Bối cảnh tổ chức Hội nghị thành lập Đảng

Một phần của tài liệu ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời – QUÁ TRÌNH SÀNG lọc NGHIÊM KHẮC của LỊCH sử và dân tộc VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

Bối cảnh quốc tế: Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc thực hiện chính sách: bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài gia tăng các hoạt động xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm đời sống nhân dân lao động trên thế giới trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác -Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người; là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bối cảnh trong nước: Dưới ách thống trị của Thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu áp bức và bóc lột nặng nề, đặc biệt là giai cấp nông dân - lực lượng lao động đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Chúng ép nhân nhân ta lâm vào tình cảnh bần cùng khốn khổ, điều đó càng làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và bọn tay sai phản động, tăng thêm ý chí cách mạng của ta.

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

32

Đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, từ tháng 6/1929 đến tháng 1/1930, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ, An Nam Cộng sản Đảng ở Nam Kỳ và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ở Trung kỳ. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929 là bước tiến nhảy vọt của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, ở một nước có tới ba tổ chức cộng sản nên không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động.

Trong bối cảnh đó, nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam, ngày 23-12-1929, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đến Trung Quốc. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng) Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06 - 01 - 1930. Sau nhiều ngày thảo luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Một phần của tài liệu ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời – QUÁ TRÌNH SÀNG lọc NGHIÊM KHẮC của LỊCH sử và dân tộc VIỆT NAM (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)