Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc (1930 – 1975)

Một phần của tài liệu ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời – QUÁ TRÌNH SÀNG lọc NGHIÊM KHẮC của LỊCH sử và dân tộc VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

⁂ Sự ra đời và lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng lãnh đạo kéo dài của phong trào giải phóng dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam phát triển theo quỹ đạo cách mạng vô sản, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình tiến hoá của dân tộc. Với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, tổ chức chặt chẽ, thống nhất, vừa mới ra đời, Đảng “liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong”1.

1 Báo Nhân dân (28/01/2020). Đảng ta thật là vĩ đại, https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/dang-ta-that-la-vi-dai- 448163, truy cập ngày 14/10/2021.

36

Đảng đã quy tụ đoàn kết xung quanh mình tất cả các giai cấp và tầng lớp yêu nước không phân biệt dân tộc, tôn giáo xây dựng nên lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp trong cả nước, đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và tay sai. Trong quá trình đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành ba cao trào cách mạng: (1) Cao trào cách mạng (1930 – 1931) với đỉnh cao Xô viết - Nghệ Tĩnh, (2) Cao trào cách mạng dân sinh, dân chủ (1936 – 1939), (3) Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc (1939 – 1945) với đỉnh cao Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trên cơ sở chuẩn bị chu đáo, nắm bắt tình thế quốc tế và trong nước, Đảng ta đã phát động toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945), mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỷ nguyên độc lập, tự do. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự thiết lập Nhà nước cộng hoà dân chủ đã khẳng định trong thực tiễn đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng vạch ra là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn đất nước và quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam.

Vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng đã lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, “giặc đói”, “giặc dốt”, giặc ngoại xâm hoành hành. Với tinh thần Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết, Đảng đã lãnh đạo toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khôn khéo vượt qua mọi thử thách, chông gai, bảo vệ vững chắc nhà nước cách mạng. Khi Pháp trở lại xâm lược, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên cường chiến đấu chống xâm lược. Trải qua chín năm (1945 – 1954) vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng cơ sở của chế độ mới, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, quân và dân ta đã đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta.

Thay chân Pháp, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam. Cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, đầy thử thách cam go, với hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Trải qua hơn 20 năm vừa đẩy mạnh kháng chiến ở miền Nam vừa tăng cường củng cố hậu phương miền Bắc, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, vừa đánh vừa vót nhọn nghệ thuật quân sự, từ đánh nhỏ lên đánh lớn, từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ

37

trang, đánh địch ở cả ba vùng chiến lược, bằng ba mũi giáp công, tiến lên cục diện vừa đánh vừa đàm, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược, các nấc thang chiến tranh của đế quốc Mỹ, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

⁂ Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hội nghị thành lập Đảng thông qua, tuy vắn tắt nhưng đã vạch ra được những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, một cương lĩnh cách mạng đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và dân tộc, thấm đẫm tính dân tộc và tính nhân văn, phù hợp với yêu cầu của lịch sử và xu thế phát triển của thời đại. Trải qua thực tiễn đấu tranh, những tư tưởng cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã từng bước được khẳng định và được xác lập vững chắc. Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu của Đảng. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn. Thực hiện Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước sau 117 năm bị nô dịch.

Một phần của tài liệu ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời – QUÁ TRÌNH SÀNG lọc NGHIÊM KHẮC của LỊCH sử và dân tộc VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)