5. Kết cấu luận văn
1.3.2. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan đầu tiên là nhận thức và ý thức trách nhiệm của người tham gia BHXH bắt buộc
Nhận thức và ý thức trách nhiệm của người tham gia BHXH bắt buộc là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả thu của BHXH bắt buộc. Nếu nhận thức, ý thức trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động cao họ sẽ nhận ra lợi ích to lớn của các chế độ BHXH và sẽ tự nguyện tham gia, tự nguyện chấp hành đầy đủ các quy định về thu BHXH. Điều này, giúp cơ quan BHXH có thể khai thác triệt để các đối tượng tham gia nhằm tăng nguồn thu cũng như hạn chế tối đa các hành vi gian lận, trốn đóng, nợ đọng BHXH.
Nhân tố chủ quan thứ hai là năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ thu BHXH
Năng lực tổ chức, quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ thu BHXH là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của mỗi địa phương. Khi năng lực đội ngũ cán bộ thu BHXH bắt buộc có trình độ chuyên môn cao, công tác tổ chức, điều hành, quản lý và sử dụng tiền thu sẽ đạt hiệu quả tốt, tình trạng nợ đọng hoặc bỏ sót nguồn thu sẽ giảm mạnh. Điều này sẽ góp phần nâng cao hơn nữa công tác quản lý thu BHXH của mỗi đơn vị.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH THÀNH PHỐ HẠ LONG, QUẢNG NINH 2.1. Giới thiệu tổng quan BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Giới thiệu chung về BHXH thành phố Hạ Long
Cơ quan BHXH thành phố Hạ Long là một đơn vị trực thuộc của BHXH tỉnh Quảng Ninh nên chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Ninh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND thành phố Hạ Long.
BHXH thành phố Hạ Long là một đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng. Theo phân công của BHXH tỉnh Quảng Ninh, BHXH thành phố Hạ Long thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc và tự nguyện trên địa bàn Hạ Long. Thực hiện công tác chi trả lương hưu và trợ cấp cho các đối tượng, tiếp nhận hồ sơ hưởng và thẩm định các chế độ hưởng BHXH ngắn hạn của các đơn vị quản lí;
Tổ chức kí hợp đồng và giám định khám chữa bệnh do BHXH tỉnh phân cấp.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của BHXH thành phố Hạ Long được tổ chức theo sơ đồ sau:
Nguồn: BHXH thành phố Hạ Long
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại BHXH Hạ Long
Phó giám đốc phụ trách thu BHXH Giám đốc Phó giám đốc phụ trách thu BHXH Bộ phận cấp số thẻ Bộ phận thu Bộ phận chính sách Bộ phận chi chế độ Bộ phận giá m định Bộ phận tài vụ
Chức năng, nhiệm cụ của từng bộ phận:
Giám đốc phụ trách chung công tác tổ chức, công tác chính sách, công tác chi trả chế độ và công tác tình hình kế toán.
Phó giám đốc phụ trách thu BHXH: Phụ trách chỉ đạo trực tiếp các chuyên viên thực hiện các hoạt động thu BHXH.
Phó giám đốc phụ trách chi BHXH: Phụ trách chỉ đạo trực tiếp các chuyên viên thực hiện các hoạt động chi BHXH.
Bộ phận cấp số thẻ có nhiệm vụ thực hiện công tác cấp thẻ BHXH và quản lý thẻ của các đối tượng tham gia BHXH.
Bộ phận cấp thu BHXH thực hiện thu BHXH của các đối tượng tham gia. Bộ phận chính sách có nhiệm vụ thực hiện tuyên truyền, phổ biến các chính sách về BHXH của Đảng và nhà nước.
Bộ phận tài vụ thực hiện các hoạt động tài chính, kế toán, thống kê tại đơn vị. Bộ phận chi BHXH có nhiệm vụ thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH theo quy định của nhà nước.
Bộ phận giám định y tế có nhiệm vụ thực hiện giám định y tế theo yêu cầu của các bộ phận có liên quan.
2.1.3. Kết quả hoạt động trong những năm gần đây
Kết quả hoạt động của BHXH Hạ Long được tập hợp trong bảng số liệu sau: Bảng 2.1. Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy:
Số người tham gia BHXH bắt buộc của thành phố Hạ Long tăng dần cả giai đoạn từ 2016-2020, cụ thể: Năm 2016, người tham gia BHXH bắt buộc của thành phố Hạ Long là: 31.924 người, năm 2017 là: 35.054 người, tăng 3.130 người, tương ứng tăng 9,80% so với năm 2016. Đến năm 2018, số người tham gia BHXH bắt buộc của Hạ Long tiếp tục tăng lên 41.227 người; năm 2019 cũng tăng so với năm 2018 là: 2.909 người, tương ứng tăng 7,59%. Nhưng đến năm 2020, số người tham gia BHXH bắt buộc của Hạ Long chỉ tăng nhẹ (tăng 120 người, tương ứng tăng 0,29%).
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017/2016 2018/2017 2019/2018 2020/2019
2016 2017 2018 2019 2020 +/- % +/- % +/- % +/- %
1 Số người tham gia BHXH bắt buộc người 31.924 35.054 38.318 41.227 41.347 3.130 9,80 3.264 9,31 2.909 7,59 120 0,29
2 Số người tham gia BHXH tự nguyện người 875 1.103 1.246 1.391 1.423 228 26,06 143 12,96 145 11,64 32 2,30
3 Tổng thu BHXH Trđ 231.578 256.771 285.999 315.407 320.261 25.193 10,88 29.228 11,38 29.408 10,28 4.854 1,54
4 Tổng chi BHXH Trđ 265.197 290.124 315.024 341.068 375.189 24.927 9,40 24.900 8,58 26.044 8,27 34.121 10,00
- Chi nguồn quỹ BHXH Trđ 214.173 234.137 248.973 271.004 300.592 19.964 9,32 14.836 6,34 22.031 8,85 29.588 10,92
- Chi nguồn NSNN Trđ 51.024 55.987 66.051 70.064 74.597 4.963 9,73 10.064 17,98 4.013 6,08 4.533 6,47
Sự biến động của số người tham gia BHXH tự nguyện tại thành phố cũng tương tự như BHXH bắt buộc, tức là cũng tăng cao vào 4 năm đầu nhưng lại chỉ tăng nhẹ vào năm cuối của giai đoạn phân tích, cụ thể:
Năm đầu của giai đoạn 2016-2020, số người tham gia BHXH tự nguyện của thành phố là: 875 người; năm 2017 là: 1.103 người; năm 2018 là người, tăng 143 người, tương ứng tăng 12,96% so với năm 2017. Số người tham gia BHXH tự nguyện của thành phố tiếp tục tăng lên là: 1.391 người vào năm 2019 và đạt giá trị cao nhất vào năm 2020: 1.423 người.
Sự biến động về số lượng người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện tại thành phố tăng mạnh trọng 4 năm 2016-2019 cho thấy cơ quan BHXH đã kết hợp với nhiều đơn vị khác trong việc tuyên truyền để mở rộng các đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của thành phố đã làm cho số lượng người tham gia BHXH tại thành phố trong năm 2020 tăng không đáng kể.
Tổng thu BHXH của thành phố tăng dần trong cả giai đoạn phân tích do số lượng đối tượng tham gia BHXH cũng tăng dần, cụ thể: Số tiền thu BHXH bắt buộc của thành phố đã tăng từ 231.578 triệu đồng vào năm 2016 lên đến 320.261 triệu đồng vào năm 2020.
Tương như như tổng thu BHXH, tổng chi BHXH của thành phố cũng tăng mạnh trong cả giai đoạn 2016-2020: Năm 2016, tổng số chi cho BHXH của Hạ Long là: 265.197 triệu đồng; năm 2017 là: 290.124 triệu động; năm 2018 là: 315.024 triệu đồng, tăng 24.900 triệu đồng, tương ứng tăng 8,58%.
Sang năm 2019, số chi cho BHXH của thành phố tiếp tục tăng và đạt mức: 341.068 triệu đồng; năm 2020 cũng tăng 34.121 triệu đồng, tức tăng 10,00% so với năm 2019.
Trong cơ cấu chi BHXH của thành phố Hạ Long, nguồn chi từ quỹ BHXH thường chỉ chiếm khoảng 80% tổng số chi, 20% còn lại để chi trả các chế BHXH phát sinh trong thành phố là do NSNN cấp.
Tóm lại, qua phân tích có thể thấy: Quy mô hoạt động BHXH tự nguyện và bắt buộc của thành phố ngày càng được mở rộng thể hiện bằng số lượng các đối tượng tham gia tăng, số tiền thu và chi cũng tăng theo.
2.2. Thực trạng về công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc
Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố hạ Long được thực hiện theo sơ đồ hình 2.1.
Nguồn: BHXH thành phố Hạ Long
Hình 2.2: Quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH Hạ Long
Bước 1: Đơn vị sử dụng lao động lập chứng từ nộp tiền rồi gửi BHXH Hạ Long. Bước 2: BHXH Hạ Long thẩm định, kiểm tra chứng từ và hoàn trả cho đơn vị sử dụng lao động.
Chứng từ nộp tiền (Mẫu 02a - TBH, Mẫu 03a)
Đơn vị sử dụng lao động
Sổ chi tiết theo dõi thu BHXH (Mẫu 07 – TBH)
Báo cáo thực hiện thu BHXH (Mẫu 09 – TBH)
Báo cáo thu BHXH (Mẫu 10 – TBH)
Báo cáo tổng hợp thu BHXH (Mẫu 11 – TBH)
Thông báo kết quả nộp BHXH (Mẫu 08 – TBH) Đơn vị sử dụng lao động Kế hoạch thu BHXH (Mẫu 13 – TBH) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (1)
Bước 3: BHXH Hạ Long căn cứ vào chứng từ nộp tiền của các đơn vị sử dụng lao động để ghi vào sổ chi tiết thu BHXH.
Bước 4, 5: BHXH Hạ Long tiến hành thông báo cho đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH.
Bước 6: BHXH Hạ Long tiến hành báo cáo thực hiện thu BHXH cho BHXH Quảng Ninh.
Bước 7, 8: BHXH Hạ Long căn cứ vào Sổ chi tiết theo dõi thu BHXH và Báo cáo thực hiện thu BHXH để lập báo cáo thu BHXH.
Bước 9: BHXH Hạ Long tiến hành lập báo cáo tổng hợp thu BHXH căn cứ vào báo cáo thu BHXH.
Bước 10, 11: BHXH tỉnh Quảng Ninh tiến hành thẩm định báo cáo thu BHXH, báo cáo tổng hợp thu BHXH do BHXH Hạ Long nộp.
Bước 12: BHXH Hạ Long tiến hành lập kế hoạch thu BHXH cho năm sau căn cứ vào báo cáo tổng hợp thu BHXH và tình hình thực tế,.
2.2.2. Quản lý đối tượng và mức thu BHXH bắt buộc
a. Quản lý đối tượng thu BHXH bắt buộc
Đối tượng thu BHXH bắt buộc bao gồm người lao động và sử dụng lao động trên mỗi địa bàn, đây là yếu tố cơ bản quyết định đến kết quả thu BHXH của mỗi địa bàn. Nếu quản lý tốt các đối tượng thu BHXH bắt buộc sẽ giúp cho các cơ quan BHXH tăng được nguồn thu và từ đó hạn chế được gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước.
Muốn quản lý tốt công tác thu BHXH bắt buộc đòi hỏi các cơ quan BHXH phải thường xuyên theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình biến động của các đối tượng thu, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trong giai đoạn 2016-2020, với nhiều chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp được thành
lập nên đã thu hút được rất nhiều lao động có tay nghề từ các nơi về làm việc tại Quảng Ninh. Nắm bắt được xu hướng phát triển, BHXH Hạ Long đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để quản lý và phát triển các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố, cụ thể:
Đầu tiên, BHXH Hạ Long phối kết hợp với các cơ quan ban ngành của thành phố để rà soát, thống kê và cập nhật kịp thời tình hình biến động của đơn vị sử dụng lao động, số lao động để có kế hoạch phù hợp cho việc mở rộng quy mô các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn.
Sau đó, BHXH Hạ Long đã kết hợp với tổ chức Công đoàn và các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền các chính sách về BHXH của Nhà nước để người lao động, người sử dụng lao động hiểu rõ lợi ích, quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc tham gia BHXH bắt buộc.
Kết quả quản lý các đơn vị sử dụng lao động của thành phố trong giai đoạn 2016-2020 được thống kê trong bảng số liệu 2.2. Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy:
Tổng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố biến động tăng dần với tốc độ tăng tương đối cao trong 4 năm đầu của giai đoạn phân tích (2016-2019). Tuy nhiên, đến năm 2020 số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành chỉ tăng nhẹ so với năm 2019 là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng nặng chỉ hoạt động cầm chừng, cụ thể:
Tổng số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố năm 2016 là: 1.345 đơn vị; năm 2017 đã tăng lên 1.587 đơn vị; năm 2018 tiếp tục tăng lên đến 1.957 đơn vị, tăng 370 đơn vị, tương ứng tăng 23,31% so với năm 2017. Sang năm 2019, số lượng này tiếp tục tăng thêm 359 đơn vị, hay tăng 18,34% so với năm 2018. Nhưng trong năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid, số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố chỉ tăng 37
Bảng 2.2: Số lượng đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020
ĐVT: Đơn vị
TT Chỉ tiêu Năm 2017/2016 2018/2017 2019/2018 2020/2019
2016 2017 2018 2019 2020 +/- % +/- % +/- % +/- %
1 DN nhà nước 76 76 75 73 68 0 0,00 -1 -1,32 -2 -2,67 -5 -6,85
2 DN có vốn đầu tư nước ngoài 48 57 69 82 83 9 18,75 12 21,05 13 18,84 1 1,22
3 DN ngoài quốc doanh 682 852 1.149 1.423 1.445 170 24,93 297 34,86 274 23,85 22 1,55
4 Đơn vị HCSN, Đảng, đoàn thể 257 263 267 273 275 6 2,33 4 1,52 6 2,25 2 0,73 5 Hợp tác xã 35 49 61 79 85 14 40,00 12 24,49 18 29,51 6 7,59 6 Xã, phường, thị trấn 27 28 29 31 33 1 3,70 1 3,57 2 6,90 2 6,45 7 Hộ SXKD 48 67 88 106 107 19 39,58 21 31,34 18 20,45 1 0,94 8 Các đối tượng khác 172 195 219 249 257 23 13,37 24 12,31 30 13,70 8 3,21 Cộng 1.345 1.587 1.957 2.316 2.353 242 17,99 370 23,31 359 18,34 37 1,60
Trong cơ cấu các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 50% tổng số đơn vị tham gia, tỷ trọng này có xu hướng tăng dần vào những năm sau của giai đoạn (tăng từ 50,71% vào năm 2016 đến 61,44% vào năm cuối của giai đoạn năm 2020).
Khối các đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể là nhóm có tỷ trọng cao thứ hai trong tổng số các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc và tiếp đến là nhóm các đối tượng khác.
Các đối tượng hợp tác xã và hộ gia đình sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại tăng rất nhanh cho thấy đối tượng này ngày càng quan tâm đến việc tham gia BHXH bắt buộc.
Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHXH thành phố Hạ Long cũng trú trọng quản lý hiệu quả người lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn. Số lượng người lao động tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2016-2020 được tập hợp trong bảng 2.3.
Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy: Tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc trên thành phố Hạ Long trong giai đoạn đã tăng từ 31.924 người lên đến 41.227 người.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid số lượng doanh nghiệp thành lập mới không nhiều, các doanh nghiệp đang tham gia BHXH bắt buộc cũng bị ảnh hưởng lớn nên cũng hạn chế tuyển mới lao động. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH bắt