PHÒNG NGỪA MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỌC 1 Khái niệm về phòng ngừa ma túy

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng giáo viên về phòng, chống ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT (Trang 52 - 56)

1. Khái niệm về phòng ngừa ma túy

- Là khái niệm rất rộng và thường bao gồm hàng loạt các giải pháp nhằm ngăn chặn không để sảy ra hành vi sử dụng ma túy hoặc dự tính các biện pháp đối phó trước khi tình hình xảy ra.

- Đó là một q trình mang tính xây dựng nhằm khuyến khích lối sống lành mạnh thông qua việc trang bị cho mọi người các nguồn cần thiết để đổi phó với các tình huống căng thẳng, bất lợi trước khi điều đó sảy ra.

- Phòng ngừa MT là tổng hợp các chiến lược giảm cung, giảm cầu và giảm thiểu các tác động tiêu cực về sức khỏe, xã hội do việc sử dụng MT gây ra.

- Giảm cầu là giảm ham muốn sử dụng ma túy, làm giảm hoặc làm chậm lại sự khởi đầu sử dụng MT

53

- Giảm cung là chặn nguồn cung cấp ma túy, giảm khả̉ năng tiếp cận với ma túy hoặc giảm mức độ sẵn có của ma túy trong cộng đồng.

2. Bản chất của chiến lược phòng ngừa

- Củng cố các kỹ năng sống;

- Cung cấp các thông tin về nguyên nhân, tác hại của việc lạm dụng ma túy;

- Phát triển các kỹ năng giải quyết các vướng mắc, kỹ năng đưa ra quyết định đúng đắn.

- Phát hiện sớm các tác nhân dẫn đến tệ nạn ma túy.

3. Các cấp độ phòng ngừa

- Phòng ngừa ban đầu (không để sảy ra hoặc lạm chậm sự khởi đầu của nó).

- Phịng ngừa thứ cấp (không để vấn đề phức tạp thêm, hạn chế hậu quả của nó).

- Phịng ngừa đặc biệt (điều trị cai nghiện, phục hồi và tái hòa nhập cho người lạm dụng ma túy).

4. Các nguyên tắc phòng ngừa

- Phải lồng ghép chương trình phịng ngừa trong tổng thể chương trình phịng, chống ma túy quốc gia.

- Chương trình phịng ngừa phải được xây dựng dựa trên những thông tin tin cậy về quy mô, thực trạng tình hình lạm dụng ma túy (gồm: tuổi bình quân người sử dụng, giới, hình thức sử dụng, nguy cơ, v.v..)

- Xác định rõ đối tượng.

- Khuyến khích các nhóm thanh niên tham gia từ q trình thiết kế đến tổ chức triển khai thực hiện.

- Triển khai đồng bộ các hoạt động.

- Chọn chương trình phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Không dùng phương pháp hù dọa để thuyết phục đối tượng chấp nhận các thông điệp do chương trình mang lại vì có thể ở giai đoạn đầu các đối tượng là thanh thiếu niên chấp nhận các thơng tin này song sau đó sẽ mất dần

54

sự tin cậy do họ tự thấy tình hình khơng nghiêm trọng như họ được tuyên truyền.

5. Phòng ngừa ma túy trong trường học

- Vai trò của nhà trường trong việc phòng ngừa lạm dụng ma túy: Dạy kỹ năng, cung cấp kiến thức, xây dựng các giá trị tinh thần cho học sinh, sinh viên.

- Trường học không đặt ra mục tiêu thay đổi hành vi, đặc biệt là hành vi sử dụng ma túy cho học sinh vì hành vi được quyết định bởi các yếu tố nằm ngoài sự tác động của nhà trường.

* Giáo dục phòng ngừa lạm dụng ma túy trong trường học

- Là chương trình, chính sách,̀ quy trình và các hoạt động khác nhằm đạt được mục tiêu to lớn về mặt sức khỏe cho học sinh, sinh viên thông qua việc ngăn chặn không để phát sinh sử dụng ma túy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gồm các chương trình chính khóa, ngoại khóa, và việc tạo ra một môi trường lành mạnh, cung cáp các dịch vụ y tế thích hợp và có sự tham gia tích cực của gia đình, cộng đồng trong các khâu lập kế hoạch và tổ chức triển khai.

* Các nội dung cơ bản của chương trình phịng ngừa ma túy trong trường học

- Thông tin về tác hại ma túy.

- Các kỹ năng sống cần thiết giúp đối phó với các tình huống phức tạp khơng cần đến ma túy.

- Kỹ năng từ chối sự lôi kéo của bạn xấu.

- Một loạt chính sách, quy trình cung cấp chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ cho học sinh, sinh viên, cha mẹ, giáo viên, v.v.. nhằm tạo một mơi trường hỗ trợ và an tồn.

- Các chiến lược nhằm đảm bảo cho tất cả các thành viên trong mơi trường giáo dục đóng góp và hỗ trợ cho các chính sách của nhà trường trong việc xử lý các vấn đề về ma túy.

55

- Các chương trình cung cấp thơng tin và hỗ trợ cho cha mẹ học sinh. - Cơ chế cho việc tiếp tục giám sát.

* Các bước lập kế hoạch cho một chương trình phịng ngừa ma túy trong trường học

- Bước 1: Phân tích tình hình, đánh giá nhu cầu (loại ma túy, mức độ lạm dụng, tuổi sử dụng, các văn bản pháp luật có liên quan, hiểu biết của học viên về tác hại ma túy, quan điểm, thái độ của họ về hành vi sử dụng ma túy, các kỹ năng đã có và những kỹ năng cần có.

- Bước 2: Đặt ra mục tiêu (cung cấp kiến thức, tìm hiểu quan điểm, thái

độ về ma túy, khuyến khích học sinh phản ánh kiến thức học được và việc áp dụng các kiến thức này vào cuộc sống).

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II

Câu 1. Trình bày sơ lược bức tranh tồn cảnh về tình hình tội phạm ma túy, nghiện ma túy trên thế giới.

Câu 2. Trình bày đặc điểm tình hình tội phạm ma túy, nghiện ma túy ở Việt Nam

Câu 3. Tình hình tệ nạn ma túy học đường? Sự cần thiết của việc GDPCMT và CGN cho học sinh?

Câu 4. Phòng ngừa ma túy là gì? Bản chất, các cấp độ và nguyên tắc phòng ngừa?

Câu 5. Trình bày các nội dung cơ bản và các bước lập kế hoạch cho một chương trình phịng ngừa ma túy trong trường học.

THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO CÂU HỎI CHƯƠNG II

Câu 1, 2, 3, 4. Hãy xem thông tin phần nội dung để trả lời.

56

CHƯƠNG III

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP CHẾ VÀ GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỌC TÚY TRONG TRƯỜNG HỌC

Số tiết : 5 tiết (2 LT, 3 TL)

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng giáo viên về phòng, chống ma túy và chất gây nghiện ở trường THPT (Trang 52 - 56)