Một số giải pháp để đạt được CTVTƯ cho năm

Một phần của tài liệu Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho công ty cổ phần alphanam (Trang 69 - 71)

- S1, S4, S7 + T1 Chi ến lược hội nh ập

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN

3.5 Một số giải pháp để đạt được CTVTƯ cho năm

Kết quả chạy slover cho thấy CTVTƯ của công ty năm 2011

ĐVT: Triệu đồng NGUỒN VỐN CTV Năm 2010 CTVTƯ Năm 2011 Tăng, giảm I. Vay và nợ ngắn hạn 263.623 263.623 0

II. Vay và nợ dài hạn 111.952 60.152 -51.801

III. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 438.204 757.376 319.172

IV. Lợi nhuận chưa phân phối 82.472 82.472 0

V. Các khoản phải trả, phải nộp 356.138 356.138 0

VI. Các quỹ 323.934 323.934 0

TỔNG NGUỒN VỐN 1.576.324 1.843.695 267.371 Bảng3.6: Bảng tính tăng giảm trong nguồn vốn để đạt được CVTTƯ Bảng3.6: Bảng tính tăng giảm trong nguồn vốn để đạt được CVTTƯ

năm 2011

Bảng tính cho thấy để đạt được CTVTƯ năm 2011 thì công ty cần tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu thêm 319.172 triệu đồng và giảm vay nợ dài hạn 51.801 triệu đồng.

Để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu công ty có thể phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. Tuy nhiên, thời điểm này việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu rộng rãi rất khó do:

- Thời điểm này thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm, ít nhà đầu tư quan tâm đầu tư chứng khoán. Thay vào đó, các nhà đầu tư lại hứng thú với đầu tư vàng.

- Năm 2011 dự đoán là tỷ lệ lạm phát cao và khi đó khoản tiền tiết kiệm để đầu tư mua cổ phiếu sẽ bị cắt giảm do gánh nặng của chi tiêu.

- Mặt khác, giá cổ phiếu của công ty cũng ở mức thấp và liên tục giảm rất bất lợi cho công ty nếu phát hành cổ phiếu rộng rãi.

Tuy nhiên, công ty lại rất có uy tín nên rất nhiều tập đoàn công ty nước ngoài muốn góp vốn liên doanh với công ty (trong đó có tập đoàn KANSAI của Nhật Bản). Công ty hoàn toàn có thể xem xét lời đề nghị này vì KANSAI là một tập đoàn có uy tín trong lĩnh vực sơn đứng đầu ở Nhật và xếp hạng 5 thế giới, liên doanh với KANSAI thì Alphanam có thể giải quyết vấn đề vốn và cũng có thể học hỏi được khoa học công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý của họ mà lại phù hợp với chiến lược mà công ty đưa ra. Vấn đề còn lại chỉ là phải chú trọng quyền kiểm soát công ty.

Để giảm nợ vay dài hạn, công ty có thể trả các khoản nợ đã đến hạn thanh toán, hay các khoản nợ sắp đến hạn có chi phí sử dụng cao.

Nhưng khi tái cấu trúc công ty phải chú trọng đến các nguyên tắc xây dựng cấu trúc vốn: như nguyên tắc tương thích, nguyên tắc cân bằng tài chính. Hay trong trường hợp này nếu liên doanh công ty phải chú ý đến nguyên tắc kiểm soát. Hoặc nếu công ty có thể chấp nhận mức rủi ro cao hơn để vay nợ thì phải chú ý đến nguyên tắc tối đa hóa giá trị DN thông qua danhd đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Với sự kết hợp của hàm mục tiêu WACC đạt giá trị nhỏ nhất trong điều kiện ràng buộc vùng an toàn của DN, mô hình “Tối thiểu hóa WACC trong điều kiện Z an toàn” được xây dựng. Áp dụng cho công ty cổ phần Alphanam ta đánh giá được CTV năm 2010 của công ty chưa phải là CTVTƯ và tìm ra được CTVTƯ cho năm 2011 cụ thể : Tỷ trọng nợ dài hạn là 7%, tỷ trọng vốn đầu tư của chủ sở hữu là 84% và tỷ trọng lợi nhuận giữ lại là 9%. Từ đó đề xuất giải pháp đạt được CTVTƯ năm 2011 cho công ty là có thể dựa vào liên doanh với tập đoàn KANSAI của Nhật Bản.

KẾT LUẬN

Một cơ cấu vốn hợp lý được xây dựng sẽ góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu an toàn trong quản trị tài chính nói chung và quản trị nguồn vốn nó riêng. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh lạm phát cao, lãi suất cao và thị trường chứng khoán suy giảm trầm trọng như hiện nay.

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp kiến thức mang tính lý luận và nghiên cứu thực tiễn, đề tài đã thực hiện các công việc như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về cơ cấu vốn, về những nguyên tắc sử dụng vốn, những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn và những lợi ích của một cơ cấu vốn hợp lý. Ngoài ra đề tài cũng phân tích các lý thuyết cơ cấu vốn nền tảng nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận của đề tài.

- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày, đề tài đưa ra giải pháp ứng dụng mô hình tài chính kết hợp với chỉ số Z_Score (công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng tín dụng) được phát minh bởi giáo sư Edward I.Altman nhằm đảm bảo xây dựng cơ cấu vốn hợp lý cho DN, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Ở một vài mô hình xây dựng CTVTƯ theo mô hình kinh tế lượng thì mô hình được xây dựng dựa trên những thông số báo cáo tài chính của nhiều DN khác nhau cùng ngành nghề hoặc lĩnh vực được niêm yết trên sàn chứng khoán. Sau đó, các DN trong lĩnh vực đó có thể ứng dụng mô hình. Còn điểm đặc biệt của đề tài này chính là từ những thông số tài chính kế hoạch của chính mỗi DN sẽ có thể xây dựng được CTVTƯ cho DN mình. Như vậy sẽ sát với tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi DN hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho công ty cổ phần alphanam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)