Một số bất cập khác

Một phần của tài liệu BC tong ket (Trang 31)

2. Hạn chế và tồn tại trong tổ chức thực hiện Luật

2.12. Một số bất cập khác

(1) Sự thiếu đồ bộ trong ban hành và thiếu thống nhất trong các văn bản Luật có liên quan đến BHYT và KCB BHYT. Ví dụ:

- Một số văn bản của Bộ Y tế (về quy trình chuyên môn kỹ thuật, tổ chức hệ thống KCB, quy chế bệnh viện,...) đã ban hành từ lâu nhưng chậm sửa đổi, bổ sung. Danh mục dịch vụ kỹ thuật ban hành tại Thông tư số 43/2014/TT-BYT có khoảng 17.000 dịch vụ, nhưng hiện nay, Bộ Y tế mới chỉ ban hành giá cho khoảng 1.900 và phiên tương đương cho khoảng 9.000 dịch vụ kỹ thuật.

- Việc phân hạng bệnh viện, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật còn thiếu các tiêu chí và quy trình phù hợp với tính chất và hoạt động chuyên môn của bệnh viện, nhất là đối với bệnh viện tư nhân.

- Luật BHYT quy định đối tượng tham gia BHYT là “người trên 80 tuổi hưởng tuất hàng tháng do quỹ BHXH đóng BHYT” nhưng Luật BHXH không quy định quỹ BHXH đóng BHYT cho đối tượng này.

- Quy định về thủ tục và hướng dẫn xác định đối tượng tham gia BHYT thuộc đối tượng là người có công còn phức tạp, khó khăn.

(2) Việc chỉ đạo không đồng bộ, không thống nhất giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam về một số vấn đề (sử dụng thẻ, sử dụng giấy chuyển viện, đấu thầu thuốc, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh…) nên các địa phương, các bệnh viện lúng túng, bị động trong tổ chức thực hiện, người dân phàn nàn, thiếu tin tưởng vào chính sách.

(3) Công tác thống kê, quản lý dữ liệu và thu thập thông tin về BHYT phục vụ cho quản lý, xây dựng chính sách, giám sát chưa kịp thời.

(4) Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành của địa phương chưa chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện chính sách BHYT, giải quyết vướng mắc

Một phần của tài liệu BC tong ket (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)