Mở rộng diện tích phải ứng dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ: + Khai hoang diện tích đồi núi vào trồng cây cao su.

Một phần của tài liệu khóa luận đánh giá các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển cây cao su ở tây bắc (Trang 44 - 48)

+ Khai hoang diện tích đồi núi vào trồng cây cao su.

+ Đưa cơ giới hóa vào một số khâu canh tác cao su, nhất là khâu làm đất .

+ Áp dụng quá trình canh tác hợp lý từ chọn giống, bón phân cân đối, tưới nước,.. + Nhiều diện tích sản xuất các cây trồng có hiêu quả kinh tế thấp nên đưa vào trồng cao su.

+ Cần phải tiến hành quy hoạch, bố trí diện tích trồng cao su cho từng đơn vị sản xuất như các công ty, các doanh nghiệp hay các hộ dân.

3.5.2 Giải pháp về kĩ thuật trồng và chăm sóc

Để sản xuất cao su đạt hiệu quả cao chúng ta không chỉ cần đầu tư cho việc nghiên cứu mà điều quan trọng là chúng ta phải biết áp dụng những biện pháp hợp lý, đồng bộ, toàn diện trong suốt quá trình sản xuất từ khâu gieo trồng, chăm sóc tới thu hoạch, bảo quản và chế biến để có thể nâng cao được năng suất trong khi vẫn bảo đảm được chất lượng của sản phẩm.

- Về giống cây trồng:

+ Tập trung nghiên cứu và quản lý chương trình giống của nghành. Trong đó 3- 5 năm phải xác định được một cơ cấu bộ giống mới để đưa vào sản xuất .

+ Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cây địa phương có phẩm chất tốt, lai tạo các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với vùng sinh thái nông

nghiệp của từng tỉnh trong khu vực, có khả năng tạo được nhiều giống cây tốt, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Hợp tác trao đổi với các nước khác trên thế giới nhằm học hỏi các kỹ thuật tiên tiến cũng như nhập khẩu các giống có hiệu quả kinh tế cao đưa vào trồng thử nghiệm và nhân rộng nếu có hiệu quả.

+ Cải tạo các vườn cao su đã già cần thanh lọc giống, cây kém chất lượng đồng thời tuyển chọn các giống mới cho các vùng mới.

- Về chăm sóc và thu hoạch:

+ Nghiên cứu và ban hành khuyến cáo cho từng vùng trong việc sử dụng phân xanh, phân hữu cơ, với chế độ bón phân theo hướng tận dụng những thành tựu về công nghệ sinh học và công nghệ bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng .

+ Nghiên cứu xác định chế độ khai thác từng bộ giống để tối ưu hóa chu kỳ khai thác. Nghiên cứu xác định quy trình chuẩn hóa sinh lý để có cơ sở điều chỉnh chế độ caọ và kích thích, nghiên cứu sâu bệnh ảnh hưởng đến sản lượng.

- Chỉ đạo thực hiện định mức kỹ thuật ngay từ đầu từ khâu thiết kế thời vụ ,mật độ , bón phân, trồng cây, chăm sóc.

- Cây cao su yêu cầu kỹ thuật canh tác cao nên, đầu tư phân bón phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

- Trồng cây cao su nếu sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật ( BVTV), thuốc diệt cỏ, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống. Do vậy cần hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, phân bón đúng quy định, nhằm giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và giảm bớt chi phí cho nhân dân.

3.5.3 Giải pháp về khoa học, công nghệ và cơ sở hạ tầng

3.5.3.1 Về khoa học - công nghệ

Theo đánh giá của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì khoa học công nghệ đóng góp tới 30-40% tăng trưởng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong thời gian vừa qua và ngày càng khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng như là yếu tố động lực trực tiếp của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường công tác ngiên cứu về khuyến nông, áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất.

+ Tập trung đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhằm tạo tính đột phá về năng suất, chất lượng cao su, đồng thời tiến hành nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu thị trường. Để thực hiện mục tiêu này cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác với Viện nghiên cứu cao su theo hướng bám sát các ứng dụng thực tế của nghành bao gồm từ lĩnh vực giống, phân bón, chế độ hai thác, công nghệ chế biến,…

+ Tăng cường công tác khuyến nông ( khuyến nông nhà nước, khuyến nông doanh nghiệp), đào tạo, hướng dẫn xây dựng mô hình để chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến, tiến bộ khoa học công nghệ cho người dân.

- Về chế biến:

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho từng loại sản phẩm, tận dụng mọi nguồn vốn trong nước như từ ngân sách nhà nước, của các ngành hay nguồn vốn sẵn có trong nhà nước.

+ Đối với các nhà máy chế biến, cần áp dụng áp dụng khoa học công nghệ thích hợp, xây mới nhà máy tại vùng nguyên liệu, đồng thời mỗi nhà máy cần cải tiến công nghệ, đổi mới thiết bị nâng cao công suất chế biến.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kỹ thuật và chuyển giao công nghệ với các hiệp hội, công ty cao su trong nước và các nước sản xuất và xuất khẩu cao su trong khu vực và trên thế giới.

- Về bảo quản:

+ Cần phải tổ chức lại công tác bảo quan hàng hóa như sửa chữa, nâng cấp và xây dựng một hệ thống kho tàng an toàn và đảm bảo yêu cầu vệ sinh nhằm phục vụ công tác bảo quản và cất trữ cao su, khi giá cả trên thị trường biến động theo hướng xấu hoặc khi sản xuất trong nước được mùa nhưng gặp giá bán bất lợi.

+ Đồng thời cần hoàn thiện và hiện đại hóa quy trình bảo quản nhằm nâng cao điều kiện cất trữ và bảo quản hiện vẫn còn rất thiếu và lạc hậu ở nước ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giao thông: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng các tuyến đường để đảm bảo việc đi lai cũng như vận chuyển sản phẩm mủ cao su được thuận tiện hơn.

+ Thủy lợi: Đảm bảo việc tưới nước cho cây cao su trong mùa khô hạn đặc biệt là vào thời kỳ cây đang ở thời kỳ KTCB. Xây dựng thêm các hồ chứa nước để dự trữ nước trong mùa khô và để tạo độ ẩm cho không khí.

3.5.4 Giải pháp về chính sách

Các chính sách của khu vực là động lực giúp các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân mạnh dạn đầu tư kinh phí, phương tiện máy móc để ứng dụng các giải pháp kỹ thuật vào việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện, nhằm phát huy được những hiệu quả do cây cao su đưa lại đồng thời góp phần đưa cây cao su từng bước khẳng định được vị thế của mình.

Bên cạnh đó là các chính sách dựa các yếu tố tự nhiên tích cực của khu cực để phát triển cao su theo những định hướng cụ thể, mà khắc phục những yếu tố tiêu cực về tự nhiên giúp cho cây cao su có điều kiện phát triển tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cho khu vực và đất nước.

Một phần của tài liệu khóa luận đánh giá các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển cây cao su ở tây bắc (Trang 44 - 48)