Về diện tích

Một phần của tài liệu khóa luận đánh giá các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển cây cao su ở tây bắc (Trang 34 - 35)

Theo Quyết định số 750/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ, ttổng diện tích trồng cao su của 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu đến năm 2020 khoảng 50 ngàn ha. Hiện tại đến năm 2010 đã trông trên 14 nghìn ha, diện tích còn lại hàng năm cần bố trí kế hoạch hàng năm cho phù hợp khả năng giải phóng đất, công tác chuẩn bị giống và các điều kiện đầu tư khác để dảm bảo chất lượng vườn cây.

Tây Bắc là khu vực mới được Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) triển khai trồng cao su từ năm 2007. Sau 6 năm triển khai, tổng diện tích cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc đạt hơn 23.000 héc-ta, trong đó chủ yếu là cao su đại điền (22.800 héc-ta). Lai Châu hiện là “thủ phủ” cao su ở miền núi Tây Bắc với diện tích lớn nhất với 9.700 héc-ta, tiếp đến là Sơn La 6.700 héc-ta, Điện Biên 4.380 héc-ta.

Kết quả trồng cao su các tỉnh Tây Bắc đến tháng 9 năm 2008 như sau (NOMAFSI, 2008):

• Tỉnh Sơn La: 2.182,9 ha: Trong đó trồng mới năm 2008 là 2.112,9 ha. Diện tích trồng tại các huyện: Quỳnh Nhai 735 ha, Thuận Châu 548,2 ha, Yên Châu: 479 ha, Mường La: 332 ha và Mai Sơn: 88,7 ha.

• Tỉnh Điện Biên: 900 ha (trồng năm 2008, tại huyện Điện Biên).

• Tỉnh Lai Châu: 1.397,5 ha, trong đó năm 2008 là 800 ha. Diện tích các huyện: Phong Thổ: 597,5 ha, Sìn Hồ: 800 ha.

Theo quy hoạch của Bộ NN&PTNN, diện tích cao su ở Tây Bắc đến năm 2015 là 50.000 ha. Tuy nhiên, quy hoạch của các địa phương đều vượt qua con số này. Như: Sơn La: 50.000ha đến năm 2020; Điện Biên: 35.000ha đến năm 2020. Theo thống kê quy hoạch của sáu tỉnh (Yên Bái chưa phê duyệt quy hoạch) cho thấy diện tích cao-su đến năm 2020 đã là 83,5 nghìn ha, vượt 33,5 nghìn ha so quy hoạch của Chính phủ.

Một phần của tài liệu khóa luận đánh giá các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển cây cao su ở tây bắc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w