- Không quy hoạch trồng cao su ở độ cao trên 600m so với mực nước biển.
- Những vùng có độ cao dưới 600m thường xuyên xuất hiện sương muối hoặc thường xuyên có gió mạnh trong mùa đông cũng không nên bố trí trồng cây cao su.
- Trên cơ sỏ dà soát kĩ điều kiện khí hậu ( chế độ nhiệt mùa Đông ) của từng tiểu vùng can đối với quỹ đất để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
- Chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cây cao su, lập dự án đầu tư và khái thác tận dụng lâm sản trên đất chuyển đổi
- Về quản lí, sử dụng đất trong vung quy hoạch
a. Về chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su, lập dự án đầu tư và khai thác tận dụng lâm sản trên đất chuyển đổi
Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, các đơn vị, tổ chức có nhu cầu trồng cao su thuê tư vấn khảo sát về loại đất, loại rừng (trạng thái, trữ lượng, độ dốc, tầng dày đất, vùng an toàn hồ đập...) để lập dự án đầu tư và báo cáo tác động môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện. Thuê tư vấn khảo sát lập hồ sơ xin chuyển rừng sang trồng cao su (nếu đối tượng trồng cao su là rừng) và lập hồ sơ thuê đất hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân có đất để đầu tư phát triển sản xuất. Việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su và khai thác tận dụng lâm sản trên đất chuyển đổi cần phải thực hiện nghiêm theo đúng trình tự quy định tại Thông tư 58/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đồng thời thực hiện việc quản lý lâm sản, thu chi tài chính khi thanh lý tài sản rừng theo đúng quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật liên quan.
b. Về quản lý, sử dụng quỹ đất trong vùng quy hoạch
Diện tích đất, rừng đã được đưa vào quy hoạch phải được huy động chủ yếu phục vụ cho mục tiêu phát triển cao su của tỉnh. Hướng quản lý, sử dụng như sau:
- Diện tích do các doanh nghiệp quản lý: Chính quyền địa phương (xã, huyện) tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp chủ động đưa quỹ đất vào sản xuất. Các doanh nghiệp phải xác định rõ ranh giới sử dụng đất của mình trên bản đồ và ngoài thực địa để tránh tình trạng tranh chấp, lấn chiếm và thuận lợi trong công tác quản lý.
- Diện tích do các Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng đang quản lý: Tiếp tục nghiên cứu hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý để các đơn vị tự tổ chức sản xuất hoặc hợp tác, liên kết nhằm đảm bảo quyền lợi của chủ rừng đồng thời thực hiện tốt chính sách đất đai của tỉnh và các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu các Ban không đủ năng ưlực thì thu hồi cho các doanh nghiệp thuê để trồng cao su.
- Diện tích chưa giao (do UBND xã quản lý): Các tổ chức có năng lực trồng cao su phối hợp với chính quyền địa phương xem xét, trình UBND tỉnh cho khảo sát, xin chuyển
rừng sang trồng cao su, lập dự án đầu tư, làm các thủ tục thuê đất trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Diện tích đất thuộc hộ gia đình quản lý: Các hộ gia đình đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài có thể tự tổ chức sản xuất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất và lao động với các công ty cao su và trực tiếp sản xuất trên diện tích được giao, cơ chế đầu tư và hưởng lợi theo thoả thuận hoặc lựa chọn hình thức thích hợp theo quy định của pháp luật nhằm huy động quỹ đất trồng cao su theo quy hoạch. Các chủ đầu tư cần lựa chọn cơ chế, hình thức phù hợp để khuyến khích các hộ gia đình liên kết góp đất trồng cao su.
- Đối với diện tích đã quy hoạch trồng cao su nhưng chưa đưa vào trồng trong kỳ kế hoạch thì phải được tổ chức quản lý và sử dụng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng (nhất là đối với rừng tự nhiên).
- Đối với diện tích trong vùng quy hoạch nhưng qua điều tra, khảo sát chi tiết xác định không trồng được cao su thì phải lập hồ sơ quản lý theo quy định của quy chế quản lý rừng để tiếp tục sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao.