- S1, S4, S7 + T1 Chi ến lược hội nh ập
B. Sử dụng vốn
2.2.1 Cấu trúc vốn
Dựa vào bảng cân đối kế toán xác định nguồn vốn của công ty cổ phần Alphanam như sau:
ĐVT: Triệu đồng
NGUỒN VỐN 2008 2009 2010
I. Vay và nợ ngắn hạn 92.287 166.018 263.623
II. Vay và nợ dài hạn 4.018 8.410 111.952
III. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 390.000 438.204 438.204
IV. Lợi nhuận chưa phân phối 38.805 27.584 82.472
V. Các khoản phải trả, phải nộp 149.653 298.748 356.138
VI. Các quỹ 278.312 256.655 323.934
TỔNG NGUỒN VỐN 953.074 1.195.620 1.576.324 Bảng 2.6: Nguồn vốn của công ty cổ phần Alphanam Bảng 2.6: Nguồn vốn của công ty cổ phần Alphanam
Việc tìm hiểu CTVTƯ cho DN xét các nguồn vốn dùng để tài trợ cho các dự án của DN nên khi xem xét CTV để phục vụ mục tiêu này ta chỉ xem xét đến các nguồn vốn nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường, cổ phần thường mới phát hành và lợi nhuận giữ lại. Trong CTV của công ty cổ phần Alphanam hiện tại chỉ có nợ dài hạn, cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại trong đó chi phí sử dụng cổ phần thường lại bằng chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại.Khi đó, CTV của công ty:
ĐVT: Triệu đồng Cấu trúc vốn 2008 2009 2010 chi phí sử dụng vốn Nợ vay (D) 4.018 8.410 111.952 rd
Vốn đầu tư của
chủ sở hữu (E) 390.000 438.204 438.204 re
lợi nhuận giữ lại (RE) 38.805 27.584 82.472 rre
Tổng vốn đầu tư (V) 432.823 474.198 632.629 WACC
Tỷ trọng nợ 1% 2% 18% WD
Tỷ trọng vốn đầu tư
của chủ sở hữu 90% 92% 69% WE
Tỷ trọng lợi nhuận giữ lại 9% 6% 13% WRE
Bảng 2.7: Cấu trúc vốn của công ty cổ phần Alphanam
Xét thấy, cấu trúc vốn của công ty cổ phần Alphanam nghiêng về sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu.Năm 2008, tỷ trọng nợ chỉ chiếm 1%, năm 2009 tỷ trọng này tăng đến 2% và đến năm 2010 tỷ trọng nợ đã là 18%. Liệu có phải công ty cổ phần Alphanam làm ăn thua lỗ nên phải vay nợ nhiều hơn hay là do công ty đã dần tận dụng lá chắn thuế từ lãi vay hiệu quả hơn?
Thứ nhất là do công ty ngày càng có nhiều dự án đầu tư nên cần lượng vốn lớn hơn.
Thứ hai là do ưu đãi về thuế TNDN với công ty ngày càng giảm, và khi đó lãi vay ngày càng trở thành lá chắn thuế tốt cho công ty.
Tuy nhiên đi kèm với độ lớn của đòn bẩy tài chính gia tăng là rủi ro của công ty cũng gia tăng, năm 2010 tỷ trọng nợ lên 18% liệu công ty có gặp rủi ro lớn trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đã thực sự tối ưu cho công ty đứng trên góc độ chi phí sử dụng vốn là thấp nhất và mức rủi ro có thể chấp nhận ?