Khuyến khích hoạt động nghiên cứu trong cơng tác bảoquản tài liệu lưu

Một phần của tài liệu [123doc] - bao-quan-tai-lieu-luu-tru-nghe-nhin-tai-trung-tam-luu-tru-quoc-gia-iii (Trang 71 - 90)

7. Bố cục của đề tài

3.6. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu trong cơng tác bảoquản tài liệu lưu

lƣu trữ nghe nhìn

Nghiên cứu là hoạt động thực sự cần thiết trong bối cảnh hệ thống lý luận về bảo quản tài liệu nghe nhìn chưa hồn thiện gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thực hiện các nghiệp vụ bảo quản. Có thể thấy, ở TTLTQG III vẫn cịn sử dụng các biện pháp đơn giản khi vệ sinh tài liệu nghe nhìn như dùng khăn mềm, chổi cọ để quét bụi và lau mốc cho tài liệu nghe nhìn. Biện pháp này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì bản thân những vật dụng vệ sinh có thể làm cho tài liệu bị xước, đứt, gãy, thêm vào đó là sự bất cẩn của người thực hiện làm tăng nguy cơ hư hại đối với tài liệu. Bên cạnh đó, các biện pháp để tu bổ, phục chế tài liệu nghe nhìn cịn hạn chế và chưa mang lại hiệu quả cao trong khi một số lượng lớn tài liệu nghe nhìn đứng trước nguy cơ xuống cấp hoặc đã hư hỏng nhiều.

Trước thực trạng này, Trung tâm cần có chính sách để khuyến khích sự tham gia của các cán bộ, nhân viên vào hoạt động nghiên cứu nhằm tìm ra những phương pháp phù hợp giải quyết các vấn đề của tài liệu nghe nhìn. Chính sách này phải tạo điều kiện để các cán bộ được tiếp xúc, khai thác nhiều nguồn thông tin và đi kèm với các quyền lợi để tạo động lực nghiên cứu.Việc thu thập tài liệu, khai thác thông

tin chiếm phần lớn thời gian thực hiện một đề tài và có tính quyết định tới hàm lượng khoa học cũng như mức độ thành cơng của đề tài đó. Vì vậy, Trung tâm cần hỗ trợ các cán bộ trong việc tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin cả trong và ngồi nước thơng qua uy tín và các mối quan hệ hợp tác. Bên cạnh đó, Trung tâm cần duy trì một khoản đầu tư cho hoạt động nghiên cứu để hỗ trợ kinh phí cho người thực hiện đề tài trong các vấn đề như đi lại, khai thác thông tin, điều tra, khảo sát, in ấn và khuyến khích cho các đề tài có sản phẩm được áp dụng hiệu quả cho cơng tác bảoquản tài liệu nghe nhìn bằng những giải thưởng nhất định. Về mặt quyền lợi, cần đưa hoạt động nghiên cứu vào một trong những tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng, xem xét nâng ngạch, bậc đối với mỗi cán bộ, cơng, viên chức trong q trình cơng tác. Qua đó, kích thích tinh thần thi đua và tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh để phát huy tối đa tính sáng tạo của mỗi cá nhân, bộ phận trong cơ quan. Để hoạt động nghiên cứu khơng mang tính tự phát, nhỏ lẻ cần tổ chức các đợt nghiên cứu một cách bài bản định kỳ mỗi năm một lần hoặc hai năm một lần tùy vào điều kiện của Trung tâm, đồng thời đưa vào quy định trong văn bản nhằm định hướng cho sự phát triển lâu dài, chiến lược. Các sản phẩm của quá trình nghiên cứu sẽ là tiền đề để đưa vào sử dụng các biện pháp mang tính khoa học, an toàn và hiệu quả đối với tài liệu lưu trữ nghe nhìn.

Các chính sách chỉ là một phần giải pháp để giải quyết tình trạng khan hiếm các cơng trình nghiên cứu về cơng tác bảo quản tài liệu lưu trữ nghe nhìn. Để giải quyết vấn đề từ gốc, chính sách là chưa đủ mà cần có sự đầu tư vào “chất xám” của đội ngũ cán bộ, nhân viên đang công tác tại TTLTQG III. Cụ thể, cần liên kết với các trường Đại học đào tạo về lưu trữ trong việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về mặt lý luận cho các cán bộ, khuyến khích việc tự học nâng cao trình độ, bằng cấp. Trong quá trình học tập, các cán bộ dễ dàng kết hợp việc học với hoạt động nghiên cứu thông qua việc phát triển đề tài từ các luận văn, luận án đã thực hiện tại trường học thành các cơng trình nghiên cứu. Sự kết hợp giữa nền tảng lý luận vững chắc được mài giũa qua môi trường giáo dục chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn

thu được trong cơng tác giúp các cán bộ có được điều kiện thuận lợi để phát triển các ý tưởng nghiên cứu, nâng cao tính khả thi cũng như hiệu quả của các giải pháp được nghiên cứu trong đề tài.

Tiểu kết chƣơng 3

Căn cứ những nhận xét của chương trước, chương 3 đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác bảo quản tài liệu nghe nhìn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III về các phương diện: Xây dựng và ban hành văn bản; Bố trí kho lưu trữ; Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị; Đào tạo và tuyển dụng nhân sự; Ban hành văn bản trong cơng tác số hóa; Đẩy mạnh quá trình nghiên cứu. Trong từng giải pháp tập trung tìm ra vấn đề và đề xuất các hướng giải quyết cụ thể dựa trên khả năng, điều kiện và tình hình thực tế công tác bảo quản tại Trung tâm. Đồng thời, các giải pháp này cũng thể hiện kết quả nghiên cứu của đề tài và quan điểm cá nhân trong vấn đề bảo quản tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Những đề xuất, giải pháp này được phát triển theo hướng mở do đó sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện.

KẾT LUẬN

Đề tài “Bảo quản tài liệu lưu trữ nghe nhìn tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia

III” đề cập về vấn đề không mới trong công tác lưu trữ nhưng được thực hiện ở bối

cảnh thế giới có những biến chuyển mạnh mẽ do tác động của công nghệ số. Cơng tác bảo quản tài liệu nghe nhìn cùng với các nghiệp vụ khác của lưu trữ cũng không nằm ngồi vùng tác động. Chính điều này đã làm nảy sinh những yêu cầu mới trong công tác bảo quản buộc chúng ta một lần nữa cần nghiên cứu để thích nghi và thừa hưởng những tinh hoa mà thời đại đã sản sinh. Tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ nghe nhìn cùng tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài này.

Nội dung đề tài thể hiện trong 03 chương một cách hệ thống. Chương đầu tiên nêu ra những cơ sở nền tảng để triển khai đề tài: Cơ sở lý luận làm rõ đối tượng nghiên cứu qua các khái niệm, loại hình, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa của bảo quản tài liệu nghe nhìn; Cơ sở pháp lý thể hiện mức độ hồn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác bảo quản; Cơ sở thực tiễn là việc áp dụng hệ thống văn bản vào thực tiễn các nghiệp vụ trong bảo quản tài liệu nghe nhìn, tất cả đóng vai trị chi phối trong việc định hình và đưa đề tài theo đúng hướng nghiên cứu. Chương tiếp theo đi sâu phân tích thực trạng cơng tác bảo quản tài liệu nghe nhìn: Đầu tiên khoanh vùng phạm vi nghiên cứu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III thông qua phần giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; Tiếp đến, sử dụng biện pháp phân tích để phân tách vấn đề thành các mặt như tình hình thực hiện nghiệp vụ, kho tàng và trang thiết bị, nhân sự; Sau cùng, tổng hợp lại trong phần nhận xét ưu điểm, hạn chế, đồng thời đưa ra nguyên nhân để đề xuất được các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác bảo quản tài liệu nghe nhìn ở chương sau. Chương cuối cùng thể hiện kết quả của q trình nghiên cứu thơng qua việc đề xuất các giải pháp như: Xây dựng và ban hành văn bản; Bố trí kho lưu trữ; Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị; Đào tạo và tuyển dụng nhân sự; Ban hành văn bản trong cơng tác số hóa; Đẩy

mạnh q trình nghiên cứu về cơng tác bảo quản tài liệu lưu trữ nghe nhìn, những giải pháp này được nêu dựa trên những hạn chế đã nêu ở chương trước nhằm giải quyết những yêu cầu mà thực tiễn đã đặt ra. Mỗi chương đều đóng góp cho đề tài ở những khía cạnh khác nhau nhưng có mối liên kết chặt chẽ, chương trước làm tiền đề để triển khai chương sau, chương sau quay lại củng cố nội dung của chương trước giúp đề tài đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Dù đã rất nỗ lực và cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đề tài được phát triển theo hướng mở, sẵn sàng tiếp thu những ý kiến, phản hồi của độc giả. Hy vọng, những nội dung khiêm tốn của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhóm tài liệu Văn bản

1. Quốc hội (2011), Luật số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 Luật Lưu trữ.

2. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (2015), Quyết định số 522/QĐ-TTIII ngày 02 tháng 11 năm 2015 quy định về xuất, nhập tài liệu lưu trữ bảo

quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

3. Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (2015), Quyết định số 521/QĐ-TTLTIII ngày 02 tháng 11 năm 2015 Về việc Ban hành Quy định về việc quản lý

kho bảo quản tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III.

Nhóm tài liệu Sách tham khảo

4. Chu Thị Hậu (2016), Giáo trình Lý luận và phương pháp cơng tác Lưu

trữ, NXB Lao động.

5. Trần Thị Loan (2019), Tập bài giảng Lưu trữ tài liệu nghe nhìn.

Nhóm tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học

6. Dương Mạnh Hùng (2004), Luận văn thạc sĩ Ứng dụng chương trình

photoshop để xử lý tài liệu ảnh lưu trữ bị hư hỏng.

7. Lê Thị Phương Dung (2017), Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng

cơng tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

8. Trần Thị Thu Hà (2007), Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu các phương

pháp bảo quản tài liệu nghe – nhìn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Nhóm tài liệu Tạp chí chuyên ngành

9. Đào Xuân Chúc, Hơn nửa thế kỷ bảo tồn và phát huy giá trị của tài liệu

lưu trữ nghe nhìn ở Việt Nam - Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt nam số

12/2008.

10. Nguyễn Anh Thư, “Quản lý và khai thác, sử dụng tài liệu nghe nhìn

phục vụ hoạt động văn hóa đối ngoạị trong thời kỳ đổi mới và hội nhập -

11. Nguyễn Trọng Biên, Vài nét về tài liệu nghe nhìn và ý kiến đề xuất - Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt nam số 01/2013.

12. Vũ Đình Phong, Số hóa tài liệu lưu trữ phim điện ảnh – vấn đề cấp thiết

PHỤ LỤC Phụ lục 01

Tòa nhà 7 tầng hiện đại của Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Nguồn: Tác giả chụp)

Phụ lục 02

Sổ đăng ký ra, vào kho

Phụ lục 03

Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho

Phụ lục 04

Vệ sinh tài liệu ghi âm (Nguồn: Tác giả chụp)

Phụ lục 05

Quyết định số 70/QĐ-VTLTNN Ban hành Quy trình số hóa và chỉnh lý tài liệu ghi âm của Cục Văn Thư và Lưu trữ nhà nước

Phụ lục 06

Phần mềm Adobe Photoshop 7.0

Phụ lục 07

Một số thiết bị số hóa tài liệu nghe nhìn (Nguồn: Tác giả chụp)

Một số thiết bị số hóa tài liệu nghe nhìn

Phụ lục 08

Kho bảo quản tài liệu ghi âm

Phụ lục 09

Máy quay băng ghi âm

Phụ lục 10

Một số hình ảnh lớp tập huấn Phương pháp bảo quản và xử lý tài liệu nghe nhìn – SOIMA 2019

LỜI CAM ĐOAN

Bài Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên: Đậu Thị Đan Lớp:1605LTHA

Đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng và được Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp đồng ý thông qua cho nghiệm thu.

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2020

Một phần của tài liệu [123doc] - bao-quan-tai-lieu-luu-tru-nghe-nhin-tai-trung-tam-luu-tru-quoc-gia-iii (Trang 71 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w