PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu khóa luận đánh giá các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển cây cao su ở tây bắc (Trang 48 - 50)

Như vậy, qua việc phân tích các điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Bắc và so sánh với các yêu cầu sinh thái của cây cao su cho thấy các điều kiện tự nhiên của Tây bắc rất phù hợp để phát triển cây cao su cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Thực tế thì cây cao su đã được đưa vào trồng ở địa phương từ năm 2007, đến nay diện tích cao su toàn khu vực đạt 21.300ha. Năng suất bình quân khá 1,6 – 1,7 tấn/ha/năm , sản lượng cao su toàn khu vực năm 2012 đạt mức tương đối cao.

Trong những năm qua khu vực Tây Bắc có tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt, có thể nói một phần lớn là do hiệu quả kinh tế từ cây cao su đưa lại. Nền kinh tế phát triển và có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập của nhân dân được nâng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc.

Qua việc đánh giá, nhận xét điều kiện tự nhiên ở Tây Bắc thì có thể thấy được với diện tích tự nhiên lớn, điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi cùng với khí hậu có mùa đông lạnh nhất cả nước, điều kiện hủy văn, thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng cao

su. Tuy nhiên, không phải cây cao su có thể trồng được trên toàn bộ diện tích Tây bắc mà với các giống cao su còn tùy thuôc vào đặc điểm của từng tỉnh trong khu vực. Đề tài đã cho thấy các tỉnh ở Tây Bắc có thể trồng được giống cao su như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và ở các tỉnh còn lại trong khu vực cũng đang được nghiên cứu, tìm hiểu để tiếp tục đưa giống cao su vào trồng trong tương lai với diện tích lớn hơn ,năng suất cao hơn.

Đề tài “ Phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ việc phát triển cây cao su ở

khu vực Tây Bắc”. Một số ý kiến đề xuất đã tiến hành nghiên cứu về điều kiện tự

nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển cây cao su trên toàn khu vực từ đó đánh giá sơ bộ mức độ thích nghi của cây cao su ở khu vực. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn một số giải pháp và biện pháp nhằm tối ưu hóa việc quy hoạch và canh tác cây cao su ở toàn khu vực.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả:  Những mặt đạt được

- Đề tài đã nghiên cứu đặc điểm và nhu cầu sinh thái của cây cao su.

- Đã thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực Tây Bắc từ đó phân tích, tổng hợp để xác định đặc điểm riêng của điều kiện tự nhiên.

- So sánh giữa điều kiện tự nhiên với đặc điểm và nhu cầu sinh thái của cây cao su.Từ đó đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su so với điều kiện tự nhiên của huyện và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển cây cao su ở địa phương.

- Đã thu thập các tài liệu và số liệu liên quan đến tình hình phát triển cây cao su trên toàn khu vực và thấy được những hiệu quả do cây cao su đưa lại.

khảo các tài liệu có liên quan nhưng vẫn không tránh khỏi được cách đánh giá định tính, chủ quan của bản thân.

- Một số giải pháp đưa ra còn mang tính chất chung, chưa chi tiết cụ thể.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế, tài liệu còn ít nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu khóa luận đánh giá các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển cây cao su ở tây bắc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w