Thực trạng về công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long,

Một phần của tài liệu LÊ ĐỨC ANH - 1906185003 - QLKTK1 (Trang 46 - 74)

5. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng về công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long,

tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc

Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố hạ Long được thực hiện theo sơ đồ hình 2.1.

Nguồn: BHXH thành phố Hạ Long

Hình 2.2: Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Hạ Long

Bước 1: Đơn vị sử dụng lao động lập chứng từ nộp tiền rồi gửi BHXH Hạ Long. Bước 2: BHXH Hạ Long thẩm định, kiểm tra chứng từ và hoàn trả cho đơn vị sử dụng lao động.

Chứng từ nộp tiền (Mẫu 02a - TBH, Mẫu 03a)

Đơn vị sử dụng lao động

Sổ chi tiết theo dõi thu BHXH (Mẫu 07 – TBH)

Báo cáo thực hiện thu BHXH (Mẫu 09 – TBH)

Báo cáo thu BHXH (Mẫu 10 – TBH)

Báo cáo tổng hợp thu BHXH (Mẫu 11 – TBH)

Thông báo kết quả nộp BHXH (Mẫu 08 – TBH) Đơn vị sử dụng lao động Kế hoạch thu BHXH (Mẫu 13 – TBH) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (1)

Bước 3: BHXH Hạ Long căn cứ vào chứng từ nộp tiền của các đơn vị sử dụng lao động để ghi vào sổ chi tiết thu BHXH.

Bước 4, 5: BHXH Hạ Long tiến hành thông báo cho đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH.

Bước 6: BHXH Hạ Long tiến hành báo cáo thực hiện thu BHXH cho BHXH Quảng Ninh.

Bước 7, 8: BHXH Hạ Long căn cứ vào Sổ chi tiết theo dõi thu BHXH và Báo cáo thực hiện thu BHXH để lập báo cáo thu BHXH.

Bước 9: BHXH Hạ Long tiến hành lập báo cáo tổng hợp thu BHXH căn cứ vào báo cáo thu BHXH.

Bước 10, 11: BHXH tỉnh Quảng Ninh tiến hành thẩm định báo cáo thu BHXH, báo cáo tổng hợp thu BHXH do BHXH Hạ Long nộp.

Bước 12: BHXH Hạ Long tiến hành lập kế hoạch thu BHXH cho năm sau căn cứ vào báo cáo tổng hợp thu BHXH và tình hình thực tế,.

2.2.2. Quản lý đối tượng và mức thu BHXH bắt buộc

a. Quản lý đối tượng thu BHXH bắt buộc

Đối tượng thu BHXH bắt buộc bao gồm người lao động và sử dụng lao động trên mỗi địa bàn, đây là yếu tố cơ bản quyết định đến kết quả thu BHXH của mỗi địa bàn. Nếu quản lý tốt các đối tượng thu BHXH bắt buộc sẽ giúp cho các cơ quan BHXH tăng được nguồn thu và từ đó hạn chế được gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước.

Muốn quản lý tốt công tác thu BHXH bắt buộc đòi hỏi các cơ quan BHXH phải thường xuyên theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình biến động của các đối tượng thu, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Trong giai đoạn 2016-2020, với nhiều chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp được thành

lập nên đã thu hút được rất nhiều lao động có tay nghề từ các nơi về làm việc tại Quảng Ninh. Nắm bắt được xu hướng phát triển, BHXH Hạ Long đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để quản lý và phát triển các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố, cụ thể:

Đầu tiên, BHXH Hạ Long phối kết hợp với các cơ quan ban ngành của thành phố để rà soát, thống kê và cập nhật kịp thời tình hình biến động của đơn vị sử dụng lao động, số lao động để có kế hoạch phù hợp cho việc mở rộng quy mô các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn.

Sau đó, BHXH Hạ Long đã kết hợp với tổ chức Công đoàn và các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền các chính sách về BHXH của Nhà nước để người lao động, người sử dụng lao động hiểu rõ lợi ích, quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc tham gia BHXH bắt buộc.

Kết quả quản lý các đơn vị sử dụng lao động của thành phố trong giai đoạn 2016-2020 được thống kê trong bảng số liệu 2.2. Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy:

Tổng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố biến động tăng dần với tốc độ tăng tương đối cao trong 4 năm đầu của giai đoạn phân tích (2016-2019). Tuy nhiên, đến năm 2020 số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành chỉ tăng nhẹ so với năm 2019 là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng nặng chỉ hoạt động cầm chừng, cụ thể:

Tổng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố năm 2016 là: 1.345 đơn vị; năm 2017 đã tăng lên 1.587 đơn vị; năm 2018 tiếp tục tăng lên đến 1.957 đơn vị, tăng 370 đơn vị, tương ứng tăng 23,31% so với năm 2017. Sang năm 2019, số lượng này tiếp tục tăng thêm 359 đơn vị, hay tăng 18,34% so với năm 2018. Nhưng trong năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid, số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố chỉ tăng 37

Bảng 2.2: Số lượng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020

ĐVT: Đơn vị

TT Chỉ tiêu Năm 2017/2016 2018/2017 2019/2018 2020/2019

2016 2017 2018 2019 2020 +/- % +/- % +/- % +/- %

1 DN nhà nước 76 76 75 73 68 0 0,00 -1 -1,32 -2 -2,67 -5 -6,85

2 DN có vốn đầu tư nước ngoài 48 57 69 82 83 9 18,75 12 21,05 13 18,84 1 1,22

3 DN ngoài quốc doanh 682 852 1.149 1.423 1.445 170 24,93 297 34,86 274 23,85 22 1,55

4 Đơn vị HCSN, Đảng, đoàn thể 257 263 267 273 275 6 2,33 4 1,52 6 2,25 2 0,73 5 Hợp tác xã 35 49 61 79 85 14 40,00 12 24,49 18 29,51 6 7,59 6 Xã, phường, thị trấn 27 28 29 31 33 1 3,70 1 3,57 2 6,90 2 6,45 7 Hộ SXKD 48 67 88 106 107 19 39,58 21 31,34 18 20,45 1 0,94 8 Các đối tượng khác 172 195 219 249 257 23 13,37 24 12,31 30 13,70 8 3,21 Cộng 1.345 1.587 1.957 2.316 2.353 242 17,99 370 23,31 359 18,34 37 1,60

Trong cơ cấu các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 50% tổng số đơn vị tham gia, tỷ trọng này có xu hướng tăng dần vào những năm sau của giai đoạn (tăng từ 50,71% vào năm 2016 đến 61,44% vào năm cuối của giai đoạn năm 2020).

Khối các đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể là nhóm có tỷ trọng cao thứ hai trong tổng số các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc và tiếp đến là nhóm các đối tượng khác.

Các đối tượng hợp tác xã và hộ gia đình sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại tăng rất nhanh cho thấy đối tượng này ngày càng quan tâm đến việc tham gia BHXH bắt buộc.

Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHXH thành phố Hạ Long cũng trú trọng quản lý hiệu quả người lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn. Số lượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2016-2020 được tập hợp trong bảng 2.3.

Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy: Tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên thành phố Hạ Long trong giai đoạn đã tăng từ 31.924 người lên đến 41.227 người.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid số lượng doanh nghiệp thành lập mới không nhiều, các doanh nghiệp đang tham gia BHXH bắt buộc cũng bị ảnh hưởng lớn nên cũng hạn chế tuyển mới lao động. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH bắt buộc của thành phố chỉ tăng 120 người, tương ứng tăng 0,29% so với năm 2019.

* Về tỷ trọng: Trong tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc của thành phố, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn (thường trên 62% tổng số lao động tham gia) với số lượng tham gia ngày càng đông đảo, cụ thể:

Trong năm 2016, khối này đã tham gia BHXH bắt buộc là: 19.235 người; năm 2017 là: 22.052 người và tiếp tục tăng lên thành 25.141 người vào năm 2018. Đến năm 2019, số lao động của khối này tham gia BHXH bắt buộc đã là: 27.743 người và năm 2020 là 27.661 người.

Bảng 2.3: Số lượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020

ĐVT: Người

TT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Lao động phải tham gia theo quy định Lao động đã tham gia thực tế Lao động phải tham gia theo quy định Lao động đã tham gia thực tế Lao động phải tham gia theo quy định Lao động đã tham gia thực tế Lao động phải tham gia theo quy định Lao động đã tham gia thực tế Lao động phải tham gia theo quy định Lao động đã tham gia thực tế 1 DN nhà nước 1.424 1.384 1.422 1.381 1.408 1.305 1.394 1.277 1.252 1.215

2 DN có vốn đầu tư nước ngoài 1.323 1.289 1.389 1.357 1.426 1.396 1.498 1.443 1.529 1.462

3 DN ngoài quốc doanh 45.701 19.235 49.522 22.052 54.713 25.141 58.873 27.743 61.360 27.661

4 Đơn vị HCSN, Đảng, đoàn thể 8.995 8.995 9.087 9.087 9.168 9.168 9.229 9.229 9.316 9.316 5 Hợp tác xã 167 167 194 194 221 221 273 273 312 312 6 Xã, phường, thị trấn 276 276 284 284 295 295 314 314 331 331 7 Hộ SXKD 407 189 597 223 683 263 784 297 849 346 8 Các đối tượng khác 1.237 389 1.678 476 1.991 529 2.236 651 2.573 704 Cộng 59.530 31.924 64.173 35.054 69.905 38.318 74.601 41.227 77.522 41.347

Khối đơn vị HCSN, Đảng, đoàn thể có số người tham gia BHXH bắt buộc cao thứ hai trên địa bàn, số lượng người lao động trong khối này cũng gia tăng không ngừng và đã tăng từ 8.995 người năm 2016 lên tới 9.316 người vào năm 2020.

Khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cố tỷ trọng cao thứ 3 và thứ 4 trong tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc của thành phố nhưng xu hướng biến động của hai khối này lại khác nhau: Trong khi các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm dần do chính sách tái cơ cấu lao động thì khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại không ngừng phát triển do khả năng thu hút vốn đầu tư của thành phố ngày càng tốt. Số lao động thuộc khối hộ gia đình sản xuất kinh doanh và các đối tượng khác cũng tăng nhiều cho thấy người lao động của các khối này đã có nhận thức cao hơn về những lợi ích của chế độ BHXH bắt buộc nên đã tích cực tham gia.

Tóm lại, nếu xét về số lượng các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc của thành phố trong thời gian qua thì BHXH Hạ Long đã nắm bắt được cơ hội từ sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội của tỉnh, của thành phố để mở rộng quy mô các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn của mình.

Tuy nhiên, để xem xét chính xác hơn nữa hiệu quả công tác quản lý các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH thành phố Hạ Long chúng ta cần phải xem xét thêm tỷ lệ giữa số lượng người lao động tham gia thực tế so với số lượng người lao động phải tham gia.

Số liệu để đánh giá tỷ lệ giữa số lượng người lao động tham gia thực tế so với số lượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc tại thành phố Hạ Long trong giai đoạn 2016-2020 được tập hợp trong bảng 2.4. Qua bảng 2.4 cho thấy:

Tỷ lệ số lượng người lao động đã tham gia trên số người phải tham gia BHXH bắt buộc của thành phố có xu hướng tăng dần trong 4 năm đầu của giai đoạn, tăng từ 53,63% vào năm 2016 đến 55,26% vào năm 2019 nhưng lại giảm xuống còn 53,34% vào năm 2020. Điều này cho thấy trong 4 năm đầu do không bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nên các doanh nghiệp thành lập mới tại đại bàn thành phố tăng nhiều đã kéo theo số lượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc cũng tăng.

Bảng 2.4: Tỷ lệ số lượng người lao động đã tham gia trên số người phải tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020

ĐVT: Người

TT Chỉ tiêu

Năm 2017/2016 2018/2017 2019/2018 2020/2019

2016 2017 2018 2019 2020 +/- % +/- % +/- % +/- %

1 Số lao động đã tham gia BHXH bắt buộc 31.924 35.054 38.318 41.227 41.347 3.130 9,80 3.264 9,31 2.909 7,59 120 0,29 2 Số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc 59.530 64.173 69.905 74.601 77.522 4.643 7,80 5.732 8,93 4.696 6,72 2.921 3,92 3 Tỷ lệ giữa số LĐ đã tham gia/phải tham gia 53,63 54,62 54,81 55,26 53,34 1,00 1,86 0,19 0,35 0,45 0,82 -1,93 -3,49

Trong năm 2020, do số lượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc tại thành phố Hạ Long tăng nhiều hơn số đã tham gia nên tỷ lệ giữa số lượng người lao động tham gia thực tế so với số lượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc của thành phố đã giảm đi.

Tỷ lệ số lượng người lao động đã tham gia trên số người phải tham gia BHXH bắt buộc của thành phố không cao là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, nhiều người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không muốn tham gia BHXH do xác định không làm việc lâu dài tại đơn vị nên không muốn đóng BHXH cho tốn kém chi phí.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do muốn giảm bớt chi phí nên chỉ ký hợp đồng lao động với những cán bộ chủ chốt để khai giảm số lao động phải đóng BHXH bắt buộc hoặc thậm trí không ký hợp đồng lao động với người lao động tại đơn vị mình.

Tóm lại, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc của thành phố chưa cao, điều này cũng cho thấy công tác quản lý đối tượng thu của BHXH Hạ Long còn nhiều bất cập và chưa thật sự hiệu quả.

b. Quản lý mức thu BHXH bắt buộc * Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc

Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc tại BHXH Hạ Long được thực hiện theo quy định hiện hành: Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc tính vào chi phí của đơn vị sử dụng lao động là 21,5% (17,5% BHXH; 3% BHYT và 1% BHTN) và khấu trừ vào lương của người lao động tham gia bảo hiểm là 10,5% (8% BHXH; 1,5% BHYT và 1% BHTN).

* Mức lương đóng BHXH bắt buộc

Việc quản lý mức lương đóng BHXH tại BHXH Hạ Long được chia thành 2 khu vực: Nhà nước và ngoài nhà nước.

Đối với các đơn vị HCSN, Đảng, đoàn thể, … trực thuộc nhà nước, mức lương để đóng BHXH bắt buộc được quy định cho từng chức danh công việc trong những thang bảng lương theo ngạch, bậc cụ thể, chi tiết. Trong đó, mỗi bậc lương được quy

định tương ứng với một hệ số lương cụ thể được áp dụng khi ký hợp đồng lao động hoặc ra quyết định tuyển dụng, nâng lương, … Với các đối tượng này, mức lương để đóng BHXH bắt buộc được tính bằng hệ số (bao gồm hệ số lương và hệ số các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương) nhân với mức lương cơ sở của Việt Nam.

Theo quy định hiện hành, mức lương cơ sở của Việt Nam áp dụng tại thời điểm này là: 1.490.000 đồng.

Đối với các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ngoài khu vực nhà nước, mức lương tối thiểu được sử dụng để đóng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể trong

Quyết định số 595/QĐ-BHXH, cụ thể như sau:

“Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm

Một phần của tài liệu LÊ ĐỨC ANH - 1906185003 - QLKTK1 (Trang 46 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)