử dụng những tín hiệu ngôn ngữ để diễn tả những cảm xúc, những chiêm nghiệm triết lí của ông về cuộc đời.
35