6. Bố cục của luận văn
1.3.1. Quan điểm và hướng tiếp cận trong việc sử dụng Kinh Dịch dựbáo trong hoạt
doanh
1.3.1. Quan điểm và hướng tiếp cận trong việc sử dụng Kinh Dịch dự báo trong hoạt động kinh doanh hoạt động kinh doanh
1.3.1.1. Một số quan điểm
Kinh Dịch có phải là một bộ môn khoa học.
Trước hết xin khẳng định Kinh Dịch là một bộ môn khoa hoc nghiên cứu. Thực ra, từ mấy ngàn năm trước (theo các nhà nghiên cứu Dịch học), Kinh Dịch đã
có mặt ở Việt Nam như một bộ phận cấu thành của triết học phương Đông. Những bản chuyển ngữ Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê… và một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã nói lên điều đó, Kinh Dịch học nêu lên những quy luật phát triển và biến hoá của vạn vật, vận dụng phương pháp duy vật biện chứng; đồng thời vận dụng những thế giới quan này để dự đoán các thông tin về tự nhiên, xã hội và con người. Nội dung của Kinh Dịch rất phong phú, phạm vi đề cập rất rộng nên nhiều nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà quân sự vĩ đại trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả môn khoa học này. Giờ đây, một số môn khoa học hiện đại như: tin học, vật lý lượng tử, thậm chí cả trong chiến lược giáo dục, trong khoa học quản lí con người… đều có thể chứng minh Kinh Dịch là một bộ môn khoa học.
1.3.1.2. Một số quan điểm sai lầm
Kinh Dịch thực sự là mê tín.
Gần đây, các nhà khoa học phương Tây đã nghiên cứu và ứng dụng Kinh Dịch dự báo rất nhiều trong cuộc sống. Bản thân Kinh Dịch dự báo thực chất là một khoa học. Sự vận động của quẻ Dịch rất linh hoạt chứ không cứng nhắc. Vì thế Kinh Dịch dự báo chỉ dùng để đoán vận mệnh trong 1 thời điểm chứ không phải cả quá trình. Do đó dùng Kinh Dịch dự báo mà đoán vận mệnh trọn đời của con người là không chính xác, là mê tín. Do tính linh hoạt và khi gieo quẻ vấn đề trước mắt nên độ chính xác của Kinh Dịch khá cao.
Kinh Dịch chính thống là một bộ môn khoa học như các ngành khoa học khác và thực hành ứng dụng của Kinh Dịch dự báo không phải là việc mê tín. Trong một thời gian dài, Kinh Dịch dự báo bị xem là mê tín, lừa bịp… Vậy thực chất, đó là một môn khoa học ứng dụng, hay chỉ là một sự giả tạo, hay chỉ đơn giản là niềm tin
Từ “ Khoa học” có nguồn gốc từ tiếng Latin “ Scientia ” có nghĩa là “kiến thức”. Khoa học đơn giản là “bất kỳ một lĩnh vực nào cung cấp kiến thức một các có hệ thống”. Vậy, Kinh Dịch dự báo đáp ứng được hoàn toàn những gì được đề cập trong định nghĩa này.
Xét các quy trình, chu trình những nhà khoa học đưa ra những kết luận mang tính khoa học như thế nào. Họ làm các thí nghiệm, quan sát kết quả, làm lại thí nghiệm, nếu cần thiết để đảm bảo là các kết quả giống nhau giữa các lần thí nghiệm, sau đó họ ghi chép lại quá trình thí nghiệm và kết quả đạt được. Từ đó có thể nhận thấy rằng, trong bất kỳ một ngành khoa học nào, thành tố quan trọng nhất là sự quan sát, thực nghiệm...
Kinh Dịch dự báo là một lĩnh vực nghiên cứu có hệ thống, nghĩa là có những hình mẫu cơ bản, nguyên tắc cơ bản như Ngũ hành, Âm dương, Hà đồ (Tiên thiên bát quái), Lạc thư (Hậu thiên bát quái)… các hình mẫu này ứng dụng vào rất nhiều các bộ môn khoa học khác như Y học, Quân Sự, Thời tiết, Kinh tế… Có những bằng chứng thực nghiệm, quan trọng hơn hết là đã được ghi chép từ hàng ngàn năm trước mà không phải là những câu chuyện được thêu dệt nên. Những khái niệm từ xưa về Kinh Dịch dự báo vẫn không hề thay đổi cho tới ngày nay và cả trong tương lai. Mỗi khái niệm đó luôn đi kèm với những lý giải vô cùng logic. Trong Kinh Dịch chỉ có những yếu tố Âm dương, Ngũ hành, Phương hướng… không có sự hiện diện của các yếu tố tâm linh như Phật, Thần Thánh, hay Chúa…trong những tài liệu cổ từ xa xưa 5000 năm trước cho đến nay, không chứa đựng bất kỳ một yếu tố liên quan tới Tôn giáo, hay có bất kỳ một đề cập nào liên quan tới người sử dụng phải phó mặc số phận vào một thế lực tâm linh nào đó, càng không yêu cầu phải thờ cúng, cung phụng theo một tôn giáo nào. Việc ứng dụng nghiên cứu Kinh Dịch dự báo phải dựa vào hoặc phụ thuộc vào một yếu tố tâm linh hay chấp nhận niềm tin Tôn giáo trước khi ứng dụng về cơ bản rõ ràng là không đúng.
Kinh Dịch dự báo là Khoa học và Nghệ Thuật.
Kinh Dịch dự báo không chỉ là một môn khoa học mà còn mang tính chất nghệ thuật. Vì nghệ thuật trong khoa học chính là việc chọn phương pháp, kỹ thuật thích hợp để áp dụng trong một trường hợp cụ thể. Và cũng vì là khoa học nên Kinh Dịch dự báo cũng có những quy tắc và công thức chung. Tuy nhiên, việc lựa chọn quy tắc hay công thức nào là tùy vào sự quan sát, đánh giá, diễn giải từng trường hợp cụ thể, đây chính là tính nghệ thuật trong Kinh Dịch dự báo. Ví dụ trong một
công ty nhà lãnh đạo sử dụng Kinh Dịch để dự báo cơ hội đầu tư kinh doanh phải sử dụng phương pháp khác với việc dự báo quản lý nhân sự vì bản chất, tính chất môi trường khác nhau, đó chính là nghệ thuật. Tuy nhiên, tất cả những quy tắc hay phương pháp đều xoay quanh nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành tương sinh tương khắc.
Ngày nay, nhiều người đã công nhận Kinh Dịch dự báo là một bộ môn khoa học ứng dụng hơn là một môn khoa học đơn thuần, nó là công cụ mà qua đó có thể giúp các nhà quản lý tính toán để chọn được thời điểm khai trương, khởi nghiệp phù hợp nhất. Nó giúp nhìn thấy sự vận động của những trạng thái hay hiện tượng sẽ xảy ra trong quá trình hợp tác kinh doanh. Từ đó, các nhà quản lý có thể biết được việc kinh doanh của mình sẽ có xu hướng tăng hay giảm để đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn nhất.
1.3.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của Kinh Dịch
Nguyên tắc về Kinh Dịch dự báo có nhiều và rất sâu sắc. Cơ bản có 3 nguyên tắc cơ bản cũng có sự tương hỗ như sau:
Bất dịch – bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững – quy luật trung tâm – là không đổi theo không gian và thời gian.
Biến dịch – hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
Giản dịch – thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.