Các nghiên cứu trên Thế Giới về Kinh Dịch dự báo

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kinh Dịch trong dự báo hoạt động kinh doanh (Trang 30 - 38)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2.Các nghiên cứu trên Thế Giới về Kinh Dịch dự báo

1.3.2.1. Kinh Dịch – bộ môn khoa học phương Đông.

Kinh Dịch theo cách hiểu phổ biến là một bộ môn khoa học phương Đông nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường, ảnh hưởng của các yếu tố địa lý xung quanh đến cuộc sống của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, Kinh Dịch đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó tiêu biểu là trong kiến trúc xây dựng và hoạt động kinh doanh. Hiện nay, một số nước đã bắt đầu coi Kinh Dịch là một học phần đưa vào giảng dạy trong các trường đại học để áp dụng vào các lĩnh vực kinh tế, quân sự an ninh quốc phòng, kiến trúc xây dựng, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng… Ở các trường đại học lớn hầu hết đều có khoa hay môn học nghiên cứu về Kinh Dịch. Sách Kinh Dịch cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở các quốc gia. Và cách đây hơn 15 năm, tại Trung Quốc, Hội nghiên cứu và phát triển Chu dịch đã được thành lập dưới sự dẫn dắt của nhà khoa học phương Đông là Thiệu Vỹ Hoa.

Năm 2010, Tác giả Thiệu Vũ sau nhiều năm nghiên cứu Kinh Dịch đã xuất bản 2 cuốn sách Kinh Dịch ứng dụng trong Kinh Doanh, Luận Ngữ ứng dụng trong

Kinh Doanh đã gây được tiếng vang lớn cũng như chính thức mang Kinh Dịch ứng

dụng vào trong họa động Kinh Doanh. Bằng những kiến thức sâu rộng về Kinh Dịch cũng như trong kinh tế, quản lý đồng thời kết hợp 64 quẻ trong Kinh Dịch và giải thích ý nghĩa từng quẻ trong thực tế vận hành của doanh nghiệp để đưa ra kim chỉ nam thiết thực cho từng hành động. Hai cuốn sách này đã mang đến một góc nhìn mới cho lĩnh vực nghiên cứu quản lý học thuật truyền thống của Trung Quốc. Điều quan trọng nhất là, chúng thực sự là một cuộc thử nghiệm đầy mạnh dạn, dễ học, dễ vận dụng về tri thức quản lý học thuật truyền thống. Đây là 2 cuốn sách được đánh giá rất cao giá trị mang lại và bán rất chạy ở thị trường Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung. Đặc biệt tại Việt Nam, nhà xuất bản Lao Động Xã Hội đã mua bản quyền tác phẩm. 2 tác phẩm luôn nằm trong Top các tác phẩm đáng đọc nhất về Phương pháp kinh doanh.

Hay như trước đó, trong cuốn sách “Những nguyên lý dành cho các nhà doanh nghiệp, Ứng dụng 64 quẻ dịch trong Kinh Doanh (bí quyết làm giàu)” xuất bản năm 1977 do nhà Dịch học nổi tiếng Trung Quốc Trương Kiến Trí biên soạn. Tác giả đã hướng dẫn chi tiết ứng dụng từng quẻ của kinh dịch dự báo như một bí quyết kinh doanh thành công. Cuốn sách được chia thành 8 phần bàn về mưu lược, chiến lược và văn hóa của Kinh Dịch trong kinh doanh.

Hình 1.3. Các nghiên cứu phương Đông về nghiên cứu Kinh Dịch ứng dụng trong Kinh Doanh

1.3.2.2. Dịch học tại phương Tây.

Từ hơn 100 năm nay, phương Tây đã thành lập các Viện nghiên cứu về khoa học phương Đông mà nền tảng của nó là Kinh dịch. Thậm chí, cả Liên hợp quốc cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã hình thành một ngành khoa học mới là ngành Dịch học từ hơn 40 năm nay. Và nếu chúng ta lưu ý sẽ thấy trong các thành tựu của khoa học phương Tây hiện đại luôn có hình ảnh của khoa học phương Đông. Từ các ngành toán, lý, hoá, sinh, kinh tế học đến chính trị học… thậm chí cả những môn học thể hiện sự tích hợp cao giữa Đông và Tây như “Lý thuyết tập mờ”, “Thuyết nhị phân”, “Phân tâm học”… cùng với tên tuổi những nhà khoa học lớn,

những nhà khoa học đã được giải No-ben như Dương Chấn Ninh, Lý Chính Đạo, Hermann Hess, v.v.. đã nói lên điều đó

Theo Alfred Douglas trong cuốn The Oracle of Change (1972) thì đã có 7 bản Kinh Dịch được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong đó đáng để ý nhất là quyển The textx of Confucianism, Pt II, the Yi King – Oxford 1899. Một bản dịch sát và kỹ lưỡng bản Kinh dịch in năm 1715 đời Khang Hi do Legge J. dịch. Một quyển được nhiều người xem và thích đọc vì đầy đủ nhất và có giải thích rõ hơn đó là quyển I Ging: das Buch der Wandlungen – Jena 1924. Wilhem dịch ra tiếng Đức, rồi C.F Bayness lại dịch tiếng Đức ra tiếng Anh, nhan đề là The I Ching or Book of Changes, London – 1950. Bản dịch của Wilhem đầy đủ nhất, được nhiều người thích nhất, có lời giới thiệu rất hay và lời mở đầu sâu sắc của Tiến sĩ C.G.Jung. Ngoài ra, có quyển The Symbols ò Yi King Paragon 1934 của Z.D.Sung đã nêu lại một số quẻ trong Kinh Dịch phù hợp với định lý, phát kiến khoa học.

Liên hiệp Quốc đã thành lập hội nghiên cứu Kinh Dịch” và đã tổ chức được 4 lần hội thảo quốc tế về Kinh Dịch. Tại ngay mỗi nước như Anh, Pháp, Đức, Mỹ đều có hội nghiên cứu Kinh Dịch. Kinh Dịch đã được ứng dụng dần dần vào khoa học Kỹ thuật Phương Tây.

Người thực hiện sớm nhất có lẽ là Leibniz, triết gia và toán học gia người Đức (1646-1716) đã quan sát Bát Quái, nghĩ ra phép nhị phân thay cho phép thập phân bằng cách chỉ dùng hai con số: 1 làm Dương và 0 làm Âm để mã vào máy tính điện tử. Hai con số’ này thành mỗi nhóm 6 số và gồm 64 nhóm, khi có điện vào đèn bật là 1 và khi điện tắt là 0, cứ như thể để truyền cho tín hiệu. Còn C.G.Jung là một người gốc Thụy Sĩ đã cùng với Freud tạo ra khoa phân tâm học (Psythanalyse). Ông cũng là bạn thân của R.Wilhem, người đã dịch Kinh Dịch ra tiếng Đức. Jung cho là có thể sử dụng Kinh Dịch để tìm hiểu tiềm thức con người trong đó có việc bói toán. Lưu Tử Hoa, một nhà bác học Trung Quốc ở Anh cũng nói là đã vận dụng nguyên lý “bát quái” từ năm 1930, đã tìm ra quỹ đạo hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt Trời. Hai nhà vật lý học người Mỹ gốc Trung Hoa là Lý Chính Đạo (Tsung Tao Lee), giáo sư đại học Princeton và Dương Chấn Ninh (Tchen Ning Ang), giáo sư

Đại Học Columbia đã tuyên bố nhờ nghiên cứu Kinh Dịch mà biết rằng trong thế giới điện tử, phía trái phía phải không như nhau, Dương thì 9 mà âm thì 6, nhưng ở tỉ số là 3/2. Hai ông chứng minh khi hạt nguyên tử nổ thì làm bắn ra những ly tử âm và ly tử Dương, tia Dương bắn xa hơn tia âm theo tĩ lệ 3/2 tạo ra định luật cơ ngẫu. Hai ông đã được giải Nobel Vật Lý năm 1957.

Các bác sĩ ngày nay muốn học qua Đông y đều phải thuộc lý thuyết sinh khắc của Âm Dương ngũ hành, đặc biệt là khoa châm cứu họ đều ngạc nhiên về kinh huyệt có thể châm tê để giải phẫu một cách không đau cho người bệnh.

Ngày nay, người ta đã đem đối chiếu Kinh Dịch với nhiều thuyết triết học, khoa học Tây phương như lý thuyết về nguyên tử thuyết sinh vật tiến hóa của Lạmark Darwin, biện chứng pháp của Hegel, Karl Marx, thuyết tương đối của Einstein với phương trình E=MC2, lý thuyết về vũ trụ và các vì sao. v.v… hầu hết là những lý thuyết quan trọng, người ta hy vọng qua Kinh Dịch sẽ ước đoán để tìm ra những cái mới rồi sẽ dùng khoa học để kiểm chứng lại. Như vậy là đúng với lời của nhà toán học Pháp H.Poincare đã nói: “Phỏng đoán trước rồi hãy chứng minh! Tôi cần cân nhắc lại chăng rằng chính như vậy mà đã có những phát minh quan trọng”.

1.3.2.3. Nghiên cứu Kinh Dịch ở Việt Nam.

Có thể nói, với Kinh dịch, thế giới đã làm được rất nhiều. Còn ở Việt Nam, với một nền di sản văn hiến mấy ngàn năm, chúng ta cũng có không ít những nhà nghiên cứu và ứng dụng Kinh dịch nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp, Lê Quý Đôn… Đặc biệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước, như chúng ta đã biết và không thể quên việc hoạch định chiến lược (địa lý) hết sức cao minh của cha ông ta xưa trong việc xây thành Đại La, việc dời đô của vua Lý Công Uẩn. Từ đời Lý, Kinh Dịch đã sớm đưa vào học và nội dung thi cử. Các cụ thi đỗ đạt không ai là không biết qua về Âm Dương, ngũ hành nhưng phần nhiều cũng còn là cưỡi ngựa xem hoa hay đến mức phổ thông để làm nghề thuốc, địa lý và bói toán, rất ít người nghiên cứu kỹ lưỡng và có hệ thống, có một số sách được viết để lại cũng bị thất lạc. Những nhà tinh thông Kinh Dịch có thể biết được qua một số sách để lại

hoặc qua sự nghiệp của họ thì có thể kể là: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Nguyễn Thiếp, Lê Quý Đôn với Dịch Kinh phu thuyết gồm 6 quyển hay Trần Cao Vân với Trung Thiên Dịch.

Những năm gần đây, có thêm một số tác giả đã viết và bàn giải về Kinh Dịch như: cụ Phan Bội Châu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Mạnh Bảo, Bưu Cầm, Lê Chi Thiệp, Nguyễn Duy Cần, v.v…

Một vài cuốn sách của các nhà nghiên cứu nổi tiếng của Việt Nam nghiên cứu và biên soạn Kinh Dịch phải kể đến cuốn Kinh Dịch của Ngô Tất Tố. Đây là cuốn sách được giới nghiên cứu Dịch học đánh giá sát thực nhất với cuốn gốc của Hi Di Trần Đoàn, với những bình giải chuyên sâu và cũng là cuốn sách về Kinh Dịch có lẽ là sớm nhất được dịch ra quốc ngữ tại Việt Nam. Đây là cuốn mà rất nhiều nhà Dịch học từ xưa tới nay khi muốn học Dịch chắc chắn phải có trên kệ sách.

Ngoài ra, không thể không nói tới cuốn “Kinh Dịch – Đạo của người quân tử” của nhà nghiên cứu, học giả, nhà ngôn ngữ học, giáo dục học nổi tiếng Nguyễn

Hiến Lê, hay gần đây hơn, cố Giáo Sư Nguyễn Hoàng Phương đã có một công trình khoa học công phu, sáng tạo, phù hợp với một trào lưu lớn của thời đại là sử dụng nhiều thành tựu tiên tiến của khoa học và công nghệ hiện đại để đi sâu nghiên cứu và khám phá những giá trị đặc sắc, kỳ diệu của những di sản văn hóa cổ của các vùng, các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Kinh Dịch - Triết học cổ Đông Phương. Giáo sư đã ứng minh và hình thức hóa bằng lý thuyết toán học tập mờ hiện đại. Đây là sự gặp gỡ của hai nền văn minh Đông-Tây, xu hướng ngả về phương Đông của những trào lưu tiêu biểu của văn minh phương Tây. Từ đây, đã xuất hiện sự tích hợp đa văn hóa Đông-Tây trên cơ sở của Kinh Dịch, báo hiệu những kỳ tích mới của thế kỷ 21.Những công trình nghiên cứu về Đông Y, về Thời Châm, về Độn Giáp, Thái Ất thực sự là những cơ sở liên kết Đông Tây về y học, liên kết khoa học dự báo phương Đông thường gọi là Bói toán với Tương lai học phương Tây.

Một công trình nghiên cứu khác cũng rất nổi tiếng được nhà xuất bản thông tin và truyền thông xuất bản năm 2015 của GS.TS. Nguyễn Tiến Đích mang tên

“Ứng dụng dịch học trong dự đoán tương lai” với bố cục 8 chương đã xây dựng một hệ thống sơ lược về Kinh Dịch, những vấn đề cơ bản của Dịch học, lập Quẻ Dịch cho tới ứng dụng sử dụng Kinh Dịch dự báo các vấn đề và giải nghĩa.

Gần đây nhất cũng phải kể đến một công trình do GS.TSKH. Hoàng Tuấn

biên soạn đó là cuốn “Kinh Dịch & Nguyên Lý Toán Nhị Phân” với cấu trúc 4 phần

đã phần nào giúp mang ứng dụng Kinh Dịch và cuộc sống cũng nhưng mọi việc dễ dàng hơn.

Hình 1. 4. Các nghiên cứu của Việt Nam về ứng dụng Kinh Dịch dự báo.

1.3.2.4.Điều kiện ứng dụng Kinh Dịch dự báo kinh doanh.

Trong quá trình điều hành và thực hiện các công việc hàng ngày, nhà quản trị luôn phải đưa ra các quyết định khác nhau mà không thể biết một cách chính xác tương lai sẽ xảy ra như thế nào. Nhưng điều kiện bên trong như doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhiên liệu, lực lượng lao động, máy móc thiết bị và các nguồn lực khác mà không biết một cách chính xác doanh số bán hàng và nhu cầu khách hàng về sản phẩm sẽ là bao nhiêu. Để có thể đưa ra các quyết định này một cách tương đối chính xác, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác dự báo. Kinh Dịch dự báo được sử dụng như một công cụ bổ trợ, cùng với các phương pháp dự báo khác giúp các nhà quản trị đưa ra được các quyết định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh doanh. Ngoài ra thì Kinh Dịch còn có thể giúp các nhà tuyển dụng trang bị cho mình thêm hành trang trong việc tuyển dụng những nhân viên ưu tú có năng lực. Với tất cả những quy tắc về xét đến tướng mạo và tính cách của con người và cũng chính vì thế mà những nhà lãnh đạo có thể dựa vào đó để có thể chọn cho mình những người cộng sự vô cùng đắc lực cho công ty của mình để có thể giúp doanh nghiệp mình.

Hơn nữa nghiên cứu và ứng dụng Kinh Dịch dự báo, các chủ doanh nghiệp có thể vận dụng để biết cách xây dựng và sắp xếp phòng làm việc sao cho đúng phong thủy như vậy thì hiệu quả làm việc sẽ được nâng cao. Mục đích của việc làm này đó chính là giúp các chủ doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc chan hòa nhằm giúp đội ngũ nhân viên có được một không khí làm việc thoải mái như vậy thì sẽ hứng thú hơn làm việc và đem đến hiệu quả hơn rất nhiều. Tinh thần làm việc của những người nhân viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi vì nó mang đến cho các chủ doanh nghiệp ta rất nhiều thứ không phải đơn giản chỉ là trách nhiệm.

Đối với những điều kiện bên ngoài, thì Kinh Dịch dự báo sẽ có thể giúp hỗ trợ nhìn thấy được sự vận động một cách khái quát và khách quan nhất của các trạng thái cũng như hiện tượng mà cụ thể nhất đó chính là sự biến động của tình hình kinh tế, xã hội ngày nay. Sự vận động của nền kinh tế đang ngày càng phức tạp chính vì thế đòi hỏi chúng ta cần có sự nghiên cứu tìm tòi thật kĩ có như vậy mới không mắc phải những khó khăn và thất bại. Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ cũng thay đổi theo từng tháng. Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế của công ty thay đổi xoay quanh nhu cầu. Kết quả của dự báo là cơ sở cho doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch sử dụng các nguồn lực để chủ động trong sản xuất kinh doanh. Các kết quả của dự báo cũng làm cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp chủ động đối phó với những thay đổi của thị trường và dùng làm căn cứ cho các quyết định điều hành hàng ngày. Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các

nguồn lực được cung cấp đầy đủ, kịp thời thì đòi hỏi việc dự báo của doanh nghiệp phải tương đối chính xác và phải đảm bảo tính liên tục.

Ngoài ra, các nhà quản trị muốn dựa thời đoạn để đưa ra các dự báo như: Dự báo ngắn hạn Thời đoạn dự báo thường không quá 3 tháng, ít khi đến 1 năm. Loại dự báo này cần cho việc mua sắm, điều độ công việc, phân giao nhiệm vụ, cân đối các mặt trong quản trị tác nghiệp. Dự báo trung hạn Thời đoạn dự báo thường từ 3 tháng đến 3 năm, loại dự báo này cần thiết cho việc lập kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, dự trù tài chính tiền mặt và làm căn cứ cho các loại kế hoạch khác.Dự báo dài hạn Thời đoạn dự báo từ 3 năm trở lên. Loại dự báo này cần cho việc lập các dự án sản xuất sản phẩm mới, các định điểm cho các cơ sở mới, lựa chọn các dây chuyền công nghệ, thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp hiện

Một phần của tài liệu Ứng dụng Kinh Dịch trong dự báo hoạt động kinh doanh (Trang 30 - 38)