Kế hoạch hành động:

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng trường đại học) Sơn La, (Trang 39 - 44)

III. TỰ ĐÁNH GIÁ:

4. Kế hoạch hành động:

- Trong thời gian tới (năm học 2009 - 2010), Trường sẽ thông báo rộng rãi sứ mạng của Trường ra bên ngoài; thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của mọi cán bộ công chức và sinh viên trong Trường về phương hướng phát triển của Trường và yêu cầu của các tỉnh Tây Bắc và cả nước.

- Tổ chức việc khảo sát lấy ý kiến của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các địa chỉ sử dụng lao động của các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh thành khác nhằm bổ sung và hoàn chỉnh sứ mạng của mình.

- Nội dung sứ mạng của Trường sẽ được đưa lên Website của Trường và các băng - rôn tại các phòng họp lớn, hội trường, thư viện và ký túc xá.

II. Tiêu chí 1.2:

Mục tiêu của trường đại học được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và sứ mạng đã tuyên bố của nhà trường; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

1. Mô tả:

Trong những năm qua, mục tiêu của Trường được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục [MC1.02.01] và sứ mạng đã tuyên bố; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh đồng thời được triển khai thực hiện. Trong kế hoạch chiến lược phát triển Trường Đại học Tây Bắc giai đoạn 2006 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 18 QĐ/ĐHTB - HC ngày 17/01/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc [MC1.02.02], Trường đã xác định 4 mục tiêu trung và dài hạn cụ thể trong chiến lược, các mục tiêu này tập trung vào các lĩnh vực: Một là xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, có khả năng triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo theo nhu cầu của người học, khả năng nghiên cứu, chuyển

40

giao công nghệ đáp ứng nhu cầu cơ bản phát triển kinh tế xã hội, văn hoá vùng Tây Bắc. Hai là hoàn thiện chương trình đào tạo các ngành hiện có, mở thêm một số ngành đào tạo mới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận trình độ của các trường đại học tiên tiến trong nước và khu vực. Ba là xây dựng Trường đại học Tây Bắc trở thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trọng điểm, hàng đầu của vùng Tây Bắc. Bốn là xây dựng Trường đại học Tây Bắc thành một môi trường mở về tri thức, có quan hệ quốc tế rộng rãi, giữ vai trò quan trọng trong công tác đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị tiên tiến phục vụ tốt nhất cho giảng dạy, học tập và sinh hoạt, đảm bảo áp dụng được những thành tựu và phương tiện mới vào đào tạo và nghiên cứu, trở thành một trung tâm giáo dục có tính chất quốc tế của khu vực Tây Bắc.

Để thực hiện được các mục tiêu chiến lược nêu trên, Trường đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể . Các nhiệm vụ này được trình bày rất rõ trong các tài liệu của Trường [MC1.02.03]. Các mục tiêu và nhiệm vụ này được định kỳ rà soát và bổ sung qua các cuộc họp hàng năm của toàn bộ cán bộ, công nhân viên và giảng viên [MC1.02.04] thông qua các chương trình và kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công tác khác. Quy trình rà soát các mục tiêu này được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ: Đầu năm học Trường phổ biến các văn bản về nhiệm vụ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp quản lý Trung ương xuống cho các đơn vị; Các đơn vị xem xét, phổ biến và viết thành các mục tiêu của năm học cho đơn vị và đưa ra các kiến nghị lên Trường về việc chỉnh sửa mục tiêu; Trường tổng hợp, xem xét và chỉnh sửa các mục tiêu giáo dục của từng năm học và chuyển về các đơn vị; các đơn vị thực hiện mục tiêu năm học [MC1.02.05].

Các mục tiêu phát triển được Nhà Trường thông báo rộng rãi trong toàn Trường thông qua hình thức thu thập, đóng góp ý kiến xây dựng các kế hoạch năm học [MC1.02.06]. Qua các báo cáo và ý kiến thảo luận tại các Đại hội Chi bộ, Đảng bộ và Hội nghị cán bộ công chức hàng năm [MC1.02.07]. Trên cơ sở đó, mục tiêu chung của Trường được cụ thể hoá thành các kế hoạch, nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc (Khoa, Phòng chức năng) [MC1.02.08], được cụ thể hoá trong các phong trào thi đua [MC1.02.09]. Hàng tháng Nhà trường tổ chức hoạt động Giao ban tháng rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ thời gian tới [MC1.02.10]. Cuối năm học, công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện trên cơ sở khối lượng, chất lượng công việc của từng cá nhân, đơn vị so với nhiệm vụ được giao đầu năm.

2. Đánh giá điểm mạnh:

- Các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể của Trường đều rõ ràng, được định kỳ rà soát và chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế của Trường trong từng năm học.

- Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Trường đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, các nguồn lực và nguồn tài chính, các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

3. Những tồn tại:

- Việc quán triệt và thực hiện một số mục tiêu đặt ra ở một số lĩnh vực và bộ phận còn chậm.

- Công tác rà soát, bổ sung, điều chỉnh mục tiêu giáo dục của Nhà trường và các đơn vị tuy được tiến hành thường xuyên nhưng việc tài liệu hoá và lưu trữ văn bản chưa được quan tâm đúng mức.

- Mục tiêu của Trường còn phụ thuộc nhiều vào nhiệm vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo giao hằng năm (chỉ tiêu tuyển sinh đại học, sau đại học, nguồn tài chính...)

- Các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính từ các hoạt động có thu của Trường không cho phép Trường chủ động hoàn toàn trong việc đề ra và thực hiện các mục tiêu. Đôi khi các mục tiêu chưa có nguồn lực và các biện pháp thực hiện.

4. Kế hoạch hành động:

41

nhân. Nhà trường giao cho các đơn vị tăng cường hơn nữa biện pháp lấy ý kiến phản hồi của các nhà tuyển dụng cũng như của các sinh viên đã tốt nghiệp về chương trình đào tạo, kịp thời điều chỉnh các mục tiêu giáo dục và chương trình đào tạo cho phù hợp với thị trường lao động.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất mới của Trường, đưa ra các giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả hơn các mục tiêu đề ra ở các đơn vị trong Trường.

KẾT LUẬN:

Phấn đấu là một trường đại học trọng điểm của vùng Tây Bắc, việc xây dựng sứ mạng, mục tiêu được Trường Đại học Tây Bắc xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của mình. Sứ mạng, mục tiêu của Nhà trường được xác định một cách rõ ràng, với những mục tiêu Trung và Dài hạn, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của vùng Tây Bắc và cả nước, cũng như xu hướng phát triển đại học trên thế giới.

Hiện nay, Trường vẫn còn những hạn chế trong xây dựng kế hoạch chiến lược, công tác quản lý, công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học do mới tiếp cận với việc quản lý đại học trong thời kỳ mới; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo còn chưa hoàn thiện, thiếu những cán bộ quản lý, giảng viên có trình độ cao...những hạn chế này sẽ sớm được khắc phục trong thời gian sớm nhất để Trường Đại học Tây Bắc trở thành trường đại học trọng điểm của quốc gia.

TIÊU CHUẨN 2 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Công tác tổ chức và quản lý là công tác mang ý nghĩa quyết định và tiên quyết đảm bảo cho mọi hoạt động và sự phát triển Nhà trường, phù hợp với quy định của Nhà nước , phù hợp các nguồn lực, điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường để có kế hoạch và các biện pháp thực hiện đạt hiệu quả của mục tiêu giáo dục. Tiêu chuẩn này bao gồm 5 tiêu chí được tự đánh giá như sau:

I. Tiêu chí 2.1:

Cơ cấu tổ chức của trường đại học được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường đại học và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường.

1. Mô tả:

Cơ cấu tổ chức của Nhà trường hiện tại tổ chức theo hệ thống 3 cấp và đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ Nhà trường:

- Hệ thống cấp trường: Bao gồm Ban Giám hiệu, các Hội đồng tư vấn, các tổ chức đoàn thể và các phòng chức năng.

- Hệ thống cấp khoa: Bao gồm các khoa đào tạo chuyên ngành, các bộ môn trực thuộc (bộ môn chung), ban, các trung tâm.

- Hệ thống cấp bộ môn, tổ công tác : Bao gồm các bộ môn chuyên ngành trực thuộc (khoa, bộ môn trực thuộc, các trung tâm), Các tổ công tác trực thuộc các phòng chức năng.

Cấp trường là cấp điều hành, quản lý mọi hoạt động của Nhà trường, đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Nhà nước là Ban Giám hiệu.

Cấp khoa là cấp quản lý các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của các ngành trực thuộc, các trung tâm là đơn vị triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tổ chức các hoạt động phục vụ công tác đào tạo.

Cấp bộ môn, tổ công tác là cấp trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác chuyên môn của các phòng chức năng.

42

Tính đến ngày 30/6/2009, nhà trường có 330 cán bộ, viên chức, trong đó có 237 cán bộ giảng dạy, 93 cán bộ quản lý, chuyên viên, viên chức làm việc trong 7 phòng chức năng, 9 khoa và 02 trung tâm (Bảng 2.1)

Bảng 2.1.1: Số lượng CBVC tại các đơn vị thuộc trường Đại học Tây Bắc

(Tính đến ngày 30/6/2009 - Nguồn phòng TCCB)

Số

TT Đơn vị Tổng số CBVC Số CBGD

1 Ban Giám hiệu 03 03

2 Phòng Tổ chức cán bộ 03 02 3 Phòng Đào tạo 14 03 4 Phòng QLKH và QHQT 03 02 5 Phòng Hành chính - Tổng hợp 23 01 6 Phòng Công tác chính trị 11 02 7 Phòng Tài vụ 07 00 8 Trạm Y tế 02 00

9 Khoa Toán - Lý - Tin 46 45

ĐẢNG UỶ

CÁC ĐOÀN THỂ BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

CÁC PHÒNG

CĐ-ĐTN-HSV-HCTĐ CÁC KHOA-BMTT-BAN-TT

TỔ CÔNG TÁC CÁC B.M THUỘC KHOA,TT

CÁC LỚP SINH VIÊN

Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo Quan hệ tư vấn Quan hệ phối hợp

43

10 Khoa Ngữ văn 24 23

11 Khoa Sinh - Hoá 26 20

12 Khoa Sử - Địa 22 21

13 Khoa Nông - Lâm 46 24

14 Khoa Tiểu học - Mầm non 20 19

15 Khoa Ngoại ngữ 19 18

16 Khoa Kinh tế 12 12

17 Khoa Lý luận Chính trị 17 17

18 Bộ môn Tâm lý - Giáo dục 11 11

19 Bộ môn Giáo dục thể chất - QP 14 14

20 Thư viện 7 00

21 Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ 15 (kiêm nhiệm) 00 22 Trung tâm Nghiên cứu KH - CGCN 15 (kiêm nhiệm) 00

Mọi hoạt động của Nhà trường tuân theo Điều lệ Trường Đại học, ban hành theo Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ, tuân thủ các Quy chế đối với các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Nhà trường đã xây dựng "Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tây Bắc" đưa vào sử dụng từ năm 2002 [MC2.01.01]. Quy chế này quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, quy định nhiệm vụ, quyền hạn đối với cá nhân CBVC và người học, được chỉnh sửa, bổ sung hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế và sự phát triển của Nhà trường, sự phát triển của xã hội.

Trên cơ sở quy định của Quy chế tổ chức và Hoạt động , Nhà trường đã tổ chức triển khai xây dựng cơ cấu tổ chức của Nhà trường [MC2.01.02], quy định cơ cấu tổ chức các đơn vị [MC2.01.03], quy định về nhân sự trong từng cơ cấu của Nhà trường và các đơn vị [MC2.01.04], [MC2.01.05] và đưa lên website của Nhà trường để thông tin rộng rãi [MC2.01.06]. Các đơn vị đã xây dựng quy chế, cơ chế và lề lối làm việc được Nhà trường phê duyệt cho phép triển khai thực hiện [MC2.01.07], [MC2.01.09].

Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tây Bắc được xây dựng và triển khai thực hiện qua 8 năm, đã phát huy tác dụng to lớn trong công tác quản lý, điều hành, tạo điều kiện cho Nhà trường phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng trên mọi phương diện, song chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt [thiếu MC2.01.08].

Nhà trường thực hiện chế độ "một thủ trưởng", hoạt động theo nguyên tắc "tập trung dân chủ". Mọi hoạt động đều được công khai, lấy ý kiến rộng rãi của các đơn vị và thành viên nhà trường. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất, đưa ra quyết định trên cơ sở ý nguyện của đa số.

2. Đánh giá điểm mạnh.

- Nhà trường được vận hành đồng bộ, thống nhất, có hiệu quả theo "Quy chế tổ chức và hoạt động" đã được xây dựng, tuân thủ theo Điều lệ Trường Đại học và các quy định pháp quy của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hệ thống văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà trường, các đơn vị đầy đủ và được bổ sung hàng năm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nhiệm vụ cụ thể trong từng năm, từng giai đoạn.

44

trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Nhà trường.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Để đăng ký kiểm định chất lượng trường đại học) Sơn La, (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)