Phương pháp xử lý hóa lý

Một phần của tài liệu ĐATN - TK Hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất Polypropylen GĐ 1 của Cty TNHH Hóa chất Hyosung Vina, công suất 870 m³ngày. (Trang 35 - 37)

3. Bố cục và hình thức trình bày báo cáo

2.1.2 Phương pháp xử lý hóa lý

Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý là áp dụng các quá trình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Giai đoạn xử lý hoá lý có thể là giai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh học trong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh. Những phương pháp hoá lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ, đông tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc …

2.1.2.1 Phương pháp keo tụ-tạo bông

Nhằm loại bỏ chất hữu cơ, chất vô cơ có kích thước nhỏ, khó lắng, khó có thể tách bằng phương pháp cơ học. ta có thể áp dụng phương pháp keo tụ này để loại bỏ chúng. Các chất keo tụ thường sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt, phèn bùn… kết hợp với polymer trợ keo tụ để tăng quá trình keo tụ.

Nguyên tắc của phương pháp này là: cho vào trong nước thải các hạt keo mang điện tích trái dấu với các hạt lơ lửng có trong nước thải (các hạt có nguồn gốc silic và chất hữu cơ có trong nước thải mang điện tích âm, còn các hạt nhôm hidroxid và sắt hidroxy được đưa vào mang điện tích dương). Khi thế điện động của nước bị phá vỡ, các hạt mang điện trái dấu này sẽ liên kết lại thành các bông cặn có kích thước lớn hơn và dễ lắng hơn.

2.1.2.2 Phương pháp trung hòa

Nước thải chứa các axit vô cơ hoặc kiềm cần được trung hoà đưa pH về khoảng 6,5 đến 8,5 trước khi thải vào nguồn nước hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo.

Trung hoà nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: + Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm.

+ Bổ sung các tác nhân hoá học.

+ Lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hoà.

thải, chế độ thải nước thải, khả năng sẳn có và giá thành của các tác nhân hoá học. Trong quá trình trung hoà, một lượng bùn cặn được tạo thành. Lượng bùn này phụ thuộc vào nồng độ và thành phần của nước thải cũng như loại và lượng các tác nhân sử dụng cho quá trình.

2.1.2.3 Phương pháp tuyển nổi

Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong xử lý nước thải, tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này so với phương pháp lắng là có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hoặc nhẹ, lắng chậm, trong một thời gian ngắn. Khi các hạt đã nổi lên bề mặt, chúng có thể thu gom bằng bộ phận vớt bọt.

Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu.

 Ưu điểm:

+Hiệu quả loại bỏ hàm lượng chất lơ lửng cao 90 – 95%.

+Giảm được thời gian và dung tích bể so với các công trình khác. +Loại bỏ được các hạt cặn hữu cơ khó lắng.

+Kết hợp với quá trình tuyển nổi sử dụng hóa chất đem lại hiệu quả cao. +Cặn bùn thu được có độ ẩm thấp, có thể tái sử dụng.

 Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư cao, bảo dưỡng thiết bị cao. +Đòi hỏi kỹ thuật vận hành.

+ Cấu tạo phức tạp, quá trình kiểm soát áp suất khó khăn

2.1.2.4 Phương pháp khử trùng

Khử trùng là khâu cuối trong dây chuyền công nghệ để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trước khi xả ra nguồn yêu cầu chất lượng cao hoặc khi cần thiết sử dụng lại nước thải. Các phương pháp thường được sử dụng là: chlorine, chlorine dioxide, bromide chlorine, ozone, tia cực tím, nhiệt, ánh sáng…

Một phần của tài liệu ĐATN - TK Hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất Polypropylen GĐ 1 của Cty TNHH Hóa chất Hyosung Vina, công suất 870 m³ngày. (Trang 35 - 37)