6. Bố cục của luận văn
2.3. So sánh việc kết hợp kinh dịch dựbáo với việc đơn thuần sử dụng các
Chúng ta đang sống trong một xã hội hằng biến, mọi việc liên tục diễn ra và thay đổi, vì vậy việc dự báo không bao giờ cho ra một kết quả chính xác 100%. Mỗi phương pháp dự báo đều có nhưng ưu nhược điểm của chúng. Doanh nghiệp, nhà quản trị dự báo có độ chính xác cao sẽ giúp cho kế hoạch được xây dựng sát sao với thực tế hơn. Hiện nay tại Việt Nam, ngoài các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn thường sử dụng cảm tính để dự báo, thì ngay cả tại các doanh nghiệp lớn, đôi khi dự báo được xây dựng dựa vào những số liệu không chính xác hoặc chưa được xử lý phù hợp, nhưng đa phần là do thiếu công cụ chuyên dụng giúp hiểu đúng đặc điểm dữ liệu để áp dụng phương pháp dự báo tối ưu.
Đơn cử như ở trường hợp dự báo tuyển dụng nguồn nhân lực cho doanh
nghiệp ở phần 2.1 của chương này. Đa phần hiện nay các doanh nghiệp sử dụng đơn thuần là phương pháp định tính chuyên gia. Ưu điểm của phương pháp là rất tốt nhưng bên cạnh đó còn tồn tại rất nhiều nhược điểm ví dụ như:
- Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý làm giảm tính khách quan. - Mất nhiều thời gian
- Có thể các chuyên gia không hiểu đúng các câu hỏi đặt ra lên độ tin cậy thấp. Nếu kết hợp với kinh dịch dự báo có thể bù đắp bởi những nhược điểm trên. Có thể nói phương pháp định tính chuyên gia là phương pháp ra đời sớm nhất và lâu đời nhất.Có thể coi đây là phương pháp ½ là khoa học và ½ là nghệ thuật. Như đã phân tích ở trên Kinh Dịch chứa đầy đủ yếu tố của cả khoa học lẫn nghệ thuật nhất
là nghệ thuật dự báo con người. Khi ta nắm được một phần tính cách, đặc điểm, hình dáng của nhân sự hay cá nhân nào đó ta có thể khai thác họ sâu hơn, đánh giá họ tốt hơn thông qua chuyên môn cũng như nhận định từ đó có thể thấy việc càng kết hợp nhiều phương pháp dự báo với nhau càng đem lại tỷ lệ chính xác cao hơn.
Về các phương pháp định lương, như tác giả đã trình bày ở trên, hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn đang sử dụng Microsoft Excel là công cụ chính để thực hiện dự báo. Chính vì không phải là một phần mềm chuyên dụng nên Excel thường không đưa ra được dự báo chính xác và khó ứng dụng được ở cấp độ chi tiết cao. Việc sử dụng Excel thường sẽ hạn chế dự báo trong những phương pháp rất đơn giản và không nắm bắt được toàn bộ đặc điểm của dữ liệu quá khứ. Ngoài ra việc sai dữ liệu, sai công thức phương trình cũng đem lại hết quả dự báo sai. Theo một nghiên cứu tổng hợp, việc cải thiện độ chính xác của dự báo nhu cầu trực tiếp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cứ tăng 1.5% độ chính xác, thì lợi nhuận sẽ tăng 1%. Tuy nhiên việc tăng 1.5% độ chính xác thường không dễ dàng như mọi người thường nghĩ vì độ chính xác cần được đo lường bằng những KPI phù hợp, ở cấp độ chi tiết phù hợp và phần trăm cải thiện phải được kiểm chứng là xảy ra đồng đều trong một thời gian đủ dài. Như vậy, để cải thiện thì cần phải đo lường, và thực trạng là rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam chưa có cách đo lường dự báo nhu cầu hiệu quả. Chính vì thế việc kết hợp Kinh Dịch dự báo sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho việc dự báo của nhà quả trị.