Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thì việc nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác sẽ đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Nắm bắt được yêu cầu đó công ty đã xây dựng rất nhiều các tập chương trình quảng cáo về các chuyến du lịch trong và ngoài nước cho khách du lịch, ngoài việc tìm hiểu các thông tin du lịch trên sách báo và nghiên cứu thực tế bên ngoài, công ty còn truy cập khai thác mạng Internet về tất cả các thông tin liên quan đến du lịch và nó đã đem lại hiệu quả cao. Quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt doanh nghiệp nào khai thác tốt các thông tin của khách cũng như của đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này. Chính vì vậy, công ty nên tập trung nghiên cứu thị trường khách, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các chính sách của Nhà nứơc và một số vấn đề khác.
+ Khi thu thập thông tin về khách thì nghiên cứu nhu cầu của khách, thời gian dành cho đi du lịch, khả năng chi trả, về giới tính, độ tuổi…
+ Thông tin về nhà cung cấp như chất lượng các dịch vụ lưu trú, sự thay đổi về giá…Thông tin về các hãng gửi khách rất quan trọng để xem mức độ
chung thành, khả năng chi trả,vì có nhiều hãng gửi khách họ nợ tiền rất lâu làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thanh toán.
+ Thông tin về đối thủ cạnh tranh như mức giá, thị trường mục tiêu của khách, chương trình du lịch, chất lượng dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh cung cấp cho khách du lịch …
+ Phải nắm bắt những chính sách của nhà nước như thuế, thời gian làm việc dành cho người lao động, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước…đấy là những thông tin quan trọng doanh nghiệp cần phải cập nhật nhanh chóng và xử lý kịp thời.
Trong kinh doanh hiện tại, doanh nghiệp nên lưu trữ hồ sơ của các khách hàng trong quá khứ, nó giúp ích rất nhiều trong việc nghiên cứu nhu cầu, sở thích của khách, công ty đưa ra được các sản phẩm dịch vụ phù hợp với những đòi hỏi của khách. Khi đó khách sẽ có ấn tượng rất tốt về công ty và sẽ tạo đựơc mối quan hệ thân thiện giữa khách và công ty, chính họ là người đưa uy tín của công ty lên tầm cao hơn.
Để có được những thông tin này doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu trực tiếp nhu cầu của khách thông qua bảng trưng cầu ý kiến mà hướng dẫn viên sẽ đưa cho khách sau khi kết thúc chương trình du lịch. Tổ chức tuyên truyền quảng cáo các sản phẩm và hình ảnh của công ty ở trên mạng hay tham gia các hội chợ, hội nghị … các ấn phẩm của công ty phải được thiết kế hấp dẫn, phong phú và nhằm vào đúng thị trường mục tiêu để tránh lãng phí.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng cao, ngoài việc đi để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của các đất nước khác, họ đi du lịch với mục đích học hỏi kinh nghiệm làm việc của các nước phát triển và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Để đáp ứng những nhu cầu đó nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch ra đời, tạo ra sự cạnh tranh ngày cang gay gắt và khốc liệt. Để doanh nghiệp mình tồn tại và có uy tín trên thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến các chương trình và nâng cao chất lượng. Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội ( Ha Noi Toserco ) là một công ty nhà nước có uy tín , chuyên cung cấp những tuyến, điểm, tour du lịch mới lạ, độc đáo, đồng thời kết hợp những chiến lược Marketing vào nhiều đối tượng và thị hiếu du lịch khác nhau đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch đến với công ty, tạo ra cho công ty một doanh thu tương đối lớn và việc làm cho người lao động. Bên cạnh những ưu điểm kể trên công ty vẫn còn những khó khăn cần phải khắc phục, qua bài viết em đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty, em mong rằng những giải pháp em đưa ra, nếu được áp dụng sẽ góp phần làm cho công ty phát triển hơn nữa và ngày càng có uy tín trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Các tài liệu của Công ty Toserco Hà Nội
2- GS. TS. Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hoà: Giáo trình
Kinh tế Du lịch – Nhà xuất bản lao động xã hội năm 2004
3- Alastain Morison : Marketing trong lĩnh vực lữ hành và Khách sạn –
Tổng cục Du lịch Việt Nam – 1998
4- PGS. PTS. Trần Minh Đạo : Marketing- Nhà xuất bản thống kê 1998
5- Victor T.Cmiddlenton: Marketing in Travel and Tourism- 1994
6- GS. TS. Nguyễn Văn Đính và Th.S. Phạm Hồng Chương: Quản trị
kinh doanh lữ hành – Nhà xuất bản thống kê năm 1998
7- GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS. Nguyễn Văn Mạnh: Tâm lý và nghệ
thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch – Nhà xuất bản thống kê 1995
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.. ... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ... 3
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH ... 3
1.1.1. Đặc điểm du lịch... 3
1.1.2. Đặc điểm khách du lịch ... 6
1.1.3. Đặc điểm kinh doanh lữ hành ... 7
1.1.3.1. Bản chất của kinh doanh lữ hành ... 7
1.1.3.2. Phân loại kinh doanh lữ hành ... 8
1.1.3.4. Sản phẩm của công ty lữ hành ... 9
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH ... 10
1.2.1. Vị trí, vai trò và chức năng kinh doanh lữ hành ... 10
1.2.2. Lợi ích của kinh doanh lữ hành... 13
1.2.3. Điều kiện kinh doanh lữ hành ... 14
1.2.4. Cơ cấu tổ chức của kinh doanh lữ hành ... 14
1.2.4. Sơ đồ phân loại khách du lịch quốc tế... 17
1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH ... 17 1.3.1. Nguồn nhân lực ... 18 1.3.2. Cơ sở vật chất trong du lịch ... 20 1.3.3. Điểm đến du lịch ... 21 1.3.4. Môi trường ... 21 1.3.5. Yếu tố quản lý ... 24
1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH ... 24
1.4.1. Chỉ tiêu tuyệt đối ... 24
1.4.2. Chỉ tiêu tương đối ... 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HÀ NỘI ... 27
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ... 27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội ... 27
2.1.2. Chức năng- nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hà Nội Toserco ... 29
2.1.2.1. Chức năng – nhiệm vụ của Hà Nội Toserco. ... 29
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Du lịch Dịch vụ Toserco. ... 30
2.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY ... 35
2.2.1. Đặc điểm về thị trường khách ... 35
2.2.1.1. Thị trường khách quốc tế. ... 36
2.2.1.2. Nguồn khách nội địa. ... 37
2.2.1.3. Số lượng khách du lịch và cơ cấu khách qua một số năm tai Hà Nội Toserco ... 37
2.2.2. Nghiên cứu nhu cầu khách du lịch ... 40
2.2.3. Các sản phẩm của công ty ... 41
2.2.4. Mối quan hệ với các nhà cung cấp. ... 44
2.2.5. Cơ sở vật chất của công ty ... 45
2.2.6. Nguồn nhân lực của công ty ... 45
2.2.7. Yếu tố quản lý của công ty ... 46
2.2.8. Quy trình xây dựng một chương trình du lịch ... 46
2.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. ... 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HÀ NỘI ... 55
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TRONG NHỮNG NĂM QUA ... 55
3.2. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI ... 56
3.2.1. Mục tiêu ... 56
3.2.2. Giải pháp ... 57
3.3. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY ... 58
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA HÀ NỘI TOSERCO ... 59
3.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp lữ hành ... 59
3.4.2. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ của Công ty ... 60
3.4.4. Duy trì và khai thác tốt các thị trường hiện tại và mở rộng các
thị trường khác ... 61
3.4.5. Triển khai chính sách Marketing phù hợp với mỗi đoạn thị trường... 63
3.4.6. Hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin ... 69
KẾT LUẬN... ... 71