QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU SỬA ĐỔ

Một phần của tài liệu BC tong ket (Trang 33 - 34)

Bảo hiểm y tế là cơ chế tài chính nhằm bảo vệ, chia sẻ nguy cơ rủi ro về tài chính cho người dân khi đau ốm, đồng thời là công cụ hữu hiệu để thực hiện

mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân theo định hướng công bằng và hiệu quả, vì

vậy, việc sửa đổi cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản của BHYT xã hội và phải đạt được các mục tiêu sau đây:

(1). Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về phát triển BHYT toàn dân,trong đó có Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 xác định mục tiêu: thực hiện bao phủ CSSK và BHYT toàn dân;liên quan đến Mở rộng đối tượng tham gia BHYT; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; giảm chi tiêu tiền túi trực tiếp từ hộ gia đình cho y tế. Nghị quyết 20-NQ/TW cũng xác định: Thực hiện nguyên tắc y tế công cộng do ngân sách nhà nước bảo đảm là chủ yếu. Khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế và người dân chi trả. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu do bảo hiểm y tế, người dân và ngân sách nhà nước cùng chi trả; "Gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả" phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế, BHYT bảo đảm chi trả cho các dịch vụ ở mức cơ bản; người sử dụng dịch vụ chi trả cho phần vượt mức; Đa dạng các gói bảo hiểm y tế; Tăng cường liên kết, hợp tác giữa BHYTXH với BHYT thương mại; Nâng cao năng lực, chất lượng giám định BHYT bảo đảm khách quan, minh bạch. Thực hiện giải pháp đồng bộ chống lạm dụng, trục lợi, bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở y tế

(2). Khắc phục được các tồn tại, bất hợp lý sau 10 năm thực hiện Luật BHYT (nhất là sau 05 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT” để thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, kết hợp hài hòa giữa quản lý tập trung thống nhất theo ngành và theo địa bàn lãnh thổ, có sự phân cấp hợp lý giữa trung ương và địa phương.

(3). Đổi mới chính sách, pháp luật về BHYT trên cơ sở có kế thừa chọn lọc những quy định hiện hành về chính sách bảo hiểm y tế đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta; học tập các bài học kinh nghiệm về BHYT trên thế giới.

(4). Phù hợp với các quy định tại các luật có liên quan như Luật KCB, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Pháp lệnh ưu đãi người có công với

34

cách mạng, Luật BHXH, Bộ Luật lao động… để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm lồng ghép bình đẳng giới trong dự án Luật.

Một phần của tài liệu BC tong ket (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)