Kiểm tra, thanh tra thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu LÊ ĐỨC ANH - 1906185003 - QLKTK1 (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu luận văn

1.2.4. Kiểm tra, thanh tra thu BHXH bắt buộc

Để đảm bảo thực hiện đúng các quy định trong quản lý thu BHXH bắt buộc, công tác kiểm tra, thanh tra thu BHXH bắt buộc cần thực hiện nghiêm túc. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thu BHXH bắt buộc được thực hiện như sau:

Định kỳ hàng năm, BHXH tỉnh, huyện thực hiện kiểm tra việc đóng BHXH và quản lý sổ BHXH của các đơn vị tham gia trên địa bàn. Công tác kiểm tra hàng năm tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: Số lượng lao động, hồ sơ tham gia BHXH; mức tiền lương, quỹ lương của các đơn vị tham gia; công tác quản lý sổ BHXH.

Sau đó, cơ quan BHXH căn cứ vào kế hoạch kiểm tra hàng năm của BHXH Việt Nam kết hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để lựa chọn các đối tượng kiểm tra. Khi tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra thu BHXH, các cơ quan BHXH phải báo cáo với UBND cùng cấp để được hỗ trợ và phối hợp thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao cho việc kiểm tra, thanh tra.

Khi thanh tra, kiểm tra, phương thức kiểm tra được thực hiện bằng cách đối chiếu giữa thực tế số lượng lao động, hợp đồng lao động, … với hồ sơ, chứng từ đóng BHXH với quá trình đóng, kết quả đóng, … do BHXH báo cáo hàng tháng, quý, năm.

Kết quả của quá trình thanh tra, kiểm tra được phản ánh trong biên bản thanh tra, kiểm tra trong đó phải nêu rõ được kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, tồn trong quá trình đóng BHXH và quản lý sổ BHXH tại đơn vị.

Đồng thời, biên bản thanh tra, kiểm tra còn hướng dẫn cách khắc phục và yêu cầu đơn vị phải hoàn thành nghĩa vụ đóng đầy đủ các khoản BHXH còn nợ đọng hoặc bị truy thu.

Trường hợp, đơn vị bị thanh tra, kiểm tra vi phạm phát luật về BHXH, cơ quan BHXH phải có trách nhiệm báo cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu LÊ ĐỨC ANH - 1906185003 - QLKTK1 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)