⁂ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đối với sự phát triển của đất nước hiện nay
Trải qua hơn 10 năm (1975 – 1985) cả nước cùng tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thành tựu rất to lớn, song cũng mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trước tình hình đó, tháng 12/1986, Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI nhằm đề
38
ra đường lối cách mạng trong giai đoạn mới, phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế thời đại. Lần đầu tiên trong lịch sử, những sai lầm, khuyết điểm trong xây dựng chủ nghĩa xã hội được đưa ra bàn thảo một cách dân chủ, công khai. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) Đảng đã khẳng định, tiếp tục đổi mới đồng bộ, triệt để trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động.
Sau hơn 35 năm tiến hành đổi mới, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đất nước ta đã giành được những thành tựu rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, dân chủ được phát huy, sức mạnh tổng hợp quốc gia được tăng cường, nền kinh tế đất nước hội nhập ngày càng sâu vào thị trường quốc tế, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân không ngừng được củng cố và tăng cường. 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, mặc dù còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhờ sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Về kinh tế, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi. Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế đạt khá gắn với chất lượng tăng trưởng và các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tăng trưởng GDP cả thời kỳ chiến lược đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt những kết quả tích cực. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP giảm từ 18,9% năm 2010 còn 14,8% năm 2020. Khoa học - công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển, đô thị, xây dựng nông thôn mới đã có bước chuyển biến, khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng vùng, khu vực.
39
Về văn hóa – xã hội, Đảng và Nhà nước đã thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, bảo trợ xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững; tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tăng nhanh; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3% vào năm 2020. Các lĩnh vực công tác dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, thể dục, thể thao và thông tin, truyền thông được chú trọng.
Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, trật tự, an toàn xã hội để xây dựng, phát triển đất nước. Quan hệ với các đối tác tiếp tục được mở rộng, trong đó có 17 đối tác chiến lược và 13 đối tác hợp tác toàn diện; đã ký kết và triển khai hiệu quả nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Bên cạnh đó, chúng ta đã đảm nhiệm thành công nhiều cương vị quan trọng tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế, khu vực như Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên minh nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA), Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...
Bên cạnh kết quả đạt được, Đảng vẫn còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhìn chung những thành tựu của 36 năm đổi mới đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đất nước. Thông qua mỗi nhiệm kỳ, Đảng có sự trưởng thành mới về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tư duy của Đảng có bước phát triển nhảy vọt.
⁂ Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Cương lĩnh là nền tảng lý luận để Đảng ta tiếp tục phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cách mạng Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến xây dựng đất nước theo định hướng XHCN hiện nay. Tư tưởng này thể hiện rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng về các lực lượng cách mạng. Những lực lượng như tiểu tư sản, trí thức, trung, tiểu địa chủ đều được Đảng chủ trương tập hợp, đoàn kết lại trong lực lượng cách mạng do công nông làm nòng cốt.
40
Tại Đại hội của Đảng các nhiệm kỳ , nhiều vấn đề về xây dựng và phát triển đất nước vẫn tiếp tục được kế thừa trên cơ sở những Cương lĩnh chính trị đầu tiên, trong đó có vấn đề về xây dựng Nhà nước pháp quyền. Cương lĩnh là cơ sở lý luận để Đảng cụ thể hóa, từng bước hoàn thiện định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chủ nghĩa yêu nước là nền tảng cơ sở cho sự thống nhất trong khác biệt nhằm tập hợp lực lượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của một đất nước tiềm lực kinh tế, quân sự không lớn, người không đông, lại phải đối mặt với các thế lực đế quốc đầu sỏ. Hiện nay, khi tình hình Biển Đông không bình yên, chủ quyền biển, đảo đang bị đe dọa, hơn bao giờ hết việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ sức mạnh quốc tế là yếu tố quyết định để bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Nhận xét
Sự ra đời và lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là kết quả của quá trình lựa chọn của chính lịch sử Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Hơn 90 năm qua là giai đoạn đặc biệt của cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam, là thời gian mà đất nước và dân tộc vượt qua nhiều thách thức, có lúc hiểm nghèo. Trong quá trình lịch sử trước đây, để có thành công trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong giai đoạn mới, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục được khẳng định với vai trò đưa đất nước phát triển nhanh, ổn định, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Mỗi lần vượt qua thách thức, Đảng và dân tộc ta lại trưởng thành, vươn lên tạo dựng những mốc son mới. Những mốc son chói ngời đó chứng minh rõ tài năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã thể hiện nhất quán xuyên suốt toàn bộ đường lối cách mạng nước ta và khẳng định giá trị khoa học và tính đúng đắn của con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay đã khẳng định sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Đi theo Cương lĩnh ấy, trong hơn 90 năm qua, dân tộc Việt Nam đã thay đổi cả vận mệnh của dân tộc, thay
41
đổi cả thân phận của người dân và từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Từ tháng 6/1929 đến tháng 1/1930, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung kỳ. Tuy nhiên, một nước có tới 3 tổ chức dẫn đến sự không thống nhất về tư tưởng và hành động. Nhận thấy sự cần thiết, Hội nghị hợp nhất tại Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc) diễn ra từ ngày 6/1 đến ngày 7/2 năm 1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã quyết định thống nhất An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại hội nghị hợp nhất, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng bao gồm 4 nội dung: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt đã được đề ra. Cương lĩnh xác định nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Về lực lượng cách mạng, Đảng tập hợp rộng rãi các tầng lớp dân như tiểu tư sản, trí thức, trung, tiểu địa chủ, đoàn kết lại trong lực lượng cách mạng do công nông làm nòng cốt. Với cách mạng thế giới, Đảng xác định Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới. Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, Cương lĩnh ra đời giải quyết sự bế tắc về đường lối cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy rằng, nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác nhau, song đã được bổ sung trong các văn kiện sau đó. Cuối cùng, Việt Nam từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cho đến ngày nay, Cương lĩnh vẫn là nền tảng để Đảng tiếp tục phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với mục tiêu từng bước hoàn thiện định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. Từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt, vẻ vang để giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và
42
sau đó đã lãnh đạo dân tộc nhằm khôi phục và phát triển đất nước cho đến nay. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, Đảng đã lãnh đạo và đấu tranh giành chính quyền từ tay thực dân Pháp, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945). Từ đó, Đảng xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954) và cuối cùng kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, thực hiện chủ nghĩa thực dân. Lúc này, đường lối của Đảng là tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: “Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”1. Cuối cùng, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam kết thúc oanh liệt bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mở ra trang sử mới - non sông thu về một mối, cả nước đi lên xây dựng CNXH. Sau khi thống nhất tổ quốc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ra sức khôi phục kinh tế. Đảng đã thi hành nhiều chính sách nhằm xây dựng lại đất nước sau nhiều năm chiến tranh. Trải qua 10 năm (1975 – 1985), tuy đất nước đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, song với nhiều chủ trương thể hiện sự nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn nên nước ta lâm vào khủng hoảng kéo dài. Trước tình hình đó, tháng 12/1986, Đảng quyết định đường lối đổi mới toàn diện đất nước cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trải qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Diện mạo đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn gấp nhiều lần, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt về vật chất, văn hóa, tinh thần, về mức sống và chất lượng cuộc sống; nhất là về ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, dịch vụ cuộc sống.
43
KẾT LUẬN
Sự ra đời của Đảng là đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và dân tộc, nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ.
Dưới sự thống trị, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trở nên rối loạn. Nền kinh tế nông nghiệp tụt hậu dưới chính sách bóc lột nặng nề của chủ nghĩa thực dân, bề ngoài chúng xây dựng các nhà máy, công trình, phát triển kinh tế công nghiệp của nước ta, nhưng thực chất là làm cho nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào đế quốc. Xã hội phân hóa thành năm giai cấp mới, tầng lớp địa chủ và tư sản thì ra sức tiếp tay cho chủ nghĩa thực dân bóc lột, đời sống nông dân, công nhân và tiểu tư sản cực khổ. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt, trở thành nguyên nhân thôi thúc nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
Từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm 1930, nhiều khởi nghĩa và phong trào yêu nước mang khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản nổ ra. Dù đấu tranh anh dũng, tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa đều nhanh chóng bị đàn áp và thất bại. Vấn đề cấp thiết lúc bấy giờ là cần có một đường lối Cách mạng đúng đắn, phù hợp với tình hình của đất nước.
Bôn ba học hỏi và làm cách mạng ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy cách mạng vô sản là con đường cách mạng đúng đắn duy nhất đưa Việt Nam giành lại độc lập chính quyền.
Sự phát triển của phong trào cách mạng vô sản đặt nền móng vững chắc cho Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Kết hợp cả ba yếu tố là chủ nghĩa Mác-Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, sự ra đời của Đảng Cộng sản là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên được xây dựng ngay từ khi thành lập