Phương pháp xử lý sinh học

Một phần của tài liệu ĐATN - TK Hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất Polypropylen GĐ 1 của Cty TNHH Hóa chất Hyosung Vina, công suất 870 m³ngày. (Trang 37 - 45)

3. Bố cục và hình thức trình bày báo cáo

2.1.3 Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp xử lý sinh học là sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số khống chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản vì thế sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Phương pháp xử lý sinh học có thể thực hiện trong điều kiện hiếu khí (với sự có mặt của oxy) hoặc trong điều kiện kỵ khí (không có oxy).

Phương pháp xử lý sinh học có thể ứng dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải chứa chất hữu cơ hoà tan hoặc phân tán nhỏ. Do vậy phương pháp này thường được áp dụng sau khi loại bỏ các loại tạp chất thô ra khỏi nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao.

Quá trình xử lý sinh học gồm các bước

+Chuyển hóa các hợp chất có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng hoà tan thành thể khí và thành các vỏ tế bào vi sinh

+Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ trong nước thải

+Loại các bông cặn ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng.

2.1.3.1 Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên

Để tách các chất bẩn hữu cơ dạng keo và hoà tan trong điều kiện tự nhiên người ta xử lí nước thải trong ao, hồ (hồ sinh vật) hay trên đất (cánh đồng tưới, cánh đồng lọc…).

a) Hồ sinh học

Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ oxy hóa, hồ ổn định nước thải… xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học. Trong hồ sinh vật diễn ra quá trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loại thủy sinh vật khác, tương tự như quá trình làm sạch nguồn nước mặt. Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị pH và nhiệt độ tối ưu. Nhiệt độ không được thấp hơn 600

Hình 2.6 Hồ sinh học.

(Nguồn:http://westerntechvn.com.vn/cac-loai-cong-trinh-ho-sinh-hoc-va-nguyen-tac-

hoat-dong.htm)

b) Cánh đồng tưới - Cánh đồng lọc

Cánh đồng tưới là những khoảng đất canh tác, có thể tiếp nhận và xử lý nước thải. Xử lý trong điều kiện này diễn ra dưới tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng mặt trời, không khí và dưới ảnh hưởng của các hoạt động sống thực vật, chất thải bị hấp thụ và giữ lại trong đất, sau đó các loại vi khuẩn có sẵn trong đất sẽ phân hủy chúng thành các chất đơn giản để cây trồng hấp thụ. Nước thải sau khi ngấm vào đất, một phần được cây trồng sử dụng. Phần còn lại chảy vào hệ thống tiêu nước ra sông hoặc bổ sung cho nước nguồn.

2.1.3.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo

a) Bể lọc sinh học (Bể Biophin)

Là công trình xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo nhờ vi sinh vật hiếu khí. Quá trình diễn ra khi cho nước thải tưới lên bề mặt bể và thấm qua vật liệu lọc. Ở bề mặt của hạt vật liệu lọc và các khe hở giữa chúng, các hạt cặn bẩn được giữ lại và tạo thành màng gọi là màng vi sinh. Vi sinh vật hấp thụ chất hữu cơ và nhờ đó mà quá trình oxy hóa được diễn ra.

Những loại bể Biophin thường dùng : +Biophin nhỏ giọt

+Biophin tải cao

b) Bể hiếu khí bùn hoạt tính – Bể Aerotank

Là bể chứa hổn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật

oxy hố các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thực ăn để chuyển hóa chúng thành các chất trơ không hoà tan và thành các tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sữ dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2, bằng cách tuần hoàn bùn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể nén bùn hoặc các công trình xữ lý bùn cặn khác để xử lý. Bể Aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục.

Hình 2.7 Bể Aerotank.

(Nguồn:http://www.tailieumoitruong.org/2016/04/be-aerotank-be-sinh-hoc-hieu-

khi.html)

Các yếu tố ảnh hưởng:

+Nhiệt độ: duy trì khoảng 20 – 30o

C, tốc độ phản ứng oxy hóa sinh hóa tăng khi nhiệt độ tăng.

+ Kim loại nặng: bùn hoạt tính có khả năng hấp thụ các muối kim loại nặng, hoạt động sinh hóa bị giảm do sự phát triển mạnh của vi khuẩn dạng sợi làm cho bùn bị phồng lên

+Oxi: để oxi hóa các chất hữu cơ, vi sinh vật cần có oxi và chỉ sử dụng oxi hòa tan.

+ Chất dinh dưỡng: để có phản ứng sinh hóa, nước thải cần chứa hợp chất của các nguyên tố dinh dưỡng và vi lượng - pH: ảnh hưởng đến quá trình tạo men trong tế bào và quá trình hấp thụ dinh dưỡng vào tế bào, pH tối ưu từ 6,5 – 7,5.

c) Bể UASB

Nước thải được đưa trực tiếp vào dưới đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học hạt nhỏ (bông bùn) và các chất bẩn hữu cơ được tiêu thụ ở đó.

Các bọt khí mêtan và cacbonic nổi lên trên được thu bằng các chụp khí để dẩn ra khỏi bể. Nước thải tiếp theo đó sẽ diễn ra sự phân tách 2 pha lỏng và rắn. Pha lỏng được dẩn ra khỏi bể, còn pha rắn thì hoàn lưu lại lớp bông bùn. Sự tạo thành và duy trì các hạt bùn là vô cùng quan trọng khi vận hành bể UASB.

Hình 2.8 Bể UASB.

(Nguồn:http://www.congnghemoitruongxanh.com/be-uasb-xu-ly-nuoc-thai)

 Phạm vi áp dụng

Sử dụng cho nguồn thải có nồng độ BOD5 > 1000 mg/l và COD > 2000 mg/l. Xử lý cho nguồn thải có lưu lượng < 5000 m3/ngđ.

- Ưu: xử lý nguồn thải có nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ cao

- Nhược: xử lý không hòa toàn sau bể sinh học kỵ khí thường có bể sinh học hiếu khí

d) Bể sinh học theo mẻ SBR (Sequence Batch Reactor)

Hình 2.9 Các giai đoạn của SBR.

(Nguồn:http://cokhimoitruong.com.vn/chi-tiet/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-sbr -

c1332.html)

SBR là một dạng của bể Aerotank, phát triển trên cơ sở xử lý bùn hoạt tính, vận hành theo từng mẻ liên tục và kiểm soát được theo thời gian có ưu điểm là khử được các hợp chất nitơ, photpho khi vận hành đúng quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí. Do hoạt động gián đoạn nên số ngăn tối thiểu của bể là 2.

Bể sinh học làm việc theo từng mẻ kế tiếp được thực hiện theo 5 gian đoạn:

+ Giai đoạn 1: đưa nước thải vào bể. Nước thải đã qua song chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ, tự chảy hoặc bơm vào bể đến mức định trước.

+ Giai đoạn 2: tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sụt khí hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, yêu cầu về mức độ xử lý.

+ Giai đoạn 3: lắng trong nước. Qúa trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ

+ Giai đoạn 4: tháo nước đã được lắng trong ở phần trên của bể ra nguồn tiếp nhận.

+ Giai đoạn 5: chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ phụ thuộc vào thời gian vận hành 4 quy trình trên và số lượng bể, thứ tụ nạp nước vào bể.

e) Bể sinh học MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)

MBBR là một dạng của quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bởi lớp màng sing học (biofilm). Trong quá trình MBBR, lớp màng biofilm phát triển trên giá thể lơ lững trong lớp chất lỏng của bể phản ứng. Những giá thể này chuyển động được trong chất lỏng là nhờ hệ thống sụt khí cung cấp oxy cho nước thải hay motor khuấy.

Trái với hầu hết các bể bùn hoạt tính, bể MMBR không cần phải tuần hoàn bùn như các bể bùn hoạt tính khác. Điều này đạt được nhờ vào sinh khối phát triển trên các giá thể trong bể. Do không có quá trình tuần hoàn bùn diễn ra nên chỉ có lượng sinh khối dư được tách ra – một lợi thế đáng kể cho quá trình bùn hoạt tính.

Bể MBBR có 2 loại: MBBR hiếu khí và MBBR thiếu khí (Anoxic), đảm bảo cho quá trình xử lý Nitơ trong nước thải.

Hình 2.10 Bể MBBR.

(Nguồn: http://www.tailieumoitruong.org/.)

Phạm vi áp dụng

Ứng dụng cho hầu hết các loại nước thải có ô nhiễm hữu cơ: Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, thủy hải sản, sản xuất chế biến thực phẩm, nước thải công nghiệp, dệt nhuộm…

Ưu, nhược điểm

-Ưu điểm:

+ Hệ vi sinh bền: các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học một môi trường bảo vệ, do đó, hệ vi sinh xử lý dễ phục hồi.

+ Mật độ vi sinh cao: so với bể thổi khí thông thường, mật độ vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn, do đó thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn.

+ Chủng vi sinh đặc trưng: các nhóm vi sinh khác nhau phát triển giữa các lớp màng vi sinh, điều này giúp cho các lớp màng sinh học phát triển theo xu hướng tập trung vào các chất hữu cơ chuyên biệt.

+ Tiết kiệm năng lượng.

+ Dễ vận hành, dễ dàng nâng cấp.

+ Tải trọng cao, biến động ô nhiễm lớn: khả năng phát triển của màng sinh học theo tải trọng tăng dần của chất hữu cơ làm cho bể MBBR có thể vận hành ở tải trọng cao và biến động lớn. Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%.

+ Dễ kiểm soát hệ thống: có thể bổ sung giá thể Biofilm tương ứng với tải trọng ô nhiễm và lưu lượng nước thải.

+ Tiết kiệm diện tích: giảm 30-40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng và có thể kết hợp với nhiều công nghệ xử lý khác.

-Nhược điểm:

Đối với công nghệ MBBR thì yêu cầu các công trình phụ như các công trình lắng, lọc phía sau. Tùy chất lượng giá thể mà khả năng dám dính của các vi sinh vật khác nhau (bám dính hoặc dể bị trôi). Thông thường giá thể rất dể vỡ sau một thời gian sử dụng.

f) Bể sinh học màng MBR (Membrane bioreactor)

Bể sinh học màng vi lọc (Membrane bioreactor – MBR) là sự kết hợp giữa hai hoặc ba quá trình cơ bản (sinh học – lắng – lọc) trong một đơn nguyên dế phân hủy sinh học chất hữu cơ và tách sinh khối (bùn hoạt tính) bằng màng vi lọc (MF) hay siêu lọc (UF)

Phạm vi áp dụng: được áp dụng trong ngành xử lý nước thải phổ biến như:

-Nước thải sinh hoạt: khách sạn, nhà hàng, Resort, trường học, Khu chế xuất, khu công nghiệp....

-Nước thải y tế: bệnh viện, phòng khám, trạm y tế, ....

-Nước thải công nghiệp: sản xuất nước giải khát, chế biến thủy sản, chế biến thực phẩm, ....

Ưu, nhược điểm

-Ưu điểm:

+ Chất lượng nước thải sau xử lý cao (BOD, SS và vi trùng rất thấp)  tái sử dụng + Lượng bùn dư sinh ra thấp  chi phí xử lý bùn giảm

+ Duy trì hàm lượng vi sinh cao trong MBR  có thể áp dụng tải trọng cao  kích thước công trình nhỏ

+ Không cần bể lắng bùn sinh học

+ Không phụ thuộc khả năng lắng của bông bùn hoạt tính -Nhược điểm:

+ Màng có thể bị tắt nghẽn do bùn sinh học

+ Năng lượng sử dụng có thể lớn hơn sơ với bùn hoạt tính thông thường.

+ Quy mô vừa và nhỏ đã sử dụng tuy nhiên quy mô lớn chưa được ứng dụng nhiều do chi phí đầu tư và vận hành.

Một phần của tài liệu ĐATN - TK Hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy sản xuất Polypropylen GĐ 1 của Cty TNHH Hóa chất Hyosung Vina, công suất 870 m³ngày. (Trang 37 - 45)